Chính sách tiền lương tối thiểu của chính phủ sẽ gây ra hiện tượng thất nghiệp

(PL)- Lương tối thiểu tăng sẽ kéo theo nguy cơ các doanh nghiệp trốn đóng BHXH sẽ tăng. Người lao động sẽ phải chuyển sang lao động phi chính thức, không tham gia BHXH hoặc nếu không sẽ mất việc làm.

“Lương tối thiểu tăng quá cao làm cho doanh nghiệp không đủ quỹ tiền lương để trả cho người lao động, vì vậy nhiều người lao động bị mất việc. Bên cạnh đó, tốc độ tăng việc làm mới trong tương lai giảm do doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất…”. PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương nhận định như vậy trong hội nghị về tiền lương tối thiểu và an sinh xã hội, diễn ra ngày 16-9, do Viện Khoa học lao động và xã hội tổ chức.

Khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu cần phải cân nhắc các yếu tố kinh tế khác có liên quan. Trong ảnh: Công nhân khu công nghiệp ở TP.HCM trong giờ tan ca. Ảnh: HTD

Theo bà Hương, việc điều chỉnh lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt việc giảm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng cao. Vì vậy, bà Hương cho rằng khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu cần phải cân nhắc các yếu tố kinh tế khác có liên quan. Đặc biệt là khả năng chi trả của doanh nghiệp, các tác động về việc làm, thất nghiệp, thu nhập, tiền lương trước và sau khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu…

Trước đó, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận đời sống của người lao động hiện nay hết sức khó khăn. Trong đó, có 20% người lao động thu nhập không đủ sống và chỉ có 8% người lao động làm việc có tích lũy, số còn lại phải sống chật vật…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định việc tăng lương hằng năm gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đời sống của người lao động gặp quá nhiều khó khăn nên Liên đoàn muốn có một lộ trình nhất quán là đến năm 2018 mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ…

Liên quan đến vấn đề trên, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng trong những năm qua đều tính đến các yếu tố trên. Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đang trình Chính phủ xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 (tăng 180.000-250.000 đồng so với thời điểm hiện tại là năm 2016, tùy theo từng vùng) đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Bên cạnh đó, việc tăng lương tối thiểu vùng còn phải tính đến bối cảnh năm 2016 thực hiện Luật BHXH, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH, y tế, thất nghiệp cho người lao động trên cả mức lương và phụ cấp lương (thay vì chỉ đóng trên mức lương như hiện nay). Đồng thời tính đến mức độ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp (dự báo tăng bình quân khoảng 0,3%-0,5%), trong đó ngành dệt may, da giày tăng khoảng 1,7%-2,7%...

Theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, việc tăng lương nhằm từng bước bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Nếu mức đề xuất tăng lương 2017 được Chính phủ thông qua, được áp dụng từ 1-1-2017, sẽ bảo đảm khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. 

 

Theo dự báo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu tiền lương tối thiểu thực tế lên 3% sẽ có khoảng 10.000 lao động bị giảm đóng/trốn đóng BHXH trong ngắn hạn và khoảng 30.000 lao động khác bị giảm đóng trong dài hạn. Tương tự, nếu tăng lương tối thiểu thực tế lên 5% sẽ có khoảng 17.000 lao động bị giảm đóng/trốn đóng BHXH trong ngắn hạn và khoảng 51.000 lao động khác bị giảm đóng trong dài hạn… Các lao động này sẽ phải chuyển sang lao động phi chính thức, không tham gia BHXH hoặc nếu không sẽ mất việc làm.

PGS-TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

Tiêu điểm

Lương tối thiểu là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

VIẾT LONG

Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam chỉ xem xét các ảnh hưởng dưới góc độ của pháp luật lao động.

1. Ảnh hưởng đối với người lao động

1.1 Được tăng lương nếu lương dưới mức tối thiểu vùng

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Do đó, nếu đang nhận lương theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 01/7/2022 - khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động sẽ được tăng lương.

Tiền lương sau khi tăng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022

Vùng I

4,68 triệu đồng/tháng

Vùng II

4,16 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,64 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,25 triệu đồng/tháng

Xem thêm: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

1.2 Được thêm tiền nếu phải ngừng việc vì lý do khách quan

Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động phải ngừng việc vì lỗi của người lao động khác hoặc phải ngừng việc đến 14 ngày vì sự cố điện, nước, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ… thì được trả lương với mức không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, nếu lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương ngừng việc trả cho người lao động trong các trường hợp trên cũng tăng.

