Chính sách dân số của Trung Quốc đã ảnh hưởng như thế nào đến dân số của nước này

Nỗi lòng bà mẹ sợ sinh con thứ 2 sau khi từng sảy thai và phải mổ đẻ

Zhao Zihuan – làm mẹ lần đầu ở thành phố Tế Nam, Trung Quốc, đã hai lần sảy thai trước khi sinh được một bé trai vào năm 2020. Kỳ vượt cạn kéo dài 7 tiếng đồng hồ kết thúc bằng việc mổ đẻ khẩn cấp.

Kiệt sức vì chuyện chăm sóc con, người mẹ 32 tuổi và chồng mình quyết định rằng một đứa con là đủ với họ. Vì vậy, vào tháng 4/2021, họ bắt đầu tìm kiếm việc thắt ống dẫn tinh cho người chồng. Nhưng họ bị 2 bệnh viện từ chối làm việc đó. Một bác sĩ nói với chồng của Zhao rằng phẫu thuật này không còn được phép nữa chiểu theo các quy định mới về kế hoạch hóa gia đình tại Trung Quốc.

Zhao, làm nghề xuất bản, nhớ lại: “Lúc ấy tôi sợ hãi và tức giận. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi vô tình có thai? Chúng tôi khi ấy sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc sinh con. Gánh nặng sẽ rất lớn”.

Y tá chăm sóc trẻ sơ sinh ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trung Quốc đảo ngược chính sách

Trong hơn 3 thập kỷ qua, giới chức Trung Quốc đã buộc nam giới và phụ nữ nước này phải thực hiện triệt sản để kiểm soát đà tăng dân số. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc lại cố gắng đảo ngược tỷ lệ sinh giảm mạnh – họ e ngại xu hướng giảm tỷ lệ sinh này sẽ đe dọa ổn định xã hội và nền kinh tế. Do vậy, các bệnh viện đang quay lưng với các nam giới muốn thắt ống dẫn tinh.

Yang – giám đốc một bệnh viện ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, cho biết: “Đây là tiểu phẫu khá đơn giản nhưng các bệnh viện công gần như sẽ từ chối làm việc này với các bệnh nhân vì chúng tôi ý thức được các rủi ro khi làm điều gì đó không được chính phủ cho phép… Chính sách cơ bản hiện nay là Trung Quốc cần có thêm các ca sinh”.

Trung Quốc ghi nhận 8,5 ca sinh trên 1.000 dân vào năm 2020 – mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua, theo các dữ liệu chính thức công bố vào tháng 11/2021. Mức sinh ở Trung Quốc hiện nay thấp vào hàng đầu thế giới, chỉ 1,3 con trên một phụ nữ, tức là thấp hơn cả con số của Nhật Bản. Các nhà nhân khẩu học dự báo dân số Trung Quốc có thể bắt đầu giảm trong vài năm nữa.

Tuy nhiên các nỗ lực ngăn chặn đà giảm trên, như nới lỏng quy định về kế hoạch hóa (chính sách 1 con) và trợ cấp tiền mặt cũng như tăng thời gian nghỉ sinh con, đều chưa thành công vì vẫn có nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc hơn lựa chọn không sinh con.

Luật kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc quy định bảo đảm quyền sinh sản của các công dân, bao gồm việc lựa chọn biện pháp tránh thai. Không có lệnh cấm chính thức hoặc hạn chế cụ thể nào đối với việc thắt ống dẫn tinh, mặc dù các bác sĩ và bệnh viện thực hiện phẫu thuật này cũng như việc thắt ống dẫn trứng và nạo thai cho phụ nữ, phải nhận được sự phê chuẩn của các sở y tế địa phương.

Ít cơ sở y tế chấp nhận thực hiện thắt ống dẫn tinh

Mười hai bệnh viện công mà Washington Post liên hệ được, bao gồm các cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh, và Quảng Châu, nói rằng họ không còn cung cấp dịch vụ này nữa. Sáu bệnh viện cho biết, họ vẫn thực hiện tiểu phẫu này nhưng một bệnh viện thì cho biết họ làm việc đó với các nam giới chưa kết hôn.

