Chromogranin là gì

Cập nhật điều trị u thần kinh nội tiết đường tiêu hóa

BSNT. Trần Ngọc Hải

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu-Bệnh viện Bạch Mai

Tế bào thần kinh nội tiết là những tế bào chế tiết nội tiết tố peptide mà có chung kiểu hình thần kinh – nội tiết như: Tế bào D ở ống tiêu hoá tiết Somatostatin, tế bào G ở ống tiêu hoá tiết Gastrin, tế bào B ở tuỵ tiết Insulin...U tế bào thần kinh nội tiết là tập hợp một nhóm đa dạng các loại u xuất phát từ những tế bào thần kinh – nội tiết khác biệt hiện diện ở khắp nơi trên cơ thể. Biểu hiện lâm sàng của chúng thay đổi tuỳ theo u có hoạt động chức năng hay không, u có thể tự phát hoặc di truyền, đường tiêu hoá là vị trí nguyên phát thường gặp nhất của NET, Tỉ lệ phân bố: Trực tràng17,6%, ruột non 17,3%, đại tràng 10,1%, hỗng tràng 8%, tuỵ 7,0%, dạ dày 6,0%... Trung vị sống còn trên bệnh nhân NET di căn33 tháng, tỉ lệ sống còn 5 năm trên bệnh nhân NET di căn tương tự như những ung thư di căn khác, 65% số bệnh nhân với NET tiến xa sẽ không còn sống sau 5 năm. 53% bệnh nhân có khoảng thời gian ghi nhận từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi chẩn đoán NET cần > 2 năm và 34% cần > 5 năm. Chẩn đoán trước khi có chẩn đoán NET:49% báo cáo NET không phải là chẩn đoán ban đầu; đa số được chẩn đoán với những tình huống tiêu hoá khác, 38% bị chẩn đoán với tình trạng tâm thần, bao gồm lo lắng và những triệu chứng tâm lý thân thể, 78% không nghĩ triệu chứng của mình là do bệnh lý ung thư. Điều này cho thấy chẩn đoán NET là rất khó, hay chẩn đoán nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

Phân loại NETs theo vị trí, Ruột trước: Tuyến ức, thực quản, phổi, dạ dày, tá tràng. Ruột giữa: ruột thừa hỗng tràng, hồi tràng, đại tràng lên. Ruột cuối: Đại tràng đoạn xa,trực tràng.

Phân loại U TKNT có chức năng gặp trên 8 – 35% số bệnh nhân NETs và trong đa số trường hợp có di căn gan. Hậu quả của những peptide vận mạch như serotonin, histamine hay tachykinins được phóng thích vào trong tuần hoàn, biểu hiện bởi từng đợt bừng mặt, khò khè, tiêu chảy và có thể tiến triển thành bệnh tim do hội chứng carcinoid. Phân loại theo độ mô học: Độ 1, độ 2, độ 3

Chẩn đoán NETs dựa vào những dấu ấn sinh học cho tất cả vị trí: CgA, CgB có độ đặc hiệu cao, PP, NSE, Neurokinin, neurotensin độ đặc hiệu trung bình, HCG-α, HCG-β có độ đặc hiệu thấp. Chẩn đoán NET cần hoá mô miễn dịch: Chromogranin A (CgA),Chromogranin B (CgB), Synaptophysine CD56, CD57, NSE . Hệ thống xếp giai đoạn TNM theo ENETS/AJCC, giai đoạn bao gồm: vị trí, kích thước bướu, di căn hạch hay di căn xa

Điều trị NETs: Chức năng kép của đồng phân SOMATOSTATIN có tác dụng: Kiểm soát triệu chứng nội tiết và hoạt tính kháng bướu.Tín hiệu Somatostatin trong NETs làm ức chế chế tiết và tăng sinh, chúng tác động trên con đường IGF-1/PI3K/mTOR, hơn 90% NETs biểu hiện thụ thể somatostatin, thụ thể somatostatin có thể được chia thành 5 phân nhóm: SSTRs1-5, tuỳ thuộc cấu trúc và chức năng, trong NET, SSTR2, SSTR5 và SSTR1 thường biểu hiện nhất, sau đó SSTR4 và SSTR3.Octreotide LAR là đồng phân Sandostatin làm giảm chế tiết hormon thần kinh do đó có thể kiểm soát triệu chứng nội tiết, những đợt tiêu chảy nặng và bừng mặt giảm xuống ≥50% trên khoảng 74% tới 89% số bệnh nhân có hội chứng carcinoid. Tần suất tiêu chảy giảm 42%, tần suất bốc hoả giảm 84%.

Ngoài ra Octreotide LAR còn có hoạt tính kháng u, chúng kéo dài một cách có ý nghĩa thời gian ổn định bệnh cho đến khi bướu tiến triển: Giảm 66% nguy cơ bướu tiến triển cải thiện thời gian sống thêm không bệnh cho đến khi tiến triển bướu trong hầu hết các phân nhóm. Octreotide LAR kéo dài thời gian ổn định bệnh trên bệnh nhân bất kể có hội chứng carcinoid hay không.

