Chữa ù tai ở đâu

Có hai dạng ù tai thường gặp bao gồm ù tai cơ học và ù tai thần kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, ù tai là tình trạng tai xuất hiện âm thanh không mong muốn có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận mà người khác không thể nghe được. Phần lớn những âm thanh ù tai đơn âm nhưng cũng có thể là phức âm như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu hoặc tiếng chuông reo.

Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung

Phân loại theo cơ chế sinh bệnh, chứng ù tai được chia làm hai loại chính như sau:

Là tình trạng xuất hiện các âm thanh từ trong tai hay các cơ quan lân cận. Ù tai cơ học được chia nhỏ thành hai loại bao gồm ù tai chủ quan (chỉ có bệnh nhân nghe được) và ù tai khách quan (cả bệnh nhân và người khác đều nghe được).

Nguyên nhân được xác định là do bất thường mạch máu bao gồm: Bất thường động tĩnh mạch – Phình mạch; tiếng rung tĩnh mạch, hở xương vịnh cảnh, hội chứng Eagle, u cuộn cảnh hoặc cuộn nhĩ.

Nguyên nhân thứ 2 là do vấn đề thần kinh cơ bao gồm: Co thắt cơ khẩu cái; co thắt cơ bàn đạp; co thắt cơ căng màng nhĩ; rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, ù tai cơ học còn có các nguyên nhân khác chẳng hạn như: Dãn rộng vòi nhĩ, bệnh rối loạn chức năng vòi – viêm nhiễm tại chỗ…

Có nguồn gốc thần kinh xuất phát từ hệ thống thính giác hoặc vỏ não thính giác. Ù tai thần kinh cũng được chia thành ù tai có nguồn gốc từ thần kinh trung ương và ù tai có nguồn gốc từ thần kinh ngoại biên.(1)

Nguyên nhân gây ù tai thần kinh có thể do các vấn đề về dây thần kinh ngoại biên, ống tai ngoài, tai giữa, ốc tai, trung ương, thần kinh thính giác hoặc từ các đường dẫn truyền thần kinh trung ương – vỏ não.

Bác sĩ Hằng cho biết, tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh bao gồm:

    • Bệnh sử: tuổi, thời gian khởi phát ù tai, kiểu tiến triển của ù tai, tiền sử gia đình và các triệu chứng nghe hoặc các triêu chúng tiền đình kèm theo như nghe kém, đầy tai, chóng mặt.
    • Tính chất ù tai: Cần xác định vị trí ù tai ở trong đầu, một bên hay hai bên; cao độ, âm đơn hay âm phức, tiếng ù đều đều, theo nhịp mạch, tiếng lích rích hay như tiếng thổi; cường độ, mức độ gây khó chịu, ảnh hưởng của môi trường, liên tục hay ngắt quãng.(3)
    • Các triệu chứng kèm theo: Chảy dịch tai, tiếp xúc với tiếng ồn, chấn thương đầu, sử dụng các loại thuốc gây hại cho tai.
    • Khám lâm sàng: Cần khám lâm sàng tai – thần kinh toàn diện kết hợp với đánh giá chức năng tai.
    • Đo thính học: kiểm tra thính lực đồ, chức năng thông khí vòi nhĩ.
    • Hinh ảnh học: Cần chụp cắt lớp xương thái dương có và không có tiêm thuốc, chụp mạch não đồ.
    • Xét nghiệm huyết học: Bao gồm xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu và xét nghiệm chức năng tuyến giáp để biết người bệnh có bị bệnh cường giáp hoặc suy giáp hay không.
    • Tác nhân dị ứng: Cần đánh giá được tình trạng dị ứng của bệnh nhân bằng cách kiểm tra xem chất dị ứng trong thức ăn, khí thở hoặc môi trường sống. Đồng thời cần đánh giá tình trạng tăng áp lực mê nhĩ bằng cách sử dụng các nghiệm pháp khác.

