Ta với mình, mình với ta Nguồn bao nhiêu nước

Câu 431169:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


_Ta với mình, mình với ta


Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh


Mình đi, mình lại nhớ mình


Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…


   1.Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp nghệ thuật đó?


   2.Cặp đại từ “mình – ta” là hình thức đối đáp quen thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Việc tác giả sử dụng cặp đại từ đối đáp trên trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

Phân tích, tổng hợp.

Hay nhất

Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là vào giai đoạn chuyển giao khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội. Đây còn là khúc giao thời của lòng người: liệu cuộc sống hòa bình, yên vui có làm cho người ta quên đi những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử, hòa bình có làm người ta quên đi những tháng năm gian khổ, nghĩa tình: “ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Chỉ những lúc dễ quên nhất ấy, thi phẩm “Việt Bắc” được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu xuất hiện trong tập thơ cùng tên vừa ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, vừa như một lời nhắc nhở tâm tình thể hiện tình cảm gắn bó giữa người Việt Bắc và người cán bộ cách mạng. Từ đó làm tiền đề cho những kỉ niệm hiện về qua vị trí đoạn trích nằm ở phần 3, tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ – như một khúc ân tình trong bài ca trữ tình – chính trị “Việt Bắc” đằm thắm vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.

“Ta với mình mình với ta
Lòng ta sau trước mặt mà đinh ninh

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy

Nỗi lòng thương nhớ và lời tâm tình của Việt Bắc khiến cho người ra đi không khỏi bồi hồi xúc động. Và người ra đi cũng đã khẳng định lòng chung thủy, sắt son của mình:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

Ở đoạn đầu của bài thơ, người Việt Bắc trong nỗi niềm của người ở lại: Sợ người ra đi trở về thành thị sẽ quên mất mình (Sáng đèn có nhớ mảnh trăng giữa rừng). Niềm phấp phỏng ấy được diễn tả bằng một câu hỏi: “Mình về mình có nhớ …”, “Mình đi có nhớ … “. Đáp lại tình cảm của người Việt Bắc, người ra đi đã trả lời, khẳng định tấm lòng của mình qua bốn câu thơ trên.

Tâm tình người ra đi được diễn tả qua lời thơ óng ả, dịu dàng, tình tứ với lối xưng hô thân mật, ngọt ngào của ca dao, dân ca “ta - mình”.Nỗi nhớ của người cách mạng về quê hương Việt Bắc giống như nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Sự sắp xếp từ liền đôi, thành cặp trong câu đã có đảo trật tự từ “Ta với mình, mình với ta” vừa gợi ra sự bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt không muốn rời xa của “ta” và “mình”, vừa khéo léo khẳng định tấm lòng của “ta” cũng giống như “mình”. Những từ ngữ chỉ thời gian mãi mãi “sau, trước” chỉ tình cảm trước sau như một, không nhạt phai, đinh ninh “mặn mà” xuất hiện liên tiếp trong một câu thơ đã khẳng định một cách chắc chắn lòng son sắt của những người kháng chiến về xuôi. Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà” đinh ninh vừa là lời an ủi, vỗ về vừa là lời thề thủy chung sâu nặng. Tố Hữu lại một lần nữa mượn cách so sánh, ví von quen thuộc của ca dao để giãi bày nỗi nhớ da diết, không vơi cạn:

“Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”
Sau khi khẳng định tấm lòng trước sau như nhất, người ra đi nhớ về Việt Bắc đầy ắp kỉ niệm. Hình ảnh của Việt Bắc càng hiện lên rõ ràng, cụ thể bao nhiêu thì nỗi nhớ Việt Bắc càng da diết bấy nhiêu. Trước hết, ở hai câu đầu của đoạn thơ:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương”

Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân: không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và da diết.Câu thơ “Trăng lên đầu núi…” như được phân ra làm 2 nửa thời gian : vế đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu; vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy. Thời gian như chảy ngược - nỗi nhớ như đi từ gần tới xa, thăm thẳm trong quá khứ. Tình yêu gắn liền với lao động; lao động nảy sinh ra tình yêu . Câu thơ cùng lúc thể hiện hai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hoà giữa nghĩa vụ và tình cảm.

Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Ta với mình, mình với ta

… Chày đêm, nên cối đều đều suối xa”.

(Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu)

                                                            DÀN BÀI

I. Mở bài:

- Tố Hữu là một tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam.

- Việt Bắc là một trong những bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ cách mạng này.

- Bài thơ bày tỏ tấm lòng son sắt của người kháng chiến với quê hương Việt Bắc. Tình cảm ấy được thể hiện đặc sắc trong đoạn thơ sau.

- Trích dẫn thơ.

II.Thân bài:

1. Khái quát:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954,Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử  mới của dân tộc được mở ra.