1.3 Tăng tiền lương điều chuyển công việc

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động, người lao động bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ được trả lương theo công việc mới.

Trường hợp lương mới thấp hơn lương cũ thì được giữ lương cũ trong 30 ngày làm việc, sau đó sẽ nhận theo mức lương mới. Tiền lương mới được trả cho người lao động tuyệt đối không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Vì vậy những ai đang nhận lương điều chuyển công tác theo lương tối thiểu vùng thì đều sẽ được tăng lương kể từ ngày 01/7/2022.

Tăng lương tối thiểu vùng, người lao động được lợi gì? (Ảnh minh họa)

1.4. Gây thiệt hại lớn hơn mới cần bồi thường

Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động, người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do lỗi sơ suất thì phải bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn trước thì người lao động mới phải chịu trách nhiệm bồi thường lên đến 03 tháng lương.

1.5 Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Do đó, cùng với sự kiện tăng lương tối thiểu vùng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cũng sẽ tăng.

1.6 Tăng tiền đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động được căn cứ vào mức lương tháng đóng BHXH. Trong đó, mức lương tháng đóng BHXH không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Vì vậy, những ai đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp thì từ ngày 01/7/2022 sẽ phải đóng bảo hiểm với mức lương cao hơn. Kéo theo đó, số tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc sẽ nhiều hơn.

1.7 Tăng tiền đoàn phí công đoàn

Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, hàng tháng, người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Do vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng làm ảnh hưởng đến tiền lương làm căn cứ đống BHXH thì số tiền đóng đoàn phí công đoàn của người lao động cũng sẽ tăng.

1.8 Dễ có nguy cơ mất việc làm

Khả năng này khó có thể xảy tuy nhiên không phải là không thể. Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ, tăng lương tối thiểu vùng đồng nghĩa với việc tạo áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khi lợi nhuận không như mong muốn và sức cạnh tranh không cao.

Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải tính đến phương án thay đổi cơ cấu, công nghệ, thậm chí là cắt giảm lao động, đặc biệt là lao động phổ thông. 

Xem thêm: Lương tối thiểu vùng tăng - Người lao động được lợi thế nào?

 
2. Ảnh hưởng đối với người sử dụng lao động

Ngược lại, những cái “được” của người lao động sẽ là những cái “mất” của người sử dụng lao động và người sử dụng sẽ “mất” nhiều hơn “được” khi tăng lương tối thiểu vùng.

2.1 Thêm chi phí cho việc trả lương

Như đã phân tích, lương tháng, lương ngừng việc, lương điều chuyển công việc tối thiểu của người lao động đều tăng khi lương tối thiểu vùng tăng.

Với những doanh nghiệp có số lượng lớn lao động thì chi phí trả lương tăng thêm từ ngày 01/7/2022 sắp tới không phải là một con số nhỏ.

2.2 Tăng tiền đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo các tỷ lệ nhất định trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.

Do mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên khi lương tối thiểu vùng tăng, mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH cũng sẽ tăng theo.

Vì vậy trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để đóng bảo hiểm cho người lao động

2.3 Tăng tiền đóng kinh phí công đoàn

Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Tương tự như đóng việc đóng bảo hiểm, doanh nghiệp có thể cũng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để đóng kinh phí công đoàn khi lương tối thiểu vùng tăng.

2.4 Đẩy mạnh cải tiến công nghệ

Khi tăng lương tối thiểu vùng, các khoản chi phí cho lương, bảo hiểm, phí công đoàn… của doanh nghiệp đều tăng.

Khi các khoản này tăng, doanh nghiệp sẽ phải tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Do đó, để tồn tại trên thị trường, không cách nào khác, doanh nghiệp buộc phải cải tiến công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

Đây là giải pháp khá hiệu quả để doanh nghiệp tăng năng suất lao động và chất lượng của quá trình sản xuất, kinh doanh. 

Xem thêm: Doanh nghiệp cần làm gì khi tăng lương tối thiểu vùng?

Trên đây là thông tin về những tác động của việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 đối với người lao động và doanh nghiệp. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề