Chỉnh ngôn ngữ sử dụng cu3 linkedin như teh61 nào năm 2024

CÁCH SỬ DỤNG BOOLEAN SEARCH TRÊN LINKEDIN ĐỂ TÌM KIẾM CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ KẾT NỐI CHUYÊN NGHIỆP LinkedIn là một trong những mạng xã hội chuyên nghiệp phổ biến nhất trên thế giới, nơi bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm, xây dựng mối quan hệ kết nối, và thậm chí thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp của mình. Một công cụ mạnh mẽ để tận dụng tối đa LinkedIn là sử dụng Boolean search. Đây là cách bạn có thể tùy chỉnh các tìm kiếm của mình để tìm ra những cơ hội phù hợp nhất với bạn. 🤔 𝐁𝐨𝐨𝐥𝐞𝐚𝐧 𝐒𝐞𝐚𝐫𝐜𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀? Boolean search là một phương pháp tìm kiếm thông qua việc kết hợp các toán tử logic như AND, OR, NOT để tạo ra các truy vấn tìm kiếm chính xác hơn. Trên LinkedIn, bạn có thể sử dụng các toán tử này để lọc các kết quả tìm kiếm của mình theo các tiêu chí cụ thể. 😎 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐁𝐨𝐨𝐥𝐞𝐚𝐧 𝐒𝐞𝐚𝐫𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐋𝐢𝐧𝐤𝐞𝐝𝐈𝐧: 𝐀𝐍𝐃: Toán tử AND giúp bạn kết hợp nhiều từ khóa lại với nhau để tìm kiếm các mục có cả hai điều kiện. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm vị trí là "Software Engineer" ở "San Francisco," bạn có thể nhập "Software Engineer AND San Francisco" để hiển thị kết quả chỉ liên quan đến cả hai điều kiện. 𝐎𝐑: Toán tử OR cho phép bạn tìm kiếm các mục liên quan đến ít nhất một trong các điều kiện. Ví dụ, "Software Engineer OR Hardware Engineer" sẽ hiển thị kết quả liên quan đến cả hai. 𝐍𝐎𝐓: Toán tử NOT giúp bạn loại bỏ các kết quả không mong muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm kiếm các công việc kỹ sư phần mềm nhưng không muốn thấy các công việc từ công ty ABC, bạn có thể nhập "Software Engineer NOT công ty ABC." 𝐊𝐲́ 𝐭𝐮̛̣ đ𝐚̣̆𝐜 𝐛𝐢𝐞̣̂𝐭: Bạn cũng có thể sử dụng ký tự đặc biệt như dấu ngoặc kép (") để tạo ra tìm kiếm chính xác hơn. Ví dụ, "Software Engineer" sẽ tìm kiếm cụm từ này chính xác trong mục tiêu của bạn. 𝐓𝐮̀𝐲 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐛𝐨̂̉ 𝐬𝐮𝐧𝐠: LinkedIn cung cấp các tùy chọn bổ sung cho tìm kiếm Boolean như filter theo ngày đăng tin, khu vực địa lý, ngôn ngữ, và nhiều yếu tố khác. 🤗 𝐋𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐁𝐨𝐨𝐥𝐞𝐚𝐧 𝐒𝐞𝐚𝐫𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐋𝐢𝐧𝐤𝐞𝐝𝐈𝐧: 👉🏻 Tạo ra các tìm kiếm chính xác và hiệu quả hơn. ⏳ Tiết kiệm thời gian bằng cách loại bỏ kết quả không liên quan. 🔎 Tìm kiếm cơ hội việc làm và kết nối chuyên nghiệp dễ dàng hơn. Khả năng sử dụng Boolean search trên LinkedIn có thể là một kỹ năng mạnh mẽ để tối ưu hóa sự nghiệp của bạn. Bằng cách tinh chỉnh tìm kiếm của mình, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cơ hội và mối quan hệ quý báu mà bạn có thể khó tìm thấy bằng những cách tìm kiếm thông thường. Share giúp Kiều Anh nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích nhé 🫶🏻

Bài viết này bao gồm mọi thao tác cơ bản nhất bạn cần biết để tối ưu triệt để hồ sơ LinkedIn cá nhân của mình. Theo dõi tới cuối để nắm trọn vẹn bí quyết xây dựng một hồ sơ thu hút các NTD nhé!

BƯỚC 1: TÊN, AVATAR & COVER CHỈN CHU

Tên profile (tên hồ sơ cá nhân), avatar (ảnh đại diện) và cover (ảnh bìa) là 3 thứ “đập vào mắt” NTD đầu tiên; tuy chúng không chứa nội dung về kinh nghiệm của bạn nhưng lại là bước đầu gây ấn tượng và thiện cảm đối với nhà tuyển dụng (NTD).

Tên profile lịch sự

  • Dùng đầy đủ Họ & Tên (có thể để có dấu hoặc không), mở ngoặc biệt danh quen thuộc/tên tiếng Anh nếu có.
  • Không nên sử dụng những biệt danh không nghiêm túc hoặc viết cách điệu, teencode.