Tóm lại có những tiến bộ trong điều trị NETs những năm gần đây Các đặc điểm chẩn đoán có liên quan điều trị đã ngày càng rõ rệt hơn. Đối với NETs ruột giữa tiến xa biệt hoá rõ: Octreotide LAR 30 mg cho TTP tăng gấp đôi (trung vị 14,3 tháng vs 6 tháng với giả dược; P=0,000072; HR=0,34; 95% CI: 0,200,59) trên những bệnh nhân chưa điều trị có hay không có hội chứng carcinoid. Kết quả này làm “thay đổi thực hành lâm sàng” và đã được đưa vào các hướng dẫn điều trị.

{rsform id}

 Nguồn: ungthubachmai.com.vn

Sau khi được chẩn đoán ung thư, diễn tiến khối u thường không biểu hiện rõ ràng. Bác sĩ cần làm thêm xét nghiệm kháng nguyên CarcinoEmbryonic Antigen - gọi tắt là CEA, để đo protein trong máu. Xét nghiệm CEA giúp theo dõi diễn tiến bệnh cũng như hiệu quả của phác đồ điều trị đang áp dụng.

CEA (CarcinoEmbryonic Antigen) là một loại protein có trong cơ thể. Tế bào ruột của thai nhi trong bụng mẹ có mức độ CEA cao nhất và sẽ giảm dần sau khi sinh. Người trưởng thành khỏe mạnh có nồng độ protein này rất thấp, nhưng một số loại ung thư, nhất là ung thư tế bào biểu mô, có thể khiến chỉ số tăng lên cao hơn mức bình thường.

Vì bệnh nhân mắc một số loại ung thư có mức độ protein CEA cao, nên bác sĩ có thể sử dụng CEA như một “marker ung thư” để tìm hiểu thêm về tình trạng ung thư hiện tại. Chất chỉ điểm ung thư là những protein có tính kháng nguyên, do các tế bào sản xuất ra để đáp ứng với một số bệnh. Bên cạnh CEA, một số marker ung thư, hay còn gọi là chất chỉ điểm ung thư, khác bao gồm: AFP (chẩn đoán và theo dõi ung thư gan), Beta hCG (ung thư tinh hoàn), CA 125 (ung thư buồng trứng), CA 15-3 (ung thư vú), CA 19-9 (ung thư tụy, đường mật, đường tiêu hoá và đại trực tràng), CT (ung thư tuyến giáp), PSA (ung thư tiền liệt tuyến),...

Xét nghiệm CEA giúp dự đoán khả năng tế bào ung thư tiến triển hoặc lan sang các bộ phận khác trong cơ thể (ung thư di căn), cũng như cho biết hiệu quả của phác đồ điều trị hiện tại và dự đoán tiên lượng của bệnh nhân.

Ban đầu, bác sĩ sẽ không sử dụng xét nghiệm CEA để chẩn đoán ung thư vì thiếu sự chính xác. Nói cách khác, xét nghiệm này không dùng để sàng lọc ung thư vì nhiều căn bệnh khác cũng khiến nồng độ protein CEA tăng lên. Hơn nữa, một số người mắc bệnh ung thư nhưng không có mức CEA cao.

Bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm CEA nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một trong những loại ung thư sau đây:

Xét nghiệm CEA có thể giúp bác sĩ lên kế hoạch và theo dõi điều trị ở bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư. Mục tiêu làm xét nghiệm sẽ khác nhau đôi chút tùy vào thời điểm tiến hành, cụ thể:

  • Sau khi được chẩn đoán ung thư: Giúp bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp;
  • Trong quá trình điều trị ung thư: Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc các liệu pháp khác;
  • Sau khi điều trị: Phát hiện những tế bào ung thư quay trở lại (phổ biến nhất).

Bệnh nhân ung thư vú được chỉ định thực hiện

Người bệnh thường không cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Là người có hút thuốc;
  • Đang mang thai;
  • Uống aspirin hoặc các loại thuốc chống đông máu khác.

Nhìn chung, người bệnh cần khai báo với nhân viên y tế về tất cả các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả những vitamin, chất bổ sung và thuốc không kê toa khác.

Bệnh nhân đang mang thai cần báo cho bác sĩ trước khi xét nghiệm

Nếu chỉ cần lấy một mẫu máu của bạn, xét nghiệm CEA thường được thực hiện trong phòng khám. Nhân viên y tế sẽ đặt một cây kim vào tĩnh mạch trong cánh tay bệnh nhân để rút máu. Khi kim đâm vào, bạn có thể bị:

  • Chảy máu nhẹ;
  • Nhiễm trùng;
  • Bầm tím;
  • Chóng mặt;
  • Cảm thấy đau nhói nhẹ như kiến cắn;
  • Đau nhức ở vị trí đâm kim.

