Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp. Đây là bệnh lý mạn tính do rối loạn hệ miễn dịch gây ra. Bệnh càng tiến triển nặng thì các hệ xương, khớp, càng bị phá hủy nhiều, hơn nữa còn gặp những tổn thương khác trên cơ thể như mắt, da, tim, phổi, mạch máu,… Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần đi khám và điều trị tích cực để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

1. Viêm khớp dạng thấp do nguyên nhân nào?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh do rối loạn hệ miễn dịch gây ra khiến cơ thể tự tấn công vào các mô xương - khớp. Khác với các bệnh viêm xương khớp khác thường phát triển từ viêm, mòn xương khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc khớp gây xói mòn, biến dạng khớp nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh rối loạn tự miễn

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khá phổ biến, nhất là ở đối tượng từ 20 - 40 tuổi và nữ giới chiếm số đông hơn so với nam giới. Bệnh tiến triển gây nhiều hậu quả nặng nề cho xương khớp cũng như sức khỏe, lại không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần phát hiện, điều trị tích cực từ sớm.

Cơ chế dẫn đến viêm khớp dạng thấp do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch đã được xác định, song nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết đến. Các nhà khoa học cho rằng, yếu tố di truyền liên quan đến một số gen đặc biệt khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, ngoài ra nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân dễ gây khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp làm tổn thương xương khớp nghiêm trọng

2. Giai đoạn tiến triển của viêm khớp dạng thấp

Theo thời gian, nếu không được điều trị tốt, viêm khớp dạng thấp sẽ tiến triển nặng dần, gây tổn thương nghiêm trọng và triệu chứng cũng xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể 4 giai đoạn tiến triển của viêm khớp dạng thấp xảy ra như sau:

2.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch chưa tấn công nhiều gây hậu quả nghiêm trọng cho niêm mạc khớp. Người bệnh mới chỉ bị viêm màng trên khớp dẫn đến đau, sưng khớp không thường xuyên. Các tế bào miễn dịch tập trung nhiều ở vùng xương khớp bị viêm nhiễm khiến lượng tế bào này trong dịch khớp tăng cao.

2.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh viêm khớp dạng thấp được đánh giá đã gây những hậu quả nhất định cho hệ thống xương khớp và sức khỏe. Lúc này, tình trạng viêm trong mô đã xuất hiện và có dấu hiệu lan rộng. Cùng với đó, mô xương phát triển sẽ ảnh hưởng tới không gian khoang khớp và trên sụn, từ đó phá hủy sụn khớp.

Hậu quả là các khớp cũng thu hẹp dần do sụn mất đi, song chưa dẫn đến dị dạng khớp.

2.3. Giai đoạn 3

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 là giai đoạn nặng, khi sụn khớp đã bị mất đi khiến các khớp tổn thương nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh giai đoạn này xuất hiện rõ ràng, nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh như: đau khớp, sưng tấy khớp, cứng khớp, hạn chế vận động,…

Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 dẫn đến thay đổi cấu trúc xương khớp

Thậm chí, viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 còn dẫn tới suy nhược cơ thể, teo cơ, xuất hiện những nốt sần dị dạng ở khớp.

2.4. Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm đã giảm đi nên người bệnh thấy ít sưng đau hơn. Tuy nhiên tổn thương xương khớp đã không thể phục hồi, các mô xương và xương chùng hình thành gây biến dạng khớp, ngừng chức năng khớp.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp theo từng giai đoạn tiến triển là khác nhau, đây cũng là thông tin quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm từ giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể kiểm soát làm chậm tiến triển bệnh, bảo vệ cấu trúc xương khớp tốt hơn.

3. Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn, bác sĩ chỉ định điều trị với các phương pháp hỗ trợ nhằm: cải thiện triệu chứng, giảm tổn thương xương khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các nghiên cứu đã chứng minh, điều trị sớm sử dụng thuốc chống thấp khớp đem lại hiệu quả kiểm soát bệnh tốt, người bệnh gặp ít đau đớn và duy trì chức năng khớp tốt hơn.

Tùy vào tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp sau đây được chỉ định:

Viêm khớp dạng thấp thường được chỉ định điều trị bằng thuốc

3.1. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ bệnh và triệu chứng mà các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sau được chỉ định:

  • Thuốc chống viêm không Steroid NSAID: tác dụng giảm đau, giảm viêm tốt như Naproxen, Ibuprofen,…

  • Thuốc Corticosteroid: tác dụng giảm đau, giảm viêm, làm chậm tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp, điển hình như prednisone.

  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh: tác dụng làm giảm tiến triển của viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn để duy trì chức năng và hoạt động của khớp.

  • Thuốc sinh học: có công dụng sửa đổi phản ứng sinh học, được chỉ định khi các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp trên không có hiệu quả tốt.

3.2. Phẫu thuật

Nếu không đáp ứng điều trị tốt với thuốc, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để khắc phục, sửa chữa lại những tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp. Từ đó giúp khôi phục chức năng khớp, giảm đau hiệu quả.

Các phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm: Phẫu thuật nội soi loại bỏ lớp lót khớp bị viêm, phẫu thuật chỉnh trục, sửa chữa gân, thay thế toàn bộ khớp,…

Phẫu thuật được thực hiện khi viêm khớp dạng thấp nặng, không đáp ứng với thuốc

3.3. Điều trị hỗ trợ

Ngoài hai phương pháp chính điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cũng được hướng dẫn các biện pháp điều trị hỗ trợ sau nhằm cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế tổn thương như:

  • Dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại, giảm gánh nặng cho khớp.

  • Bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng xương khớp.

  • Tập vận động chống co rút gân, teo cơ, dính khớp.

Như vậy, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, khó điều trị do rối loạn hệ miễn dịch tự tấn công vào màng lót khớp. Nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý này cũng chưa được xác định nên rất khó để phòng ngừa, cách tốt nhất là đi khám khi có dấu hiệu bệnh hoặc sàng lọc sớm khi gia đình có người mắc bệnh.

Điều trị từ sớm giúp kiểm soát triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn, người bệnh cũng duy trì được chức năng xương khớp tốt trong thời gian dài. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ

Viêm khớp dạng thấp là bệnh rất thường gặp với những người ở tuổi trưởng thành. Bệnh gây đau nhức và làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe của người mắc phải. Để chữa viêm khớp dạng thấp một cách triệt để, người bệnh phải tìm đúng giải pháp và kiên trì điều trị.

1. Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những biểu hiện của bệnh xương khớp do triệu chứng gần giống nhau. Vậy thực chất bệnh này là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Đây còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Là bệnh lý hình thành do chế độ tự miễn của cơ thể gây ra, khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô tại niêm mạc khớp. Biểu hiện ban đầu là gây sưng đau cho người bệnh, lâu dần các niêm mạc khớp bị tổn thương dẫn đến xói mòn và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp rất thường gặp ở những người ở lứa tuổi từ 20 - 40 tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, nhất là khả năng vận động của người bệnh. Vì vậy, việc chữa viêm khớp dạng thấp phải được thực hiện ngay từ sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây nhiều đau đớn cho người bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh gây ra bởi chế độ tự miễn trong cơ thể mỗi người nên cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng dạng thấp. Nhưng y học cũng chỉ ra rằng, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân đáng quan tâm. Một số gien di truyền dù không trực tiếp gây bệnh nhưng sẽ khiến người mang gien nhạy cảm hơn với những tác động từ bên ngoài. Từ đó mà dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công hơn và là yếu tố khởi phát bệnh.

2. Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng theo mức độ tiến triển của bệnh như sau:

Giai đoạn I:

Người bệnh có cảm giác đau khớp và thấy sưng ở khớp do lúc này đã có biểu hiện viêm ở màng khớp. Đây là thời điểm mới phát hiện nên cần được áp dụng các biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.

Chữa viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả tốt phải từ giai đoạn sớm

Giai đoạn II:

Mức độ đau khớp tăng lên nhiều do sự gia tăng của tình trạng viêm. Mức độ viêm nặng hơn, lan truyền đến các mô, đang dần phá hủy sụn khớp, các khớp bị thu hẹp dần do mất sụn.

Giai đoạn III:

Lúc này bệnh nhân đã bị đau nặng, chức năng vận động bị hạn chế nhiều, cơ bị teo, phần khớp có các nốt sần dị dạng. Do lớp sụn bị mất đi khiến xương bị lộ ra dưới khớp, người bệnh di chuyển khó khăn do xương chạm vào nhau gây đau buốt.

Giai đoạn IV:

Ở giai đoạn này, tình trạng viêm đã giảm và hình thành các mô xơ, xương chùng khiến chức năng khớp bị ngừng lại. Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp lúc này không còn tác dụng.

Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp là sưng, đau ở các khớp, xơ cứng khớp. Đau nhất là lúc mới ngủ dậy, ngồi quá lâu. Cũng có trường hợp kèm theo các biểu hiện khác như: gặp các vấn đề về mắt, cơ thể mệt mỏi, có nhọt ở chân, sốt cao, sức khỏe yếu. Nặng nhất là tình trạng biến dạng khớp, chức năng khớp không còn hoạt động.

Nếu chữa viêm khớp dạng thấp không kịp thời có thể gây dị dạng khớp, mất chức năng khớp

3. Những người có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng thực tế có một số đối tượng sau dễ bị bệnh này:

  • Phụ nữ dễ bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.

  • Những người có người trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp cũng dễ bị di truyền căn bệnh này.

  • Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Người sống ở môi trường kém chất lượng như: môi trường có thể phơi nhiễm amiăng, silica. Nhân viên cứu hộ làm việc ở những môi trường ô nhiễm, khói bụi hóa học.

  • Người thừa cân, béo phì, nhất là phụ nữ từ 20 - 55 tuổi.

4. Các biện pháp chữa viêm khớp dạng thấp

Cho đến nay, y học vẫn chưa có giải pháp nào chữa viêm khớp dạng thấp triệt để và khỏi hoàn toàn. Mà chỉ áp dụng những phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh và giữ cho người bệnh có thể duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường. Hiện nay, bệnh viêm khớp đang được điều trị bằng những phương pháp sau:

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để điều trị. Thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ được chỉ định dùng những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): giúp giảm đau kháng viêm.

  • Các loại thuốc Corticosteroid: ví dụ như prednison có tác dụng làm giảm viêm, giảm đau và làm chậm tổn thương khớp. Nhưng thuốc có thể gây tác dụng phụ: loãng xương, tăng cân, tiểu đường.

  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh, bảo vệ các mô khác khỏi sự tổn thương. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ về tổn thương gan, nhiễm trùng phổ, ảnh hưởng đến tủy xương,...

  • Thuốc sinh học: bao gồm các loại thuốc như Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, ức chế tế bào T. Nhóm thuốc này hiện đang được áp dụng chữa viêm khớp dạng thấp cho nhiều ca bệnh khó.

Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp không giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn

Phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp bệnh nhân điều trị viêm khớp dạng thấp không đáp ứng các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tác động để điều trị với những phương pháp sau:

Phẫu thuật nội soi: áp dụng với những trường hợp viêm ở hông, cổ tay, ngón tay, đầu gối. Phẫu thuật nhằm loại bỏ lớp lót bị viêm trên khớp, sửa chữa các đường gân bị lỏng hoặc vỡ.

Phẫu thuật chỉnh trục: áp dụng cho những trường hợp không thay khớp. Phẫu thuật kiểu nối cầu chì để điều chỉnh lại sự ổn định của khớp và giảm đau cho người bệnh.

Thay thế toàn bộ khớp: Đây là giải pháp được áp dụng cho những trường hợp các mô sụn khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng hoặc mất chức năng. Phẫu thuật nhằm loại bỏ các bộ phận này và thay thế bằng cách chèn một bộ phận giả khác bằng kim loại hay nhựa.

Một số biện pháp hỗ trợ khác

Với những trường hợp bệnh chưa tiến triển quá nặng hoặc sau khi đã trải qua đợt điều trị thì sẽ phải được áp dụng những biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp này không có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khỏi hẳn nhưng hỗ trợ bệnh nhân duy trì sức khỏe và khả năng vận động. Theo đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần duy trì những phương pháp sau:

  • Luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm chống co rút gân, tránh teo cơ, luyện tập ngay khi bệnh đau khớp có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Tập bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu.

  • Tắm suối khoáng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Các giải pháp chữa viêm khớp dạng thấp trên không thể giúp cho người bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân cần xác định tinh thần sống chung với căn bệnh mà mình mắc phải. Do vậy, cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập điều độ để duy trì tốt tình trạng sức khỏe sau mỗi đợt điều trị bệnh.

Nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn đừng nên chủ quan, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay. Hiện nay, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể cân nhắc khi có nhu cầu khám và điều trị bệnh về xương khớp. Để được vấn và đặt lịch khám, bạn hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56, các nhân viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ kịp thời và chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề