Tại sao noel phải có cây thông

Cây thông Noel luôn gắn liền với mỗi dịp Giáng Sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn thắc mắc không biết ý nghĩa của nó là gì? Hãy cùng VinID tìm hiểu về ý nghĩa cây thông Noel và tại sao cây thông lại trở thành biểu tượng của dịp Giáng Sinh nhé!

1. Nguồn gốc cây thông Giáng sinh

Theo ghi chép, cây thông Noel được bắt nguồn từ phong tục đốt cháy một khúc gỗ trong 12 giờ trước điểm Đông chí của người Celt cổ đại, nhằm tượng trưng cho sự may mắn và năm mới thịnh vượng.

Phong tục này xuất hiện ở một số tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại trước khi đạo Thiên Chúa ra đời. Sau đó, thay vì đốt cháy khúc gỗ, họ sử dụng cây xanh, trang trí thêm những chiếc đèn có dạng cây nến nhỏ, nên cây Giáng sinh ra đời. 

Cây Giáng sinh ban đầu thường là một cây thường xanh: cây thông, cây tầm gửi vì hai loài cây này tượng trưng cho sự sinh sôi.

Cây thông Noel bắt nguồn từ phong tục đốt cháy khúc gỗ của người Celt cổ đại

Giáng sinh là dịp lễ có mối liên hệ mật thiết với hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày Đông chí 21 hoặc 22/12. Đây là thời điểm có đêm dài nhất trong năm, nên khoảnh khắc “ánh sáng đang đến” được mọi người ca tụng và tôn kính. 

Sau Đông chí, ánh sáng vào ban ngày sẽ nhiều hơn, như một lời hứa hẹn cho mùa xuân bội thu đang tới.

2. Câu chuyện truyền thuyết về cây thông

Theo truyền thuyết, vào một đêm Noel, có một người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà, thì gặp một đứa bé bị lạc đang lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ nhưng ông vẫn giúp đỡ đứa trẻ và cho cậu bé một chút thức ăn, và đưa cậu về nhà ông nghỉ ngơi.

Hôm sau, khi thức dậy, người tiều phu thấy một cây thông đẹp lộng lẫy đang để ở ngoài cửa. Lúc này, ông mới biết đứa trẻ đó chính là Chúa đã cải trang và tặng ông cây thông như món quà nhỏ cho lòng tốt và sự nhân hậu của ông.

Cây thông tượng trưng cho lòng tốt và sự nhân hậu

Cũng có người kể rằng, ở thế kỷ thứ 8, vị thánh Boniface – một giáo sĩ người Anh, khi trên đường sang Đức để truyền bá đạo Cơ đốc đã tặng cho thành phố Geismar một cây thông để tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới. 

Sau khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ đã chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ đến vị thánh Boniface.

Thánh Boniface trên đường sang Đức còn tình cờ bắt gặp một nhóm người đang vây quanh một cây sồi lớn và đang dùng một đứa trẻ nhỏ tế thần. Để cứu đứa trẻ, thánh Boniface đã xô ngã cây sồi chỉ bằng một quả đấm. 

Nơi đó sau này đã mọc lên một cây thông nhỏ. Boniface nói với nhóm người đó rằng, cây thông là biểu tượng của sự sống, nó tượng trưng cho sự cuộc sống vĩnh hằng của Chúa để cứu thế.

Cây thông tượng trưng cho sự sống vĩnh hằng

3. Ý nghĩa cây thông Noel

Cây thông Noel được ví như cây phục sinh. Nó tượng trưng cho sự sống mạnh mẽ, vượt qua tất cả trở ngại, có khả năng xua đuổi tà ma để mang lại cuộc sống phồn vinh, no ấm cho mọi người. 

Cây thông sống trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nhất. Dù có lạnh giá đến đâu nó vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, xanh tươi và mang một màu xanh vĩnh cửu. Vậy nên, cây thông được xem là biểu tượng sự sống của người cổ đại.

Người ta còn xem cây thông như biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc. Vì vậy, nó trở thành biểu tượng và được hầu hết mọi người sử dụng để trang trí mỗi dịp Giáng Sinh đến.

Cây thông Noel tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, may mắn, hạnh phúc

Trên đây là những chia sẻ cảu VinID về ý nghĩa cây thông Noel và lý do tại sao cây thông lại trở thành biểu tượng của lễ Giáng Sinh. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết hay về Noel tại //vinid.net/tag/noel/ nhé!

>>> Cách làm cây thông Noel handmade đẹp lung linh <<<

Từ "Christmas tree" - cây giáng sinh, cây Noel - được mặc định là cây thông. Loài thực vật này là biểu tượng của Noel, gắn liền với dịp lễ này. Việc trang trí giáng sinh không thể thiếu hình tượng cây thông.

Vậy tại sao chỉ cây thông được chọn trang trí Noel mà không phải loài cây khác? Điều này bắt nguồn từ đặc tính của thông cũng như màu xanh bền bỉ của nó. Theo quan niệm của người phương Tây, màu xanh tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Cây thông xanh tốt quanh năm, ngay cả trong mùa đông lạnh giá, tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và trường tồn. Ở nhiều quốc gia, người ta còn tin rằng màu xanh của cây thông giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.

Một truyện cổ phương Tây kể, xưa, vào một đêm Noel, người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ, ông vẫn cho đứa bé thức ăn và chỗ ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy, thấy một cây thông tuyệt đẹp mọc trước cửa, ông hiểu ra đứa trẻ chính là Chúa cải trang để thử lòng và cây thông là phần thưởng cho lòng tốt của ông.

Cây thông Noel trở thành biểu tượng phổ biến trên toàn thế giới.

