Chó cắn gà phải làm sao

Chuyên gia huấn luyện chó Carolyn Georgariou cho rằng tất cả mọi trang trại đều nên nuôi chó. “Tôi không nghĩ ra có thứ gì giá trị trong trang trại hơn là chó. Chó có thể thực thi nhiều nhiệm vụ: bảo vệ, canh đàn gà, đuổi cáo khỏi chuồng gà và chăn gia súc. Chúng sẽ làm hết bởi vì chúng yêu thích những công việc như vậy”. Nhưng, cô tiếp lời, “Để chó biết cách làm việc và không quậy phá, bạn cần dạy chúng cách làm bởi vì chúng sẽ không biết gì hết trừ phi con người dạy cho chúng những hành vi đúng đắn. Chúng ta cần dạy chó điều mà chúng ta muốn trong mỗi tình huống”. Cô ví dụ, “Thậm chí nông dân cũng chẳng biết cày ruộng nếu không được học”.

Chó cắn gà phải làm sao

Ngôn ngữ đơn giản
Chó không biết tiếng người nên bạn cần dạy chúng một ngôn ngữ đơn giản để giao tiếp. Việc này phải bắt đầu trước khi gà xuất hiện. Georgariou giải thích, “Mọi con chó cần phải hiểu ngôn ngữ này. Bạn không thể giải thích điều bạn muốn nó làm nếu cả hai không có một ngôn ngữ chung. Nói theo cách khác, chó của bạn cần hiểu các hiệu lệnh. Tối thiểu, chó của bạn phải hiểu “ngồi” (sit), “đứng” (stand), “nằm” (down), “yên” (stay), “đến” (come) và “rướn” (heel). Bạn càng muốn chó làm nhiều việc cho mình thì bạn càng phải dạy nhiều”. Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng đừng lo. Georgariou nói trung bình bạn chỉ mất 60 giây để dạy một lệnh mới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn vừa dạy một lệnh mới? Vâng, đó chỉ là khởi động thôi, vẫn chưa xong đâu. Bây giờ, điều bạn cần làm là lập lại và thực hành hiệu lệnh mỗi ngày. Chẳng hạn, Georgariou thích dạy các hiệu lệnh “đứng”-“ngồi” cùng một lúc. Một khi chó đã học được hiệu lệnh, cô bắt đầu rèn luyện theo cách mà cô gọi là “phản ứng cấp kỳ”. Cô thay đổi hiệu lệnh giữa “đứng” và “ngồi” càng nhanh càng tốt. Nếu chó của bạn có thể “đứng”-“ngồi” 30 lần một phút, mỗi ngày tập hai phút thì nó sẽ “đứng”-“ngồi” đến 350 lần một tuần. Georgariou nhấn mạnh rằng thời lượng huấn luyện không nên quá ngắn hoặc quá dài (trên 15 phút), và lặp lại quá nhiều (3 lần/ngày là đủ). “Bạn nên thực hành vừa đủ để mỗi khi nghe một hiệu lệnh, chúng sẽ không chỉ làm theo một cách máy móc”.

Huấn luyện chó bắt đầu bằng việc nắm vững những hiệu lệnh cơ bản. Một khi đã dạy hiệu lệnh, bạn cần lặp lại thường xuyên cho đến khi chúng tự giác vâng lời.

Ra lệnh “để đó”
Mặc dù chó của bạn đã hiểu tất cả các hiệu lệnh cơ bản, “để đó” là lệnh đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn chó không động vào gà. Lệnh này cũng rất dễ dạy. Georgariou sử dụng những miếng thịt hay bơ nhỏ để làm mồi nhử và phần thưởng cho chó. Cô đặt một miếng thịt ngay trước mặt chó và nói “để đó”. Nếu con chó cố nhào vô miếng thịt thì cô lấy tay cản lại và nói “không”. Khi nó bắt đầu chán không nhào vô nữa thì cô thưởng cho nó một miếng thịt nhỏ bằng tay kia. Rồi cô đặt miếng thịt mồi lại gần và lập lại quá trình. Bước sau cùng, cô đặt miếng thịt ngay trên bàn chân chó. Khi nó không chạm vào miếng thịt thì cô thưởng. Một khi chó của bạn đã hiểu hiệu lệnh này thì bạn có thể cho nó tập với gà. Nếu nó đến quá gần, bạn chỉ cần nó “để đó”.

Với những “thầy gà”
Nếu chó của bạn có tật ăn thịt gà (“thầy gà”) thì bạn sẽ phải mất công hơn nhiều. Sau khi chó đã quen các hiệu lệnh cơ bản, bạn cần giúp chúng quen với mùi gà. “Lấy khăn ẩm ấp vào lông gà. Rồi lót khăn vào tổ chó. Chó rất nhạy mùi nên một khi đã quen với mùi gà, nó sẽ không quá nhạy cảm”.

Bước kế tiếp là dắt chó dạo quanh bầy gà. Nếu nó nhao vô gà thì bạn nói “để đó”. Bởi vì đã chuẩn bị trước nên bạn có thể ghị nó lại. Cô nhấn mạnh, “Bạn cần dạy chó một cách cụ thể những gì mà mình muốn bởi vì bản năng tự nhiên của chúng là… “săn” gà. Bạn cần phải đạt đến mức mà chó của mình hiểu được rằng chúng không được phép chạm vào gà bởi vì bạn là chủ và bạn muốn như vậy”.

Một khi chó của bạn đã hoàn toàn thoải mái khi đi dạo trong bầy gà, bạn có thể thực hành xa hơn. “Sẽ dễ dàng hơn nếu giao cho nó nhiệm vụ liên quan đến gà hơn là bảo nó tránh xa đàn gà”. Chẳng hạn, bạn có thể ra lệnh “nằm”-“yên” trong khi bạn đi vào chuồng để thay nước. Nếu nó vẫn đuổi theo gà thì bạn cột nó lại và huấn luyện “nằm”-“yên”. Nếu chó nhổm dậy đuổi theo gà thì bạn ra lệnh và ngăn nó lại. Bạn cần cho nó thấy bạn mới chính là chủ của bầy gà chứ không phải là nó. “Các khái niệm lãnh thổ và sở hữu rất quan trọng đối với chó”.

Chó cắn gà phải làm sao

Luyện chó làm quen với gà từ khi còn nhỏ dễ hơn nhiều.

Chó cắn gà phải làm sao

Đưa gà lại gần chó và ra hiệu lệnh, quan sát cho đến khi chắc chắn chúng không hại gà.

Công cụ huấn luyện
Nếu bạn không hoàn toàn tin tưởng để chó của bạn trong bầy gà thì Georgariou đề nghị dùng rọ mõm. “Rọ mõm cũng tương tự như cổ áo và dây cột. Nó có tác dụng tốt trong trường hợp chó của bạn đuổi theo gà và cắn chúng và bạn muốn bảo vệ cả hai. Theo cách đó, bạn có thể huấn luyện mà không làm bên nào bị thương”.

Tuy nhiên, Georgariou không ủng hộ việc sử dụng “cổ áo”. “Nếu bạn dùng cổ áo, tôi cam đoan bạn không thể đạt được kết quả tốt nhất bởi vì sẽ không thực tế nếu làm nó bị tổn thương rồi mong nó rút kinh nghiệm từ đó. Điều duy nhất mà đau đớn có thể đem lại là sự sợ hãi, mất lòng tin và tôn trọng. Nếu bạn không tạo dựng được mối quan hệ tin cậy với chó của mình thì tốt nhất không nên nuôi vì bạn có thể khiến chúng thành kẻ thù”. Cô tiếp tục giải thích về sự khác nhau giữa hình phạt và huấn luyện, “Bạn không bao giờ nên phạt chó. Hình phạt giúp chúng ta đỡ tức tối vì chó không chịu làm những gì mình muốn. Huấn luyện là công cụ thích hợp để khích lệ một hành vi tích cực – nó có mục đích giáo dục. Huấn luyện sẽ dạy chó cách hành xử”.

