Chùa Hương có gì đặc biệt

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất tại Miền Bắc. Đây cũng là địa điểm tham quan sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hàng năm chùa Hương cũng tổ chức nhiều lễ hội hấp dẫn, độc đáo và thu hút hàng ngàn du khách đi lễ chùa. Vậy, hãy cùng khám phá tất tần tật về chùa Hương thông qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Giới thiệu chung về chùa Hương

Chùa Hương (Hương Sơn) nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng mà vừa là một trong những quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam được công nhận.

Ngôi chùa này được xây dựng vào cuối thế kỷ 17. Tuy nhiên sau đó bị phá hủy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vào năm 1988, ngôi chùa được Thượng Tọa Viên Thành xây dựng lại. 

Chùa Hương có gì đặc biệt

Chùa Hương là ngôi chùa gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba. Theo phật thoại kể lại thì Bà Chúa Ba là người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương thuộc nước Hương Lâm. Bà được mệnh danh là hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau khi trải qua nhiều gian truân, bà đã đắc đạo thành Phật.

Chùa Hương nổi tiếng với nhiều đền chùa như: Động Hương Tích, Đền Trình, Chùa Giải Oan, Chùa Thiên Trù,..Chính vì thế đây là địa điểm lý tưởng cho bạn tới tham quan, vạn cảnh, dâng hương vào cuối tuần cùng gia đình, bạn bè. 

2. Thời gian thích hợp tới Chùa Hương

Chùa Hương là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và không cách quá xa Hà Nội. Bao quanh chùa Hương là phong cảnh hữu tình, hài hòa, có sự kết hợp giữa non nước. Chính vì thế mà thời tiết Chùa Hương quanh năm đều mát mẻ nên rất thích hợp để đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Nếu bạn đến vào thời điểm từ tháng 1 - 3 âm lịch, thời điểm lập xuân thì khá đông đúc. Đặc biệt là từ rằm tháng giêng cho đến tháng 2 âm lịch. Khách du lịch tới đây hành hương vào thời điểm này rất nhiều. Do đó bạn nên lưu ý khi muốn đến Chùa Hương vào thời điểm này. 

Chùa Hương có gì đặc biệt

Bạn cũng có thể chọn thời điểm vào khoảng cuối tháng 3. Thời điểm nay hoa gạo đỏ nở rộ bên bờ suối Yên rất đẹp. Nếu bạn muốn có những bức ảnh sống ảo cực đẹp thì hãy lựa chọn thời điểm này. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thời điểm từ tháng 9 - 12 để tới hành hương. Thời điểm này rất ít khách du lịch nên sẽ “dễ thở” hơn nhiều. 

Vào mùng 6 tháng giêng tới hạ tuần tháng 3 âm lịch là thời điểm diễn ra Lễ Hội Chùa Hương, bạn có thể đến vào thời điểm này để tham gia lễ hội. Tuy nhiên, thời điểm này khá đông đúc nên có thể bạn sẽ phải chen chúc và rất khó để có một buổi hành hương trọn vẹn. 

3. Phương tiện và đường đi tới Chùa Hương

Chùa Hương cách Hà Nội khoảng 55km. Vì thế rất dễ để di chuyển. Có rất nhiều phương tiện để bạn lựa chọn di chuyển. 

  • Nếu di chuyển bằng xe máy: Bạn có thể đi theo tuyến đường Thanh Xuân - Hà Đông - Ngã ba Ba La - Vân Đình - Chùa Hương. 
  • Di chuyển bằng ô tô: Bạn có thể di chuyển theo hướng từ cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ - Đồng Văn - Quốc lộ 38 - Chợ Dầu - Chùa Hương. 
  • Di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể chọn Bus 21, 75 ( Bến Xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu),  Bus 78 ( Bến Mỹ Đình đi Tế Tiêu), 

4. Giá vé vào chùa Hương bao nhiêu?

Giá vé để vào chùa Hương tham quan bao gồm:

  • Vé vào cửa ( tham quan 21 điểm di tích, thắng cảnh) 80.000đ/người. 
  • Vé đò chùa Hương (bao gồm lượt đi lượt về tuyến tham quan Điền Trinh - Chùa Thiên Trù - Động Hương Tích)): 50.000đ. Với tuyến Tuyết Sơn - Long Vân thì giá vé đò là 35.000đ/người. 

5. Gợi ý lịch trình du lịch Chùa Hương 3 ngày 2 đêm

5.1. Ngày 1: Bến Đục – Đền Trình – Chùa Thiên Trù

Lịch trình cho ngày đầu tới Chùa Hương chính là Bến Đục - Đền Trình và Chùa Thiên Trúc. Đây đều là những điểm đến chính và được mệnh danh là điểm thiêng nhất của Chùa Hương. 