Các cặp đôi và nam giới độc thân muốn thắt ống dẫn tinh cho biết, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện từ chối thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn tinh, đồng thời nói với họ rằng họ sau này có thể sẽ phải hối tiếc về quyết định đó. Một số bệnh viện yêu cầu bằng chứng dưới dạng tài liệu về tình trạng kết hôn và cặp đôi đã có con trước khi quyết định triệt sản bằng phương pháp này.

Zhou Muyun – một nhân viên viết bài quảng cáo ở Quảng Châu, cố gắng bất thành khi đi thắt ống dẫn tinh vào năm 2021 này. Anh ta và bạn gái Han Feifei – một cử nhân truyền thông đại chúng, đã chung sống với nhau và muốn theo đuổi lối sống DINK – viết tắt của cụm từ tiếng Anh có nghĩa là “thu nhập đôi và không con cái”.

Zhou nói: “Càng hiểu biết về thắt ống dẫn tinh, tôi càng chắc chắn về quyết định của mình. Chúng tôi muốn sinh hoạt tình dục với nhau nhưng lại không sinh con”. Zhou lưu ý thêm rằng thủ thuật này gây ra ít biến chứng hơn so với triệt sản nữ.

Zhou đã bị 2 bệnh viện từ chối. Tại đó, các bác sĩ bảo cậu ta rằng cậu còn quá trẻ.

Thế nhưng Zhou lại nói như thế này: “Sinh con hay không là lựa chọn của chúng tôi, đó cũng là quyền cơ bản của chúng tôi. Chúng tôi không cần ai đó bảo cho chúng tôi phải sống như thế nào”.

Thời kỳ chính sách một con thống trị ở Trung Quốc, thắt ống dẫn tinh bị coi là điều cấm kỵ tại đây. Tuy nhiên thủ thuật này phổ biến hơn tại một số tỉnh như Tứ Xuyên, Hà Nam, và Sơn Đông, nơi giới chức nhiệt tình ủng hộ biện pháp triệt sản đó.

Khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng quy tắc kế hoạch hóa gia đình, số ca thắt ống dẫn tinh giảm từ 149.432 vào năm 2015 xuống còn 4.742 ca vào năm 2019, theo các số liệu chính thức. Trung Quốc thực hiện chính sách 2 con từ năm 2016.

VOV.VN - Trung Quốc vừa ban hành các hướng dẫn mới về việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người già, phù hợp với các nỗ lực của quốc gia này trong việc xử lý vấn đề già hóa dân số nhanh chóng. Theo đó, “kinh tế bạc” sẽ được thúc đẩy phát triển.

Một số học giả Trung Quốc cho rằng phẫu thuật này chưa bị cấm mà chỉ không được khuyến khích, đặc biệt sau khi giới chức công bố vào tháng 5/2021 rằng tất cả các cặp đôi được phép có tới 3 con.

Sun Xiaomei – một giáo sư chuyên ngành giới tại Đại học Phụ nữ Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói: “Với việc áp dụng chính sách 3 con, các bác sĩ có các mối quan ngại mới mang tính dài hạn. Thực hiện phẫu thuật này với một nam giới trong một xã hội có định hướng gia đình sẽ cướp đi của họ cơ hội có con có cháu. Không ai muốn bị đổ lỗi về việc đó cả”.

Sau khi chính sách 3 con được công bố, Zhao và chồng chị cảm thấy cần phải khẩn trương tìm cách thắt ống dẫn tinh, do họ lo ngại sẽ còn có thêm các hạn chế đối với nạo thai hoặc việc tiếp cận các biện pháp tránh thai khác.

Jiang, 30 tuổi, làm việc trong bộ phận chăm sóc khách hàng tại một công ty internet, đã phải ghé thăm tới 6 bệnh viện ở quê nhà Phúc Kiến trước khi tìm thêm một bệnh viện nữa ở cách đó hơn 1.900km, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên chấp nhận thực hiện thắt ống dẫn tinh cho anh này. Sau tiểu phẫu vào tháng 3/2021, anh này đăng thông tin chi tiết về cơ sở y tế đó lên một diễn đàn trực tuyến thì được một người dùng mạng khác cho biết rằng bệnh viện này không còn cung cấp dịch vụ đó nữa.

Jiang tâm sự: “Tôi cảm thấy như mình đã trút được gánh nặng lớn này”.

Thay đổi trong quan niệm xã hội ở Trung Quốc

Chính sách hạn chế thắt ống tinh được cho là phản ánh quan điểm truyền thống cho rằng phụ nữ nên lãnh phần trách nhiệm kiểm soát sinh đẻ. Khi Zhou và bạn gái yêu cầu được thắt ống dẫn tinh, một bác sĩ gợi ý bạn gái anh dùng vòng tránh thai.

Yue Qian – một phó giáo sư về xã hội học chuyên nghiên cứu về giới và dân số ở Trung Quốc, cho rằng chính sách trên phản ánh truyền thống gia trưởng lâu đời. “Nam giới không bao giờ nằm ở trung tâm của các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, sinh sản, và kiểm soát sinh đẻ”.

Nhưng xu hướng này đang thay đổi. Yuan Fang – một ngôi sao online ở tỉnh Chiết Giang, đã chia sẻ trải nghiệm thắt ống dẫn tinh của cá nhân mình.

Còn Zhao và chồng chị cũng đã tìm được một bác sĩ tại một bệnh viện nhỏ ở ngoại ô Tế Nam chấp nhận tiến hành phẫu thuật này. Ngay khi anh chồng đã lên bàn mổ, bác sĩ vẫn cố thuyết phục anh hãy ngừng triệt sản. Nhưng chồng của Zhao đã thể hiện sự dứt khoát./.

Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc Gia Trung Quốc công bố vào đầu tháng 3/2022, số trẻ được sinh ra ở Hoa Lục vào năm 2021 là 10,62 triệu, so với 12 triệu vào năm 2020 và 14,65 triệu vào năm 2019. Trung Quốc đã nỗ lực giải quyết tình trạng sụt giảm tỷ lệ sinh nở bằng cách xóa bỏ chính sách “một con”, lần đầu tiên cho phép sinh hai con kể từ năm 2016 và thậm chí là 3 con kể từ năm ngoái. Chính phủ Bắc Kinh đồng thời đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng trẻ sinh con, hứa hẹn cải thiện điều kiện làm việc và giáo dục cho trẻ nhỏ.  

Tuy nhiên, dường như các nỗ lực trên là chưa đủ. Một bà mẹ 41 tuổi vừa sinh con đầu lòng ở một bệnh viện tại Trung Quốc, trả lời trên đài phát thanh France Culture, cho biết như sau:

Tôi dành thời gian cần thiết để hoàn thành chương trình học của mình. Tôi đã làm xong luận án. Tôi kết hôn hơi muộn. Đám cưới xong, tôi muốn sống cuộc sống của vợ chồng son. Tôi không vội sinh con. Thêm vào đó là công việc và những áp lực của của cuộc sống hàng ngày. Đó là lý do mà nhiều phụ nữ Trung Quốc sinh con muộn. Về phần mình, tôi sẽ không sinh thêm đứa thứ hai, tôi cũng không còn trẻ nữa và tôi không có đủ năng lượng để làm việc đó. Ngay cả khi chúng tôi được hưởng kỳ nghỉ thai sản tương đối tốt, nhưng tôi không muốn phải nuôi dạy thêm một đứa nữa. Xung quanh tôi, hiếm có ai sinh con thứ hai hay thứ ba. Và thực sự rất khó để làm được điều này, nhất là do các áp lực công việc và các vấn đề liên quan đến việc giữ trẻ.   

Theo The Diplomat, chính sách 2 con được đánh giá là kém hiệu quả, chính sách 3 con lại kém thành công hơn. Các nhà phê bình chỉ ra việc thiếu các biện pháp hỗ trợ các gia đình nuôi dạy con cái. Thế hệ trẻ hiện nay phải cân nhắc rất nhiều khi tính đến việc kết hôn, hoặc sinh con, do hệ thống an sinh xã hội không bảo đảm cho người về hưu, thêm vào đó là thời gian làm việc kéo dài. Giới trẻ Trung Quốc đang phải chật vật với chi phí sinh hoạt cao, cùng lúc đó phải chăm sóc cha mẹ già – những người đã nghỉ hưu có thu nhập thấp hoặc không có.   

Theo báo cáo công bố gần đây của Viện Nghiên cứu Dân số YuWa (YuWa Population Research Institute), trụ sở tại Bắc Kinh, trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc tiêu tốn 76.760 đôla, bao gồm tất cả chi phí, từ lúc mang thai đến khi trẻ kết thúc học phổ thông. Nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi con ở thành phố có thể cao gấp đôi, khoảng 99.666 đôla đôla so với ở vùng nông thôn là 47.460 đôla . Việc nuôi dạy một đứa trẻ ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải có thể tiêu tốn lên tới một triệu nhân dân tệ (158.413 đôla ). Nếu nhìn vào GDP bình quân đầu người, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc gần như cao nhất thế giới.  

Nhà nhân khẩu học Gilles Pison, Viện nghiên cứu nhân khẩu tại Pháp, giải thích thêm về tình hình này:   

Những người đàn ông và phụ nữ trẻ ở Trung Quốc hiện đa số đều có trình độ đại học, họ kiếm sống tốt hơn, nhưng các điều kiện sống không dễ dàng. Họ sống trong những căn hộ chật hẹp ở thành phố. Nuôi dạy một đứa trẻ rất đắt đỏ. Dù cho họ muốn có con, điều này cũng khó mà thực hiện. Phụ nữ trẻ Trung Quốc, họ đợi đến một độ tuổi nhất định mới sinh con, bởi họ nhận thức được sự bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Họ biết rằng nếu sinh con, một số người sẽ phải ngừng đi làm. Đó là những người có học thức, có việc làm, nhiều người không muốn bỏ việc. Trước tình hình này, họ quyết định sinh muộn. Các chính sách Trung Quốc phải tính đến hiện tượng này, nếu muốn tăng tỷ lệ sinh thì cần phải có chính sách hỗ trợ sự cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình, để khuyến khích những người phụ nữ hiện đại có con.   

Áp lực của giới trẻ Trung Quốc

Thế hệ thiên niên kỷ (những người có năm sinh từ 1980-2000) ở Trung Quốc ngày càng phải chịu nhiều áp lực trong công việc để có thể chi trả phí sinh hoạt không ngừng gia tăng. Họ cũng phải đối mặt với yêu cầu của chính phủ trong việc kéo dài thời gian làm việc, tăng tuổi nghỉ hưu. Thế nhưng, nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post cho biết các nhà tuyển dụng Trung Quốc có xu hướng muốn chọn người trẻ, phân biệt đối xử đối với những người xin việc quá 30 tuổi. Sự mất cân bằng giới tính và phân biệt đối xử phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ không muốn sinh con.   

Một vấn đề khác đó là việc chăm sóc trẻ. Đa số những người trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay của Trung Quốc là kết quả của chính sách “một con”, họ không được nhận, hoặc nhận được ít hơn sự giúp đỡ từ gia đình so với các thế hệ trước. Thông thường, tại quốc gia châu Á này, việc chăm sóc con cái phần lớn do ông bà đảm nhận. Phụ nữ sinh con ngày càng muộn đồng nghĩa với việc các bậc ông bà ngày càng già đi, không còn đủ sức để chăm sóc con cháu nữa. Các trường mẫu giáo thường không đủ chỗ. Rất ít nhà trẻ tiếp nhận trẻ em dưới 3 tuổi. Một bà mẹ Trung Quốc 41 tuổi giãi bày lo lắng trên đài phát thanh Pháp France Culture :  

“Tôi hy vọng rằng chính phủ có thể tăng số nhà trẻ, nhất là đối với trẻ từ 0-3 tuổi. Như vậy, các bậc phụ huynh có thể thấy yên tâm hơn. Thêm vào đó, thật không dễ tìm được một người giữ trẻ tốt. Về vấn đề này, tôi mong là chính phủ có thể tăng cường kiểm soát thị trường dịch vụ giữ trẻ. Riêng tôi đã rất lo lắng, căng thẳng bởi vì bố mẹ tôi đã lớn tuổi, họ không còn đủ sức để giữ con tôi và tôi sợ rằng không tìm được một người giữ trẻ phù hợp.” 

Giám đốc khoa phụ sản của một bệnh viện của Trung Quốc, Cheng BaoHui, cho biết vấn đề này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng:

“Khi phụ huynh đi làm thì ai giữ trẻ, rất nhiều cặp vợ chồng từ các tỉnh khác đến định cư tại Thượng Hải. Điều kiện nhà ở thường không được đảm bảo. Họ không có khả năng để đón bố mẹ lên ở cùng để trông trẻ giúp. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc đề cập đến vấn đề giữ trẻ. Tại khoa của chúng tôi, chúng tôi đang xem xét việc thiết lập một dịch vụ chăm sóc cho trẻ em từ 0 đến 3 tuổi để giúp các bậc cha mẹ.” 

Chính sách dân số nửa vời

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc một mặt nới lỏng các hạn chế về chính sách sinh đẻ, mặt khác lại áp đặt các hạn chế khác, ví dụ như chính sách về đăng ký hộ khẩu. The Diplomat cho biết, đa số các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt chính sách kiểm soát số người tới định cư. Những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ đối mặt với hai lựa chọn : quay trở về vùng quê nơi họ đã không sống từ nhiều năm và tìm một công việc lương thấp, hơn hoặc là tiếp tục sống xa gia đình và bị phân biệt đối xử trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, đăng ký cho con đi học, hay các dịch vụ xã hội thiết yếu khác.   

Báo cáo của Viện nghiên cứu dấn số YuWa đề xuất giải quyết tỷ lệ sinh đang giảm thông qua các hành động và chính sách cụ thể, bao gồm trợ cấp tiền mặt và thuế, trợ cấp nhà ở, xây dựng các trung tâm chăm sóc trẻ em, cấp thời gian nghỉ phép bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, thúc đẩy các mô hình làm việc linh hoạt, cải cách giáo dục và công nghệ hỗ trợ sinh sản.  

Báo cáo cũng đề xuất cho phép tuyển dụng người giữ trẻ từ nước ngoài vào Hoa lục. Điều này cho phép giảm chi phí của việc nuôi dạy một đứa trẻ.Theo báo cáo, việc thuê 3 triệu bảo mẫu nước ngoài có thể giúp tăng thêm 200 000 đứa trẻ ra đời, và tiết kiệm 30 tỷ đôla cho các gia đình.   

Tuy nhiên, không giống như các nước phát triển khác, Trung Quốc chưa bao giờ công khai chào đón lao động nước ngoài. Vì vậy, việc thuê bảo mẫu nước ngoài sẽ đòi hỏi những điều chỉnh về cả chính sách và văn hóa.  

Gần đây, một nhóm nhà nghiên cứu tại Tô Châu, miền đông Trung Quốc, thông báo đã phát triển thành công một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể theo dõi và chăm sóc phôi thai chuột bạch cho đến khi chúng phát triển thành bào thai ở trong môi trường tử cung nhân tạo. The South China Morning Post gọi đây là một cuộc “cánh mạng”, một giải pháp đối phó với việc tỷ lệ sinh đẻ giảm. Các cuộc thử nghiệm trên người đã được thực hiện, tuy nhiên, sau đó, luật pháp không cho phép phôi thai vượt quá 14 ngày phát triển.  

Tại một cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết giải quyết tỷ lệ sinh thấp và chăm sóc trẻ em, cam kết cải thiện các biện pháp bổ trợ cho chính sách 3 con, trừ thuế đối với phí trông trẻ dưới 3 tuổi.   

 Tại các cuộc họp nói trên, các đại biểu khắp Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất về tăng tỷ lệ sinh đẻ, như kéo dài thời gian nghỉ thai sản cho cha mẹ, ưu tiên nhà ở hay thậm chí kêu gọi cộng thêm điểm thi đại học cho đứa con thứ ba. The Diplomat cho rằng các đề xuất trên không có tiến bộ nào, dường như  “Trung Quốc” vẫn đi theo hướng truyền thống : đặt tăng trưởng kinh tế và số lượng việc làm tạo ra lên hàng đầu. Mặc dù phải đối mặt với áp lực duy trì lực lượng lao động, Trung Quốc vẫn bỏ bê tài sản quý giá nhất của đất nước: con người.”  

Video liên quan

Chủ đề