Chợ thiếc nằm ở đâu

Nhắc đến chợ Thiếc (quận 11, TP.HCM) nhiều người không thể không nhớ đến những hàng ăn đặc sản của người Hoa hay những món ăn độc lạ chỉ bán vào ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng. Bên cạnh số đó, có một quán nhỏ bán các loại sữa ngũ cốc ở rìa chợ níu chân người Sài Gòn đã hơn 2 thập kỷ nay.

Đó là quán sữa ngũ cốc của bà Kim Liên, quán nổi bật lên với món sữa ngũ vị được ví: “trộn mà không trộn” gây thương nhớ cho nhiều người.

Chủ quán sữa đậu nành Kim Liên

Quầy sữa bà Liên được nhiều người biết đến vì ở đó có những thức uống nguyên vị ngũ cốc khó mà có thể tìm thấy được ở một nơi nào khác. Thực đơn ở đây có sữa khoai môn, mè đen, đậu phộng, đậu nành, nước ép chanh dây, nha đam, rau má…

Tất cả các món sữa ngũ cốc hay nước ép đều được quậy lên hòa với đá lạnh giúp người uống vừa cảm thấy ngọt mát vừa thấy đỡ ngán. Tuy nhiên, duy nhất có một loại sữa tổng hợp đặc biệt được gọi là “trộn mà không trộn” luôn hấp dẫn khách dù cả những ngày dịch bệnh.

Giải thích về cái tên này bà Liên cho hay: “Loại sữa ngũ vị là tôi trộn các loại sữa ngũ cốc lại với nhau. Có 5 loại ngũ cốc trộn vào nhau để người uống thẩm thấu được vị tổng hợp đặc biệt. Nhưng mà người uống khi thưởng thức thì không được quậy lên, không được trộn đều mà phải giữ nguyên cốc để uống liền. Khi đó hương vị của sữa ngũ vị mới đúng là ngũ vị”.

“Tôi nghĩ ra món sữa ngũ vị này từ cách đây 2 năm, tự nhiên bán lâu các loại kia rồi tôi nghĩ ra rồi trộn lại thử xem. Ai ngờ trộn xong mọi người kể cả người già, người trung niên đi chợ, người trẻ đi học và cả trẻ em nhỏ xíu nữa cũng ghé quán để tìm uống sữa này. Mà họ đã uống thì lâu dần trở thành khách ruột của quán luôn”, bà Liên nói thêm.

Ly sữa ngũ cốc ngũ vị được nhiều người đến thưởng thức

Nhiều người Sài Gòn vẫn không thể quên ghé qua quán sữa bà Kim Liên để làm một ly sữa ngũ vị cho đỡ nhớ, đỡ thèm. Quán sữa bà Kim Liên chỉ bán từ 6 giờ sáng đến 14 giờ chiều là nghỉ, thời điểm đông nhất có đến là khoảng từ 8 giờ đến 10 giờ, lúc này đông khách bán không kịp.

Dù trong mùa dịch Covid-19 nhưng không khi nào quán bà Liên thiếu vắng khách

Bà Liên cho biết: “Mỗi ngày quán tôi bán hơn 100 ly sữa tại chỗ, ngoài ra còn không đếm hết cả số chai mà khách mua mang về nữa. Mấy ngày dịch thì cũng vậy, khách vẫn đến ủng hộ quán và giờ càng ngày khách càng đến uống đông nữa rồi”.

Bà Ngọc Yến, ngụ quận 6, là một khách ruột của quán chia sẻ: “Mỗi ngày tôi ghé đây uống một thứ sữa, thứ nào cũng thấy ngon mà đậm vị hết, ngon thật. Cô Liên bán cái gì cũng ngon, tôi uống được mấy chục năm rồi, uống nhiều chỗ nhưng không bằng ở đây nên lúc nào cũng ghé về đây”.

Lưu giữ nghề truyền thống 3 đời

Bà Kim Liên sinh năm 1954, mở bán quán sữa từ năm 1997, tính đến nay đã hơn 2 thập kỷ. Bà Liên luôn cố gắng tìm cách để duy trì nghề truyền thống của gia đình.

Cùng với bà Liên duy trì và phát triển quầy sữa mấy chục năm nay là người chồng – người phụ bà những khâu chuẩn bị, xay đậu, lấy hàng phía sau. Bà Kim Liên tâm sự: “Tôi may có ông nhà chứ nếu ông ấy mà ra đi trước chắc tôi cũng hết đường buôn bán luôn.

Trước đây tôi bán hàng rau cải ở chợ, sau này lấy chồng thì nhà chồng có nghề truyền thống xay đậu nành, bà nội chồng bán tàu hủ chén, mẹ chồng bán tàu hủ miếng nên chồng tôi biết xay đậu từ hồi còn trẻ, bây giờ mình xay đậu nành bán để duy trì nghề gia truyền mà cũng ổn định cuộc sống hơn”.

Gốc là người Mỹ Tho, bà Liên quen với việc nấu nướng cùng với truyền thống gia truyền nhà chồng nên hơn 20 năm nay hầu như ngày nào quầy sữa của ông bà cũng được mở bán. Mỗi ngày quán bà Kim Liên xay khoảng 3kg cho một loại ngũ cốc, tổng cộng một ngày xay hơn 30kg tất cả các loại. Ngũ cốc để xay bán ở đây hoàn toàn được mua nguyên liệu sống về làm tại nhà.