Nhìn chung, xét nghiệm CEA là khá đơn giản và an toàn, hiếm khi gặp biến chứng đáng kể. Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch và tính nhạy cảm với cơn đau. Sau khi lấy máu, bạn cần băng ép nhẹ lên vùng chọc kim và có thể trở lại hoạt động bình thường ngay.

Đôi khi, nồng độ CEA cũng sẽ được kiểm tra trong một chất dịch cơ thể khác, chẳng hạn như:

  • Dịch não tủy (từ cột sống);
  • Dịch phúc mạc (từ màng bụng);
  • Dịch màng phổi (từ khoang màng phổi).

Những xét nghiệm trên mang tính phức tạp hơn, nên đòi hỏi phải được tiến hành trong bệnh viện.

Nồng độ CEA cũng sẽ được kiểm tra trong dịch não tủy

Mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các tế bào ung thư bằng một thiết bị đặc biệt. Thông thường, xét nghiệm CEA được tiến hành bằng hai nhóm kỹ thuật chính là ELISA và hóa phát quang miễn dịch. Nếu người bệnh có yêu cầu xét nghiệm nhanh thì có thể trả kết quả sau 40 phút tính từ khi lấy máu.

Kết quả bình thường là ít hơn 5 nanogram CEA trên mỗi ml máu. Khoảng giá trị bình thường này có thể không thống nhất vì các cơ sở thực hiện xét nghiệm sẽ khác nhau. Tùy theo các phủ tạng khác nhau, tỷ lệ các bệnh nhân ung thư có tăng CEA > 5 ng/ml thường dao động từ 50 - 70%. Mức CEA cao hơn và tăng theo thời gian có thể báo hiệu các tế bào ung thư đã tiến triển lan rộng hoặc quay trở lại sau khi kết thúc điều trị.

Tuy nhiên nồng độ CEA cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị ung thư. Những tình trạng khác cũng làm tăng chỉ số protein này, chẳng hạn như:

Ngược lại, kháng nguyên CEA bình thường cũng không loại trừ khả năng ung thư, vì có tới 30 - 50% bệnh nhân ung thư nhưng nồng độ CEA lại không cao. Người đang mang thai hoặc thường xuyên hút thuốc cũng có mức CEA cao hơn bình thường, nhưng ít khi vượt quá 10 ng/ml.

Bệnh nhân sẽ được giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm của mình. Trong trường hợp khối u ung thư đã tiến triển, bác sĩ sẽ xem xét các lựa chọn điều trị khác phù hợp hơn.

Tóm lại, CEA là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi và giảm rất thấp ở người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ còn khoảng 0-5 ng/ml. Bệnh nhân mắc một số loại ung thư và những tình trạng khác sẽ có nồng độ CEA tăng lên. Xét nghiệm CEA giúp định hướng chẩn đoán ung thư và theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân có nồng độ CEA cao trước điều trị.

Như vậy, chỉ dựa vào chỉ số xét nghiệm CEA cao chưa thể đánh giá được chính xác bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Để chẩn đoán chính xác nhất, tốt hết bạn nên mang kết quả khám đến gặp bác sĩ. Sau khi khám lâm sàng và xem xét kết quả, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: Chụp X-quang, siêu âm, sinh thiết... để chuẩn đoán bệnh lý ung thư chính xác hơn.

Bệnh ung thư vốn dĩ vẫn không chừa một ai, ước tính trên thế giới hàng năm có một tỷ lệ người tử vong do bệnh ung thư rất lớn. Thực tế, nếu bệnh ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng điều trị bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Vì thế, việc tầm soát ung thư là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp các gói sàng lọc ung thư

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai các gói sàng lọc ung thư. Tại Vinmec có đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hiện đại như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, mô bệnh học, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, xét nghiệm gen, xét nghiệm sinh học phân tử, cũng như có đầy đủ các loại thuốc điều trị đích, thuốc điều trị miễn dịch tiên tiến nhất trong điều trị ung thư. Điều trị ung thư đa mô thức từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư, các điều trị mới như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị...

Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, chuyên khoa tim mạch, Tế bào gốc và công nghệ gen; khoa Sản phụ, khoa nội tiết, khoa Phục hồi chức năng, khoa tâm lý, khoa Dinh dưỡng...để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh. Sau khi trải qua giai đoạn điều trị, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi, tái khám để nhận định việc điều trị ung thư có đem lại hiệu quả hay không?

Nhờ có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, dịch vụ y tế hoàn hảo đã đem lại niềm tin, sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt cho bệnh nhân đến thăm khám và điều trị bệnh tại Vinmec.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Ý nghĩa quan trọng của tầm soát và phát hiện sớm ung thư

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề