Chọn đàn guitar như thế nào

Các bạn đang có nhu cầu tìm một cây đàn guitar để tập chơi hoặc để biểu diễn nhưng chắc chắn rằng các bạn sẽ có rất nhiều thông tin về các mẫu đàn, loại đàn và các thương hiệu đa dạng trên thị trường hiện nay, vậy bằng cách nào để các bạn có thể lựa chọn cho mình những mẫu đàn phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu sử dụng của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn có được những lựa chọn phù hợp hơn.

Chọn đàn guitar như thế nào

Với những người mới chơi đàn guitar, thì việc bấm phím đàn guitar, cảm thụ âm nhạc, hay tập các điệu đàn… là những việc rất khó khăn, bởi vì tay bấm còn rất yếu, và chưa quen với việc bấm dây nên sẽ rất đau tay! Bởi vì vậy nên cây đàn guitar dành cho người mới chơi cần phải chất lượng ổn định nhất, đòi hỏi sự kĩ lưỡng hơn trong khâu lựa chọn đàn và loại đàn nào là phù hợp.

Trước khi bắt đầu lựa chọn mẫu đàn cho phù hợp thì các bạn phải xác định lại thể loại nhạc mà các bạn thấy thích thú, hứng thú hơn khi nghe, lý do rất đơn giản: mỗi thể loại nhạc sẽ có loại đàn dành riêng cho nó, nếu bạn lựa chọn dòng đàn hoàn toàn không hợp với thể loại nhạc mình thích chơi, thì đảm bảo chỉ sau 1 vài tuần hoặc 1 2 tháng là bạn sẽ chán nản và muốn bỏ cuộc ngay!

Vậy thì làm sao để xác định được thể loại nhạc mình muốn chơi và dòng đàn nào là phù hợp? Dưới đây mình sẽ nêu ra các loại đàn phù hợp với từng dòng nhạc mà người chơi sử dụng.

Mục Lục

  • 1 Chọn đàn Guitar theo loại đàn
  • 2 Chọn đàn Guitar theo thương hiệu
  • 3 Chọn đàn guitar theo nguồn gốc xuất xứ
  • 4 Chọn đàn guitar theo nhu cầu sử dụng
  • 5 Chọn đàn guitar theo ngân sách

Chọn đàn Guitar theo loại đàn

Hiện nay trên thị trường có 4 loại đàn Guitar đó là:
– Đàn guitar Acoustic (dây kim loại)
– Đàn guitar Classic (dây Nylon)
– Đàn Guitar điện (Electric Guitar)
– Đàn Guitar Bass

Đàn guitar Acoustic (dây kim loại) trước tiên chúng ta sẽ nói về loại đàn này, đặc điểm của loại này là dùng để đệm hát, tức là khi chơi không cần phải chạy nhiều nốt, mà chỉ bấm những tổ hợp nốt cố định và lặp đi lặp lại. Bạn có thể tự đàn tự hát hoặc đàn cho người khác hát. Chơi guitar đệm hát dễ hơn và thành quả nhanh đến hơn, Hơn nữa khi chơi guitar đệm hát, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội giao lưu với bạn bè, người thân và đàn cho người khác hát, nên bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, mà ngược lại, bạn sẽ có động lực cực kỳ lớn để tiếp tục chơi đàn. Đàn guitar đệm hát Acoustic (dây kim loại) mang lại âm thanh sắc bén, đanh thép, rõ ràng, phù hợp cho việc các bạn học rải lẫn quạt chả. Đàn guitar acoustic có âm thanh vang và rõ, cực kỳ thích hợp khi chơi trước đám đông, các buổi offline, ca nhạc du ca,…

Đa số clip cover hoặc hướng dẫn tự học guitar đệm hát trên mạng đều dùng đàn guitar acoustic. Nếu bạn chọn dòng đàn khác và sau đó học theo giáo trình dùng acoustic thì âm thanh không tương đồng với nhau. Điều này làm bạn nhầm tưởng rằng bạn không có năng khiếu và chán nản từ bỏ và không muốn chơi nữa.

Dấu hiệu để nhận biết bạn phù hợp với guitar đệm hát:
Bạn yêu âm nhạc và thích ca hát. Bạn chơi đàn để tự đàn tự hát những bài mình yêu thích.
Bạn thích đàn những bài hát mình thích cho người khác hát.
Bạn là người cởi mở và thích giao lưu với mọi người

Đàn guitar Classic (dây Nylon) hay thường được gọi là đàn guitar cổ điển, nếu bạn thích chơi guitar solo, độc tấu thì Guitar Classic là dòng đàn thích hợp dành cho bạn! Với những lý do dưới đây: Âm thanh trầm, ấm, sâu lắng, thích hợp để chơi các dòng nhạc nhẹ nhàng, trữ tình, nhạc cổ điển, dây bấm nhẹ, dễ dàng để bấm các nốt nhạc trên cần đàn và đi nốt suốt nguyên bài nhạc, Bản cần đàn to, khoảng cách ngăn tương đối rộng, phù hợp với đặc thù của chơi solo cổ điển, vì khi đánh nốt sẽ dễ dàng hơn, không bị đè dây khác.

Đàn guitar classic thích hợp để chơi một mình, trong những không gian tĩnh lặng, để người chơi có thể thả hồn vào âm nhạc trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng.

Dấu hiệu để nhận biết bạn phù hợp với Guitar Classic (dây Nylon):
Bạn yêu âm nhạc và thích chơi lại giai điệu của toàn bộ bài nhạc.
Mặc dù yêu âm nhạc nhưng bạn lại khá tự ti về giọng hát của mình, hoặc bạn không thích hát.
Bạn là người khá trầm tính và sống nội tâm, thích một mình một cõi và thả hồn vào âm nhạc.

Đàn guitar điện (Electric Guitar) thường được sử dụng trong 1 band nhạc, giúp đem lại màn trình diễn thêm lôi cuốn và hấp dẫn hơn, đây cũng là một loại đàn có nhiều màu sắc âm nhạc, tạo ra được rất nhiều âm thanh khác nhau nhờ phần hỗ trợ của hộp tiếng phơ, chúng ta thường thấy các nghệ sĩ biểu diễn guitar trong phần solo guitar rất cuốn hút và tiếng đàn sắc bén, đó chính là Guitar điện (Electric Guitar). Nếu bạn là người có tính cách muốn trình diễn những kỹ năng của mình, hoặc là người muốn học hỏi nhiều thể loại âm nhạc, âm thanh khác nhau thì Guitar điện (Electric Guitar) là một lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn.

Dấu hiệu để nhận biết bạn phù hợp với Guitar điện (Electric Guitar):
Bạn là người thích trình diễn các kỹ năng của mình.
Bạn là người thích những sự nhạy bén, đa phong cách trong âm nhạc.
Bạn muốn chơi được các thể loại âm nhạc mà bạn yêu thích.

Đàn guitar Bass đây là loại đàn được ít người chú ý hơn, thế nhưng trong một band nhạc không thể thiếu các âm thành mạnh mẽ của Guitar Bass mang lại. Loại đàn này vừa có vai trò tạo nền, vừa đóng vai trò là trung gian kết nối giữa trống và guitar lại với nhau, giúp ban nhạc tạo ra một âm thanh hoàn chỉnh và đẹp hơn. Nếu như không có sự xuất hiện âm thanh trầm của Guitar Bss, âm thanh của những bản nhạc mà ban nhạc chơi sẽ nghe rất đanh, chát chúa.

Dấu hiệu để nhận biết bạn phù hợp với Guitar Bass:
Bạn là người thích âm thanh trầm ấm.
Bạn thích nghe những dòng nhạc có âm thanh bass mạnh mẽ.

Chọn đàn Guitar theo thương hiệu

Trong bài viết này mình chỉ nêu ra các thương hiệu nổi tiếng mà được nhiều người lựa chọn nhất cho các bạn, để các bạn yên tâm mà lựa chọn nhé!
– Với dòng đàn Acoustic (dây kim loại) hiện nay các bạn nên chọn các thương hiệu sau đây bởi chất lượng tạo nên thương hiệu: Taylor, Takamine, Fender, Yamaha, Tanglewood, Suzuki, Kapok, Samick…
– Đàn Classic (dây Nylon) các thương hiệu nên chọn: Cordoba, Takamine, Yamaha, Fender, Suzuki, Kapok
– Guitar điện (Electric Guitar) các thương hiệu nổi tiếng như : Fender, Squier, Jackson, Yamaha
– Guitar Bass nên lựa chọn những thương hiệu sau: Fender, Squier, Jackson, Yamaha

Chọn đàn guitar theo nguồn gốc xuất xứ

Cũng giống như các mặt hàng khác, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm tạo nên chất lượng và giá trị khác nhau, nếu các bạn không muốn bỏ một số tiền khá cao để đầu tư một cây đàn guitar thì các bạn có thể chọn các dòng đàn được sản xuất tại nhà máy China, Indo, Việt Nam… bởi giá thành ở các nước trên sẽ mềm hơn, dễ chịu hơn và bạn sẽ cảm thấy đỡ tiếc tiền hơn cho việc đầu tư chơi đàn, học đàn của mình. Tuy nhiên các bạn phải hiểu một điều là với những cây đàn được sản xuất tại nhà máy China, Indo, Việt Nam… bằng công nghệ của các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Đức … thì chất lượng cũng rất ổn định các bạn nhé! Bởi vì họ còn kiểm định kỹ càng sản phẩm của họ trước khi được bán đến người dùng. Nên các bạn cũng đừng quá lo lắng đến việc này quá nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý khi chơi đàn của bạn.