Một truyền thuyết kể, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface (giáo sĩ người Anh) khi sang Đức truyền đạo đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương và tín ngưỡng mới. Khi chấp nhận Cơ đốc giáo, người Đức chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ thánh Boniface. 

Câu chuyện về vị thánh này có dị bản như sau: Trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface nhìn thấy một nhóm người vây quanh cây sồi lớn, chuẩn bị đem một đứa trẻ ra tế thần. Để cứu đứa trẻ, Boniface hạ gục cây sồi chỉ bằng một cú đấm. Tại nơi đó mọc lên một cây thông nhỏ. Ông nói với nhóm người kia rằng đây là cây của sự sống, tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

Nhiều học giả tin rằng, việc dùng cây thông làm cây giáng sinh bắt nguồn từ các vở kịch thời Trung cổ, hầu hết lấy chủ đề từ Kinh Thánh, phục vụ nhà thờ. Cuối thời Trung cổ, các buổi diễn kịch có không khí cởi mở hơn, nhiều người quan điểm đêm Giáng sinh cũng được coi là ngày lễ của Adam và Eva. Trong một số cảnh, hình ảnh cây thông treo đầy trái cây được coi là tượng trưng cho vườn địa đàng, và nó còn được gọi là "cây thiên đường". 

Đến thế kỷ thứ 16, tục trang trí cây thông Noel mới phổ biến ở Đức, nơi được coi là nước đầu tiên của châu Âu có phong tục trang trí Giáng sinh bằng cây thông. 

Vào giữa thế kỷ 19, cây thông Noel mới bắt đầu phổ biến ở Anh. Năm 1841, Nữ hoàng Victoria và chồng là Albert trang trí cây giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windsor bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, trái cây. Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh cũng "bắt chước" họ. Dần dần, phong tục này lan rộng ra các tầng lớp, đến khắp các vùng thuộc địa của Anh và những xứ sở khác.

Ở Mỹ, cây thông Noel đầu tiên xuất hiện vào những năm 1830 do những người Đức nhập cư ở Pennsylvania mang đến. Suốt mấy chục năm, hầu hết người Mỹ coi cây giáng sinh là điều kỳ cục. Đến thập niên 1890, nhiều đồ trang trí được nhập từ Đức tới, và cây thông Noel trở nên phổ biến tại Mỹ, Canada.

Vân Anh(Tổng hợp)

Song Minh   -   Chủ nhật, 22/12/2019 14:00 (GMT+7)

Ảnh: Getty Images

Đã từ lâu màu xanh và những mầm cây tươi mới được coi là biểu tượng của sự sống. Vào mùa đông lạnh giá trong dịp Giáng sinh, trong khi mọi cây cối đều khô héo thì riêng cây thông vẫn xanh tươi. Vì vậy, người cổ đại coi thông là loại cây phục sinh.

Có nhiều mối liên hệ thú vị giữa cây thông với các truyền thống cổ đại như phong tục ở Ai Cập và La Mã. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều chỉ ra rằng cây thông Noel có nguồn gốc từ Đức.

Truyền thuyết kể lại rằng, năm 722, thánh Boniface, vị tông đồ người Đức bắt gặp một số người theo tà đạo định tế sống một đứa trẻ dưới gốc cây sồi thần linh khổng lồ và già nua ở Geismar. Ngài đã chặt cây sồi để ngăn cản để sau đó từ gốc sồi mọc lên một cây thông. Ngài nói rằng cây thông xanh đáng yêu với các nhánh hướng lên trời là một cây thánh, cây của chúa Jesus.

Vào thời Trung cổ, cây thông còn được gọi là cây thiên đường, cũng được coi là biểu tượng của ngày hội Adam và Eva vào ngày 24.12. Điều này giải thích vì sao người ta còn trang trí cây thông những trái táo đỏ, biểu tượng cho tình yêu của Adam và Eva.

Vào những năm 1840-1850, Nữ hoàng Anh Victoria và Hoàng tử Albert đã khiến cây thông Noel phổ biến ở Anh. Hoàng tử Albert đã trang trí một cây thông và kể từ đó người Anh, vì tình yêu của họ dành cho Nữ hoàng, đã sao chép phong tục Giáng sinh của Người, gồm cả cây thông Noel và các đồ trang trí.

Một câu chuyện khác về nguồn gốc của cây Giáng sinh nói rằng vào cuối thời Trung cổ, người Đức và người Scandinavia thường để cây thông trong nhà của họ hoặc ngay bên ngoài cửa để thể hiện hy vọng rằng mùa xuân sẽ đến sớm.

Một truyền thuyết khác chưa được chứng minh là Martin Luther là người “phát minh” ra cây thông Noel. Chuyện kể rằng vào một đêm Giáng sinh, khoảng năm 1500, Martin Luther đi bộ qua khu rừng phủ đầy tuyết và bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của những cây tuyết lấp lánh. Cành cây của chúng, phủ đầy tuyết, lung linh dưới ánh trăng.

Khi về đến nhà, ông dựng một cây linh sam nhỏ và chia sẻ câu chuyện với các con. Ông trang trí cây Noel bằng những ngọn nến nhỏ mà ông thắp lên để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus.

Nghiên cứu về phong tục của các nền văn hóa khác nhau cho thấy cây thông được đưa vào nhà vào thời điểm đông chí. Nó tượng trưng cho cuộc sống ở giữa cái chết trong nhiều nền văn hóa. 

Người La Mã được biết đến với những ngôi nhà trang trí cây thông trong ngày 15.1 theo lịch La Mã cổ đại. 

Dù với bất cứ truyền thuyết thì Giáng sinh là ngày sinh của Chúa Jesus và nguồn gốc của cây thông Noel có như thế nào cũng không thể thay đổi thực tế đó.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ đề