Đầu tiên, để tới được Chùa Hương bạn sẽ được đi qua Bến Đục ( Suối Yên). Nơi đây có cảnh đẹp vô cùng tuyệt vời, rất thích hợp để có nhiều phô ảnh sống ảo đẹp mê ly. 

Chùa Hương có gì đặc biệt

Tiếp theo bạn sẽ đến Đền Trình. Đây là ngôi đền đầu tiên sau khi bạn đi từ bến đò qua. Đến Chùa Hương không thể bỏ qua địa điểm này vì đây là nơi đặt lễ trình diện các vị thần trước khi được phép tới dâng lễ phật. 

Điểm tiếp theo là Chùa Trù. Đây là ngôi chùa rộng và có phong cảnh đẹp nhất của Chùa Hương. Vì thế mà bạn vừa có thể tới dâng hương mà vừa có thể chụp được nhiều bức ảnh đẹp đấy. 

5.2. Ngày 2: Động Hương Tích - Chùa Giải Oan - Chùa Hình Bồng - Động Đại Binh - Chùa Tiên Sơn - Đền Trấn Song

Lịch trình ngày thứ 2 khi tới Chùa Hương chính là ghé thăm các địa điểm như  Động Hương Tích - Chùa Giải Oan - Chùa Hình Bồng - Động Đại Binh - Chùa Tiên Sơn - Đền Trấn Song. 

Động Hương Tích được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Đây là động nằm ở độ cao 390m. bạn có thể đi bằng cáp treo hoặc nếu muốn tham quan, khám phá hơn thì có thể leo bộ. 

Chùa Hương có gì đặc biệt

Chùa Giải Oan cách Động Hương Tích không xa, chỉ khoảng 2.5km là tới nơi. Chùa nằm trên núi Long Tuyền. Vì vậy, bạn nên chọn di chuyển bằng cáp treo vì sau còn phải di chuyển rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến thăm một số địa điểm khác như Chùa Hình Bồng - Động Đại Binh - Chùa Tiên Sơn - Đền Trấn Song khá gần và thuận tiện di chuyển. 

5.3. Ngày 3: Chùa Long Vân - Động Long Vân - Hang Sũng Sàm

Chùa Hương có gì đặc biệt

Để tới Chùa Vân Long thì bạn cần phải đi từ bến đò sau đó mới tới được. Chùa và Động Vân Long đều nằm trên sườn núi và được bao quanh bởi rừng cây tươi mát nên rất mát mẻ. Sau khi tới tham qua hai địa điểm này bạn có thể di chuyển tới Hang Sũng Sàm cách đó không xa để dâng hương. 

6. Dịch vụ ăn nghỉ tại Chùa Hương

Bạn có thể lựa chọn ăn trong khi đi tham quan chùa Hương hoặc ăn tại các nhà hàng bên ngoài chùa Hương đều được. nếu bạn chọn các nhà hàng bên ngoài, bạn có thể tới các nhà hàng như: Nhà hàng Mai Lâm, Nhà hàng Quyết Thắng, Nhà hàng Thịnh Khang, Nhà hàng Mai Dung,...

Nếu bạn muốn tới Chùa Hương để hành hương sớm thì có thể qua đêm tại một số nhà nghỉ như: 

  • Nhà nghỉ Hải Minh: 115 Bến Yến (Bến Đục của Chùa Hương) Hương Sơn, Mỹ Đức , Hà Nội
  • Nhà nghỉ Đức Thịnh: 117 Bến Yến Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội
  • Nhà nghỉ Minh Tính: 63 đường Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 
  • Nhà Nghỉ Minh Phương: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
  • Nhà nghỉ Tuấn Anh: Bến Yến Hương Sơn, Mỹ Đức Hà Nội
  • Nhà nghỉ Hương Sơn: Bến Yến, Hương Sơn, Mỹ Đức Hà Nội

7. Mua gì về làm quà

Đi du lịch chùa Hương chắc chắn bạn không thể bỏ qua những món đặc sản hấp dẫn ở chùa Hương như Chè lam, Chè củ mài, Bánh củ mài ngũ cốc, Mơ Chùa Hương,...

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua một số quà lưu niệm để về tặng bạn bè người thân nhé. 

8. Lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương

  • Mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Không mặc váy ngắn, váy hở hang, phản cảm
  • Nên chuẩn bị lễ tại nhà
  • Bảo quản vật dụng, tư trang cá nhân
  • Nên xem trước thời tiết
  • Mua đặc sản làm quà cần chú ý hạn sử dụng, chất lượng sản phẩm
  • Nên mang đồ ăn từ nhà theo tránh đói vì phải di chuyển đường dài

Trên đây là bài viết về kinh nghiệm du lịch chùa Hương. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có đầy đủ thông tin bổ ích cho mình. 

Để mua vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội vui lòng liên hệ VietAIR. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!