Tất cả các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng phải được khai thác và ghi nhận kỹ lưỡng để phục vụ cho việc chẩn đoán ù tai

Tổ chức toàn cầu về Khiếm thính ước tính có tới 1% người lớn mắc chứng ù tai bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nói chung.(2)

Theo bác sĩ Hằng chứng ù tai không phải là bệnh lý ác tính nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ, khả năng nghe, khả năng giao tiếp do mất tập trung. Thậm chí ù tai còn có thể gây ra nỗi sợ hãi mơ hồ khiến người bệnh trầm cảm kéo dài… do đó cần điều trị bệnh càng sớm, càng tốt. Phẫu thuật hoặc phương pháp nội khoa có thể giúp điều trị dứt điểm chứng ù tai.

Bác sĩ Hằng cho biết, có nhiều phương pháp phẫu thuật có thể giúp điều trị bệnh ù tai. Các dạng ù tai thường được chỉ định phẫu thuật chủ yếu có nguồn gốc cơ học hoặc có nguyên nhân từ các khối choán chỗ trong góc cầu – tiểu não, u tân sinh của thùy thái dương hoặc do điếc dẫn truyền.

  • Các phẫu thuật giảm áp túi nội dịch trong tai
  • Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình
  • Phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm

Người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi của tai

Bác sĩ Hằng cho biết, trong điều trị nội khoa các phương pháp thường được phân làm hai loại chính bao gồm: Các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.

    • Các thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương
    • Các thuốc kháng histamin và thuốc giảm phù nề
    • Các thuốc an thần ức chế thần kinh trung ương

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu tình trạng ù tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách tự khắc phục để bớt đi cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Những mẹo này bao gồm:

1. Giảm tiếp xúc với những âm thanh lớn

Việc giảm tiếp xúc với âm thanh lớn có thể cải thiện chứng ù tai và tránh được những diễn tiến nặng hơn. Một số gợi ý cho việc này là:

  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn lớn
  • Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn bằng các thiết bị chống ồn như dùng nút tai…
  • Nếu làm việc trong môi trường ồn ào thì cứ sau 15 – 20 phút, nên đi ra một chỗ yên tĩnh nào đó để đôi tai có cơ hội được nghỉ ngơi.
  • Nếu sử dụng tai nghe, hãy giảm âm lượng và không sử dụng chúng trong thời gian quá 60 phút.

2. Trị ù tai bằng cách sử dụng tiếng ồn trắng

Bạn có thể chữa ù tai bằng cách sử dụng quạt hoặc một dạng tiếng ồn “lành mạnh” khác như: băng ghi âm tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng sóng biển hoặc nhạc không lời để phần nào lấn át tiếng kêu trong tai. Biện pháp này sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi bạn ở trong môi trường yên tĩnh.

3. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các chuyên gia thính học khuyên người bị ù tai nên hỗ trợ sức khỏe của đôi tai bằng cách bổ sung axit béo omega-3 và vitamin D (thường được tìm thấy trong cá). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, người có thói quen ăn cá mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ ù tai kéo dài.

Ngoài ra, cải bó xôi, đậu, bông cải xanh và các loại hạt cũng được khuyến khích sử dụng để giúp trị ù tai. Nguyên do là trong các thực phẩm này có chứa chất chống oxy hóa và axit folic. Những chất này có thể giúp giảm số lượng các gốc tự do hình thành trong cơ thể vì nó một trong các nguyên nhân gây ù tai.

Mời bạn tham khảo bài viết: Top 8 nguồn cung cấp vitamin D có lợi cho sức khỏe

4. Tập luyện thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng, thói quen ăn ngủ điều độ đi kèm với liệu trình thư giãn sẽ giúp cho các mạch máu lưu thông tốt. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe nói chung, từ đó có thể giúp chữa ù tai nói riêng. Bất kỳ các môn thể thao nào như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, thiền, yoga… đều mang đến những lợi ích nhất định cho người tập.

Mời bạn tham khảo bài viết: Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon

5. Sử dụng nhật ký hoạt động

Bạn hãy sử dụng nhật ký để ghi lại sự diễn biến của chứng ù tai, mức độ ảnh hưởng của nó. Một số yếu tố cần xem xét, có thể là tác động tiềm tàng làm tăng độ nặng của ù tai như caffeine, bia rượu, nicotine, muối, đường, chất ngọt nhân tạo, trứng, tình trạng căng thẳng, giấc ngủ… Nếu nghi ngờ tác nhân nào làm cho chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn, hãy cố gắng tránh xa chúng.

Video liên quan

Chủ đề