Về công đoạn làm nên các loại sữa ngũ cốc bà Kim Liên cho hay: “Nguyên liệu mình mua ở Chợ Lớn, mè đen, nha đam, đậu phộng... cũng lấy từ Chợ Lớn, mua ngày nào xay bán ngày đó. Trước đây thì chồng tôi dậy xay từ 2-3 giờ sáng nhưng giờ già rồi không có người phụ nên chuyển qua xay buổi chiều rồi ướp để sáng hôm sau tôi ra bán”.

Từ Bình Chánh qua chợ Thiếc (quận 11), hai vợ chồng bà Liên vẫn đều đặn mang gánh hàng sữa ngũ cốc thiên nhiên đến để phục vụ khách hàng.

Không thiếu sự lựa chọn các loại sữa ngũ cốc dinh dưỡng ở quầy bà Liên

Quầy luôn phục vụ thêm nước trà đá miễn phí cho khách tới

giải nhiệt nắng nóng với trà thảo mộc Hội An tại Sài Gòn

Tin liên quan

Ở Saigon...không có...chợ...Thiết !!!

Ở Saigon chỉ có chợ...Thiếc.

Chợ Thiếc: Mặt chính 1 Phó Cơ Điều, P.6, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, mặt phụ đường Tân Phước và hẻm 131 Trần Quý.

Sài Gòn xa hoa, tráng lệ là thế nhưng nhắc đến các giá trị truyền thống thì có lẽ những khu chợ mới là chốn lưu giữ trọn vẹn nhất nếp sống cùng cung cách sinh hoạt của người dân nơi đây.

Và dù có hàng chục, hàng trăm ngôi chợ khác nhau ở khắp các quận huyện nhưng mỗi nơi lại mang đến một gam màu riêng biệt để điểm tô cho bức tranh văn hóa của thành phố này thêm phong phú, đa dạng hơn.

Trong đó, phải kể đến chợ Thiếc, khu chợ bình dân nằm trên đường Phó Cơ Điều, chốn mua gắn liền với đời sống người dân nơi đây qua nhiều thập kỉ.

Buổi sáng tấp nập tại khu chợ người Hoa lâu năm ở Sài Gòn

Người ta thường có thói quen là "đi chợ búa" vào buổi sáng. Bởi thế mà vào thời điểm bắt đầu ngày mới, khu chợ nhỏ này lại sống động hơn hẳn với dòng người tấp nập qua lại, âm thanh trò chuyện rộn rả...

Mà cũng hay lắm nhé! Trong khi một thành phố hiện đại đang dần quen hơn với nếp sống "thức khuya, dậy muộn", thì khu chợ này dường như là một điểm khác biệt tạo nên nét nhấn cho mảnh đất Sài thành.

Khu ẩm thực nằm ở phía sau chợ được xây dựng sạch sẽ, tươm tất với từng gian hàng riêng biệt. Bước chân vào đây, bạn cứ như đang lạc lối trong tiếng chào hàng, mùi thơm hấp dẫn của những nồi nước dùng nghi ngút tỏa lên. Thật chẳng biết phải dừng chân ở đâu cho đành, vì hầu như những cái tên nổi bật của ẩm thực Sài Gòn đều góp mặt làm "thực đơn" ăn uống trở nên phong phú hơn hẳn.

Bữa sáng của bạn sẽ đầy dinh dưỡng với những tô phở bò thơm lừng hay bò kho đậm đà hương vị. Kế bên đó, hàng bánh cua lại làm người ta "phân tâm" với chiếc tủ đầy ắp các món ăn. Lâu quá không thưởng thức bún suông, cơm tấm... thì vẫn hãy ngồi lại cùng hít hà mùi thơm của sườn nướng hay xì xụp tô bún đầy ắp thịt giò. Món ăn đơn giản, bình dân là thế nhưng đã gắn bó với khẩu vị thực khách một cách rất thân thương.

Và dù chiếc bụng đã no nê thì bạn đừng quên ghé đến hàng súp cua Cô Bông ngay phía cuối đường. Tô súp sánh sệt, đậm đà hương vị ở đây đã được nhiều dân sành ăn "điểm mặt gọi tên". Rồi lại phải tráng miệng tại hàng chè bà Bảy nữa nhé, những chén chè mè đen, chè đậu... này đã tồn tại hơn hàng chục năm tại chợ rồi đấy.

Nhưng phải đi dọc theo những con đường bên hông chợ, bạn mới phát hiện được những chiếc bánh ú người Hoa, bánh bao chỉ hay kẹo mạch nha... không phải dễ tìm ở thành phố nhộn nhịp này.

Bao nhiêu món ăn, từ món ăn no đến ăn vặt hay các món chè, ăn bao nhiêu lần vẫn không thấy chán. Cho nên bạn cứ quanh quẩn ở khu chợ này, nay ăn món này, mai ăn món khác, vẫn thấy mới mẻ và ngon như thường.

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà chợ còn thể hiện phần nào cái nghĩa cái tình của người Sài Gòn. Những lời hỏi han của cô bán hàng về công ăn việc làm, khách quen thì tâm sự về chuyện gia đình, chồng con... Dường như chợ đã kết nối những con người xa lạ trở nên thân quen, gần gũi từ lúc nào không hay.

Chợ, thuần túy đã làm cho người ta cảm thấy dồn dã, nhộn nhịp. Tuy nhiên chợ Thiếc lại mang một âm hưởng rất riêng, dù có đông đúc nhưng vẫn phảng phất nét cổ kính, dù sôi nổi nhưng vẫn lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống.

Chợ Thiếc

Địa chỉ: Đường Phó Cơ Điều, Quận 11

Giờ mở cửa: 6h - 19h

Giá: 20k - 40k

Các món nổi bật: súp cua, chè ngọt, gỏi cuốn, gỏi đu đủ, bánh bèo ngọt...

Video liên quan

Chủ đề