Mặc dù vậy, Georgariou luôn nhấn mạnh đến sự khích lệ tích cực thông qua thức ăn và khen ngợi. Cô cũng đề nghị các đợt huấn luyện ngắn và thường xuyên, thực hiện hàng ngày. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản để huấn luyện chó của bạn trong từng trường hợp cụ thể. Với chút nỗ lực, bạn có thể dạy chó cách hành xử đúng đắn đối với gà.

Chó hay cắn đồ đạc là vấn đề đau đầu của rất nhiều chủ nhân. Những chú chó giai đoạn vị thành niên hay gặm cắn chủ yếu ở thời gian gian 7 – 12 tháng tuổi. Vậy tại sao chúng lại có những biểu hiện như vậy? Làm thế nào để chấm dứt hành vi chó con hay cắn. Hãy cùng Pet Mart làm rõ vấn đề này nhé.

Tại sao chó hay cắn đồ?

Hành vi chó hay cắn đồ đạc trong nhà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  1. Do chó con mọc răng: Chó con mọc răng tầm 3 – 7 tháng tuổi và chúng phải tìm một vật gì đó để cắn. Thậm chí một số chó con hay cắn tay chủ, lâu dần thành thói quen. Thời kì này chúng không thể khống chế được ham muốn gặm cắn. Cắn gặm giúp chó con mài răng, việc này có lợi cho việc thay răng cũ, mọc răng mới.
  2. Do chó con bị bỏ lại một mình hoặc không được quan tâm: Khi phải ở trong phòng 1 mình những chú chó rất dễ trở nên buồn bã và chán chường. Sự nhàm chán có thể dẫn tới những hành vi phá hoại. Hoặc cũng có thể cắn phá để gây sự chú ý từ chủ nhân.
  3. Do chó bị thiếu Canxi: nhiều chú chó có sở thích gặm cắn tường đá hoặc vữa. Bạn nên bổ sung canxi cho chó kịp thời phù hợp với sự phát triển của chúng.
  4. Do sợ hãi hoặc bối rối: Một số chú chó sẽ cắn gặm linh tinh khi thấy sợ hãi. Thậm chí còn có dấu hiệu của sự hung dữ. Có thể do bạn ép chúng làm gì đó mà chúng không thích hoặc bị de dọa về lãnh thổ, thức ăn, đồ chơi. Không chỉ là gặm cắn mọi thứ xung quanh, chúng thậm chí tấn công những con vật khác xung quanh và cả chủ nhân của chúng.

Cách trị chó hay cắn đồ

Điều quan trọng là bạn cần giúp cún con học cách kiềm chế hành động gặm, cắn của mình. Có nhiều cách thức khác nhau để dạy cho chúng bài học này:

Sử dụng đồ chơi cho chó

Đồ chơi cho chó an toàn được làm từ chất liệu cao su đặc, rỗng giữa, chống cắn rách. Không nên chọn đồ chơi cho chó con ngứa răng  có đầu nhọn sắc khiến nó bị thương. Hoặc có thể gây nguy hiểm khi bị nó nuốt vào. Mỗi ngày cung cấp cho cún hai thứ đồ mài răng như xương gặm, bóng nhựa, dây thừng… Những thứ này là thiết kế chuyên dụng cho răng của chó con. Khi chó con ở trong phòng, đặt những món đồ chơi ở bên ngoài sao cho nó có thể với tới. Nếu chó con cắn những thứ đó, hãy khen ngợi nó.

Tập thể dục thường xuyên

Đặc biệt là ở nơi xa nhà, ít nhất một lần một ngày. Đừng chỉ đi dạo trong vườn nhà mình. Khi dắt chó đi dạo, đến môi trường khác nên cẩn thận với những đồ vật xung quanh. Nên kiểm soát chúng thật chặt ché bằng vòng cổ, dây dắt và rọ mõm chó.

Huấn luyện chó gặm cắn

Bạn sẽ đưa cho chúng hai nhóm đồ khác nhau. Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở. Và một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng. Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết “không”. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích.

Thực hiện như vậy vài lần thì cún sẽ quen dần. Khi nó sắp cắn những thứ không được phép hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, không nên trách mắng nó. Đồng thời khuyến khích cún con cắn những vật được cho phép. Việc trừng phạt có thể khiến những chú chó hay cắn đồ hơn mà thôi.

Chơi với cún cưng mỗi ngày

Ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 5 phút. Việc chơi đùa tạo mối quan hệ thân thiết giữa chủ nhân và chó cưng. Đồng thời để chúng không còn cảm thấy cô đơn và buồn chán.

Chú ý khi đào tạo hành vi cho chó hay cắn đồ

Dạy cún của bạn biết hành xử nhẹ nhàng, điều tiết lực cắn phù hợp. Nếu không học về kiềm chế cắn chúng có thể cắn quá mạnh. Không chỉ cắn xé đồ đạc trong nhà, chúng có thể gây tổn thương cho bạn khi chơi đùa hoặc khi phản kháng lại. Vì vậy, khi thấy chú chó hay cắn xé đồ chơi một cách mãnh liệt, hãy giúp chúng điều tiết bằng mệnh lện ”dừng lại”. Hoặc khi bạn chơi với chó con, hãy để chúng cắn đùa bàn tay bạn.

Tiếp tục chơi đùa như vậy cho đến khi chú cún cắn bạn quá mạnh. Lúc này ngay lập tức bạn hãy kêu lên với một tông giọng cao, như thể bạn đang bị thương. Điều này thường sẽ làm cho cún của bạn giật mình và ngừng cắn. Hãy khen ngợi nếu chú cún dừng lại hay liếm tay bạn.

Tránh tạo hành vi kích thích chó hay cắn gặm như giật mạnh tay hoặc chân của bạn khi cún cưng đang cắn, gặm. Hoặc đánh mạnh, tát cún khi chúng chơi trò cắn gặm. Nó sẽ làm cho chúng cắn mạnh hơn. Chúng nhảy tới và vồ tiếp lấy. Sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn thả lỏng tay hoặc chân để cún thấy chẳng còn gì thú vị để chơi nữa.

Hướng dẫn bảo vệ đồ đạc, nội thất trong gia đình

  • Sử dụng giấy thiếc bạc: Giấy thiếc bạc có thể dùng như một vật cản trở sự phá hoại hiệu quả. Bạn có thể đặt vài miếng giấy thiếc bạc lên trên đệm ghế để tạo hiệu ứng âm thanh lạo xạo. Những chú cún sẽ tự động tránh xa khu vực này.
  • Không chơi đùa ở những nơi có đồ đạc mà chó hay cắn phá. Tốt nhất nên đặt đồ chơi của chúng ở 1 nơi cố định, cách xa nơi đặt bàn ghế, kệ sách, kệ giày dép… Hãy chơi đùa với chúng ngay tại vị trí đó để tạo cảm giác vui vẻ. Chúng sẽ cảm thấy, đây đúng là một nơi thú vị. Dù cho chúng đang ở bất cứ nơi đâu cũng có sẽ có xu hướng quay trở lại đó để chơi đùa.
  • Sử dụng bình xịt nước: Có hai cách sử dụng cho bình xịt nước. Bạn có thể xịt nước vào cún con mỗi lần chúng nhảy lên ghế sofa hoặc bạn cũng có thể làm ướt ghế sofa. Chúng sẽ tự động tìm kiếm một nơi khô ráo hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng xịt vị táo đắng xịt lên những thứ mà chó hay cắn đồ và gặm. Tuy nhiên, cách này có thể ảnh hưởng tới bạn khi sử dụng những đồ dùng đó.
  • Cất giữ những đồ vật có giá trị: ví dụ như ví tiền, đồ vật nguy hiểm như dao kéo xa tầm nhìn của chó con.