Nếu các bạn có khả năng thoải mái hơn về tài chính, thì bạn cũng có thể chọn cho mình các dòng đàn được sản xuất chính hãng (chính hãng nghĩa là nguồn gốc hãng ở đâu thì nơi sản xuất đàn ở đó) với loại này hãng sẽ lắp các chi tiết và công nghệ cao cấp hơn cho đàn, tuy nhiên các bạn sẽ phải bỏ ra số tiền cao hơn cho điều này. Tùy thuộc vào tài chính mà các bạn lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Chọn đàn guitar theo nhu cầu sử dụng

Với các loại đàn như: Acoustic (dây kim loại) và Classic (dây Nylon) nếu các bạn chỉ có nhu cầu chơi cho vui, chơi giải trí trong phòng nhỏ của mình, hay sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi các bạn có thể cầm đàn lên và chơi một cách nhanh chóng thì bạn nên chọn loại không có tích hợp hệ thống điện tử thường được gọi là EQ – Equalizer để tiết kiệm chi phí này và không có nhu cầu dùng đến thì để lâu nó cũng sẽ dễ bị hư và hoang phí.
Nếu các bạn có nhu cầu tụ tập hát hò cùng bạn bè, hoặc biểu diễn trên trường lớp, các buổi dã ngoại, nơi có nhiều người nhiều tạp âm, lúc đó âm lượng cây đàn của bạn sẽ rất nhỏ và bạn cần một cây đàn có tích hợp hệ thống điện tử thường được gọi là EQ – Equalizer cộng với dàn âm thanh hoặc một cái loa phát âm thanh, bạn sẽ thoải mái hát hò cùng bạn bè một cách nhộn nhịp, sôi động.

Chọn đàn guitar theo ngân sách

Đây cũng là tiêu chí quan trọng cho việc chọn lựa một cây đàn guitar để tập luyện hoặc chơi cho vui của mỗi người. Bài viết này mình sẽ nêu ra các phân khúc giá cả để các bạn có thể lựa chọn đúng phân khúc và tài chính của mình.
Với các mẫu đàn giá rẻ sinh viên cho những người mới tập chơi có giá giao động từ 1.500.000đ – 4.500.000đ dưới đây là một vài mẫu trong tầm giá trên cho các bạn tham khảo

Chọn đàn guitar như thế nào

Kapok LD14C NAT
Chọn đàn guitar như thế nào

Suzuki SNG6 NL
Chọn đàn guitar như thế nào

TangleWood TWR2D
Chọn đàn guitar như thế nào

TangleWood TWUDCE

Nếu các bạn cảm thấy mình có năng khiếu và đam mê với bộ môn này hơn thì nên chọn đàn có giá dao động từ 4.000.000đ – 20.000.000đ để chất lượng ổn định hơn, và bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chơi, dưới đây là một vài mẫu đặc biệt trong tầm giá trên:

Chọn đàn guitar như thế nào

Fender CD60S NAT
Chọn đàn guitar như thế nào

TangleWood TW5 E Koa
Chọn đàn guitar như thế nào

Takamine GD93CE NAT
Chọn đàn guitar như thế nào

Taylor GS Mini E RoseWood
Chọn đàn guitar như thế nào

Taylor 114E

Với những bạn đã có khả năng chơi guitar điêu luyện, mục đích biểu diễn, thậm chí muốn những cây đàn có độ chính xác nhất có thể chúng ta nên chọn loại có tầm giá trên 20.000.000đ và dưới đây là một vài gợi ý:

Chọn đàn guitar như thế nào

Taylor 214CE

Chọn đàn guitar như thế nào

Takamine TC132 SC

Chọn đàn guitar như thế nào

Cordoba 45-Limited
Chọn đàn guitar như thế nào

Takamine P4DC
Chọn đàn guitar như thế nào

Taylor PS14CE

Trên đây là bài viết “Cách chọn đàn guitar phù hợp với nhu cầu”. Nếu các bạn còn gặp vấn đề gì khó khăn và còn lăn tăn về các lựa chọn vui lòng liên hệ với Hotline: 0909046613 để được tư vấn cụ thể hơn.