Chủ tịch trần đại quang bao nhiêu tuổi

Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội ở tuổi 61. Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương thì ông Quang bị nhiễm "virus hiếm và độc hại", căn bệnh này chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian. Việt Nam đã tổ chức tang lễ cho ông theo nghi thức quốc tang.

Mắc bệnh và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi qua đời đã có thời điểm ông Quang vắng mặt và không xuất hiện trước công chúng. Tại buổi gặp mặt cử tri vào ngày 5 tháng 5 năm 2018, ông đã không xuất hiện, theo lời của Đại biểu Quốc hội Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh thì ông Quang vắng mặt với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12. Khi Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 sau khi hôn mê được 1 ngày thì lý do ông vắng mặt mới được tiết lộ. Theo đó ông Quang đã mắc bệnh hiểm nghèo và phải đi Nhật Bản 6 lần để chữa trị.

Kế hoạch tang lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch trần đại quang bao nhiêu tuổi
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình làm trưởng ban tang lễ

Tang lễ của ông Trần Đại Quang được tổ chức theo nghi thức quốc gia. Căn cứ Công điện số 4288/CĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Theo đó quốc tang sẽ diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 9 năm 2018. Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ ngày 26 tháng 9 năm 2018 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 đường Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Lễ trụy điệu được tổ chức vào 7 giờ 30 phút vào ngày 27 tháng 9 năm 2018 đến 15 giờ 30 phút cùng ngày. Trần Đại Quang được an táng tại nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Lễ viếng và lễ trụy điệu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Ninh Bình. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình là trưởng ban tang lễ.

Trong thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, gia đình Chủ tịch nước có nguyện vọng xin được miễn nhận tiền phúng viếng, chấp điếu của các tổ chức, cá nhân khi đến viếng. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan, công sở trong cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ trong 2 ngày Lễ Quốc tang. Các đoàn đến viếng chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa đến viếng.

Quốc tang[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 7 giờ, lễ viếng bắt đầu tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 đường Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Tại Hội trường Thống nhất ở thành phố Hồ Chí Minh và tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức lễ viếng. Theo Ban Tổ chức Lễ quốc tang, tính đến 17 giờ ngày 26 tháng 9, có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính khoảng 50.000 người đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước do điều kiện không đến được đã gửi vòng hoa viếng, chia buồn cùng gia đình.

Ngày 27[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 5 giờ 30 phút, cảnh sát giao thông, cơ động đã chốt trực ở các ngả đường từ Trần Hưng Đạo dẫn vào Nhà tang lễ quốc gia. Phía trước cổng nhà tang lễ, đoàn xe di quan Chủ tịch nước gồm chín chiếc xếp thành hàng ngay ngắn, đánh số từ 1 đến 9. Trong sân, có xe kéo pháo chở linh cữu, xe chở di ảnh và vòng hoa. Tại thành phố Hồ Chí Minh ngay từ sớm lãnh đạo thành phố cũng có mặt tại Hội trường Thống Nhất chuẩn bị lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra cùng thời điểm với Hà Nội. Đúng 7 giờ 30 phút, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình thay mặt Ban Lễ tang tuyên bố lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt đầu. Quốc ca vang lên, tất cả mọi người cả trong và ngoài nhà tang lễ quốc gia đứng nghiêm trang, dành một phút mặc niệm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục đọc điếu văn, nêu rõ ông Trần Đại Quang “là nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân đã vĩnh biệt chúng ta. Đây là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến”. Trần Quân, con trai Trần Đại Quang đã thay mặt gia đình cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, địa phương, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, Bệnh viện 108, các giáo sư, bác sĩ trong nước và Nhật Bản đã quan tâm, chăm sóc, điều trị cho cha ông trong thời gian lâm bệnh cho đến những giây phút cuối đời, tổ chức tang lễ trọng thể, chu đáo.

Vào lúc 8 giờ, lễ di quan diễn ra. 8 giờ 15 phút, đoàn xe di quan bắt đầu rời nhà tang lễ. Đoàn gồm hai xe chở di ảnh và quân kỳ đi đầu, tiếp đến đoàn xe thùng chở đội danh dự 127, gồm: lục quân, hải quân và không quân. Đội 127 gồm 127 người biểu tượng cho biển, đất và trời. Tiếp đến là xe kéo pháo chở linh cữu Chủ tịch nước, phía sau là hai xe hoa. Theo sát xe chở di hài là đoàn hơn 100 xe chở gia quyến Chủ tịch nước cùng những người đưa tiễn. Những người có mặt tại hội trường Thống Nhất và hội trường ở quê Trần Đại Quang đứng theo dõi lễ truy điệu và di quan Chủ tịch nước, được truyền hình trực tiếp từ Nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội. 11 giờ 47 phút, xe chở linh cữu ông Trần Đại Quang đã đi đến Ninh Bình. Đến 13 giờ 50 phút xe chở linh cữu đã đến nơi an táng.

Tại Ninh Bình đã có hàng nghìn người dân địa phương đã tập trung ở nghĩa trang để đón đoàn xe chở linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 15 giờ 30 phút lễ an táng Trần Đại Quang bắt đầu. 16 giờ, lễ hạ huyệt hoàn thành, tất cả những người có mặt tại nơi an táng đã dành một phút mặc niệm. Trương Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức Lễ tang đã phát biểu cảm ơn. Ban tổ chức Lễ quốc tang cho biết, đã có 1.658 đoàn với khoảng 50.000 người đại diện các cơ quan đoàn thể địa phương, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, các tổ chức trong nước và quốc tế đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại ba điểm, trong đó có 164 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế, 16 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước. Nơi ông chôn cất đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Các sự kiện khác[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân một số nơi ở Ninh Bình đã lập bàn thờ ông Trần Đại Quang. Một số ngôi chùa trên nước đã tổ chức lễ cầu siêu cho ông Trần Đại Quang.

Trần Quang Sang là ai?

BSCKII Nguyễn Trần Quang Sáng có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình và ung thư xương. BSCKII Nguyễn Trần Quang Sáng cùng với đội ngũ của GS Trần trung Dũng nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư cơ xương khớp đầu tiên tại Việt Nam và đạt được nhiều thành quả.

Vợ của Trần Đại Quang là ai?

Nguyễn Thị Hiền

Trần Đại Quang là con của ai?

Trần QuânTrần Đại Quang / Connull

Ai sẽ làm chủ tịch nước?

Ngày 5/2/2021, tại Quyết định số 01-QĐNS/TW, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Ngày 02/3/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí VÕ VĂN THƯỞNG giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.