- Thng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

2. Phân tích cụ thể:

a. Người ra đi khẳng định lòng chung thủy của mình:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

 - Ở đoạn đầu của bài thơ, người Việt bắc trong nỗi niềm của người ở lại: Sợ người ra đi trở về thành thị sẽ quên mất mình (Sáng đèn có nhớ mảnh trăng giữa rừng). Niềm phấp phỏng ấy được diễn tả bằng một câu hỏi: “Mình về mình có nhớ …”, “Mình đi có nhớ … “. Vì vậy 4 câu thơ trên là câu trả lời, sự khẳng định của người ra đi.

- Lời thơ óng ả, dịu dàng, tình tứ với lối xưng hô thân mật, ngọt ngào của ca dao, dân ca “ta - mình”. Nỗi nhớ của người cách mạng về quê hương Biệt Bắc giống như nỗi nhớ của những đôi lứa yêu nhau. Sự sắp xếp từ liền đôi, thành cặp trong câu đã có đảo trật tự từ “Ta với mình, mình với ta” vừa gợi ra sự bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt không muốn rời xa của “ta” và “mình”, vừa khéo léo khẳng định tấm lòng của “ta” cũng giống như “mình”.

- Những từ ngữ chỉ thời gian mãi mãi “sau, trước” chỉ tình cảm trước sau như một, không nhạt phai, đinh ninh “mặn mà” xuất hiện liên tiếp trong một câu thơ đã khẳng định một cách chắc chắn lòng son sắt của những người kháng chiến về xuôi. Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà” đinh ninh vừa là lời an ủi, vỗ về vừa là lời thề thủy chung sâu nặng.

- Mượn cách so sánh, ví von quen thuộc của ca dao để giãi bày nỗi nhớ da diết, không vơi cạn:

“Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

b. Nỗi nhớ Việt Bắc được diễn tả cụ thể:

(“Nhớ gì như nhớ người yêu

… Chày đêm nện cối đều đều suối xa”)

* Nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc:

- Hàng loạt hình ảnh liệt kê, cụ thể, gần gũi, gợi cảm: trăng, núi, nắng, khói, sương, rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê … làm hiện lên một thiên nhiên thơ mộng, trữ tình và mang đậm nét đặc trưng của Việt Bắc.

- Nỗi nhớ có hình ảnh, có thời gian và không gian. Đó là một nỗi nhớ sâu đậm và quá đỗi chân thành.

* Nỗi nhớ con người Việt Bắc:

- Nét đặc sắc cao quí của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, son sắt, thủy chung với cách mạng:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.

- Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng, trầm tĩnh, thâm u, con người Việt Bắc giản dị, mộc mạc, dù cuộc sống lao động gian khổ nhưng họ lạc quan yêu đời.

+ Hình ảnh người mẹ vất vả, nhọc nhằm nhưng ấm áp cảm động, địu con trên lưng dưới cái nắng cháy da để bẻ bắp nuôi bộ đội:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.

+ Trong kí ức của Tố Hữu, Việt Bắc không chỉ kiên cường trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà còn nhẫn nại, cương quyết đương đầu với giặc dốt. Đêm rừng Việt Bắc bập bùng đuốc sáng của những lớp học i tờ. Niềm vui, sự lạc quan chiến thắng sự gian nan, người Việt Bắc vẫn ca vang núi đèo:

“Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sớm những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”.

- Việt Bắc trở thành quê hương của những người kháng chiến - tình yêu đã “làm đất lạ hóa quê hương (Chế Lan Viên). Cả những âm thanh của đời thường cũng đi vào nỗi nhớ của người ra đi: đó là tiếng mõ gọi trâu về làng, tiếng chày giã gạo đêm đêm:

“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nên cối đều đều suối xa”.

- Nỗi nhớ dội vào nỗi nhớ, điệp từ “nhớ” và kiểu câu bắt đầu bằng “Nhớ sao” khiến nỗi nhớ như trải dài vô tận

III. Kết bài:

- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ của người cách mạng về xuôi với quê hương Việt Bắc. Không chỉ nhớ thiên nhiên, nhớ những ngày kháng chiến gian khổ mà nhớ người Việt Bắc ân tình, thủy chung.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, giọng điệu ngọt ngào tha thiết mang đậm chất trữ tình, chính trị, tính dân tộc.

- Tóm lại, đoạn thơ là bốn bức tranh, bốn cảnh sắc, bốn dáng điệu. Tố Hữu đã thâu tóm được những gì là đặc trưng nhất của quê hương cách mạng. Tất cả đều hiện lên trong điệp khúc nhớ thương, mặn mà, da diết.

- Ngôn ngữ giản dị, ngọt ngào, giàu tính dân tộc …

Video liên quan

Chủ đề