Avatar & cover chuyên nghiệp

  • Hãy đảm bảo NTD xác định được bạn là ai thông qua 2 dạng ảnh này. Lựa chọn an toàn nhất cho các bạn sinh viên là dùng ảnh chân dung/bán thân mới nhất của mình với trang phục công sở lịch sự.
  • Để tạo dấu ấn, đặc biệt trong các ngành nghề sáng tạo, bạn có thể thiết kế đồng bộ cả avatar và cover theo cá tính riêng. Để ảnh đại diện và ảnh bìa theo màu sắc thương hiệu bạn đang ứng tuyển cũng là một cách hay để gây thiện cảm với HR của chính công ty đó.
  • Tránh sử dụng những bức ảnh không thấy rõ mặt (ảnh thiên nhiên cảnh vật, chụp xa hoặc quá nhiều người trong một hình) hoặc ảnh CMND/Passport. Sử dụng ảnh selfie, ảnh có filter hoạt hình và meme là 3 điều vô cùng cấm kỵ với những tài khoản chuyên nghiệp như LinkedIn.

BƯỚC 2: CÓ MỘT HEADLINE THẬT NỔI BẬT

  • Headline (tiêu đề) là 1 dòng giới thiệu ngắn (120 kí tự - bao gồm cả khoảng trắng). Phần này luôn đi liền ngay bên dưới tên profile của bạn như một khẩu hiệu. Headline thường hiển thị trong các đề mục sau: Đề xuất liên hệ mới; Tìm kiếm, Tin nhắn LinkedIn Inmail v.v.
  • Headline chính là là một “lời mời gọi" NTD nhấn vào xem profile của bạn. Thông qua nó, bạn có thể giới thiệu lĩnh vực chuyên môn hoặc cá tính độc đáo của mình. Hãy cân nhắc sử dụng những số liệu, thông tin, thành tích hay châm ngôn ấn tượng nhất cho đề mục này. Nếu không, cơ bản nhất bạn có thể để vị trí đang làm việc hoặc ngành nghề.

BƯỚC 3: ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN LIÊN HỆ (Cài đặt mục Contact info)

Các bạn sinh viên thường mắc phải 2 sai lầm: Không để thông tin liên lạc hoặc ngược lại - quá nhiều nền tảng/cách thức khác nhau. Điều này hạn chế cơ hội NTD có thể tìm kiếm và tiếp cận được bạn.

Tạo email công việc riêng

  • Đừng phạm sai lầm khi sử dụng tài khoản email sinh viên/tổ chức đang làm để đăng ký hoặc điền vào mục liên hệ của LinkedIn. Những tài khoản này thường sẽ bị vô hiệu hoá sau khi bạn nghỉ việc.
  • Tạo một email chỉ dành riêng cho công việc, tách biệt với email cá nhân. Hãy đảm bảo email không đăng ký quảng cáo. Ưu tiên kiểm tra thường xuyên nhé vì bạn có thể lỡ mất các tin nhắn từ NTD, lời mời kết nối từ một nhân sự cấp cao, thông báo việc làm…
  • Tương tự như tên profile LinkedIn, bạn nên chọn tên email chỉn chu và nghiêm túc.

Sử dụng duy nhất 1 số điện thoại (SĐT)

NTD thường ưu tiên gọi điện thoại trực tiếp để trao đổi với ứng viên tiềm năng. SĐT điền trên trang nên là số chính thức, sử dụng thường xuyên và cố định. Nếu có đổi số, bạn hãy cập nhật ngay nhé vì nếu không, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một cơ hội việc làm đó.

Đặt tên URL LinkedIn riêng (Đường dẫn liên kết LinkedIn)

Đừng quên đổi URL của profile LinkedIn cho ngắn gọn, dễ nhớ và dễ tìm. The Trainee Club gợi ý bạn dùng họ tên viết tắt cho URL của mình.

Lưu ý:

  • Để tăng tỉ lệ NTD tìm thấy bạn trên mọi kênh, bạn nên sử dụng một email & SDT để đăng ký trên các nền tảng khác (Skype, WhatsApp, Viber, Zalo và các ứng dụng tương tự).
  • Nếu bạn có trang website riêng, blog hoặc portfolio cá nhân thì hãy điền vào nhé.

BƯỚC 4: CHÚ TRỌNG LÝ LỊCH CĂN BẢN (Cài đặt ở mục Edit intro)

NTD thường ưu tiên tìm kiếm ứng viên trên trang qua:

  • Current position (Chức danh hiện tại)
  • Industry (Lĩnh vực hoạt động)
  • Education (Trường Đại học)
  • Location (Khu vực sinh sống: Quốc gia và Thành phố)
  • Company (Tên tổ chức/công ty)

Cần lưu ý cập nhật các mục trên liên tục và đầy đủ bằng chức năng gợi ý có sẵn của LinkedIn. Hầu như mọi NTD đều sử dụng các gợi ý này để sàng lọc ứng viên tiềm năng.

BƯỚC 5: TẠO CẢM HỨNG CHO NGƯỜI ĐỌC BẰNG MỤC ABOUT

About (hay Summary) là mục tóm tắt chung không giới hạn số lượng từ. Nó được tạo ra nhằm mục đích tăng độ nhận diện cho profile người dùng. Các ứng viên lâu năm thường tận dụng mục này để tạo dấu ấn cá nhân. .

Một phần tóm tắt tiểu sử nên bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Hook: 1 - 2 dòng kích thích trí tò mò của người xem/NTD
  • Story: Bạn cần khéo léo lồng ghép tiểu sử cá nhân sao cho thuyết phục và truyền cảm hứng nhất cho NTD. Phần này cần có đầy đủ các thông tin về lĩnh vực làm việc, điểm mạnh, kỹ năng cá nhân và những thành tích bạn đã đạt được; có thể nói thêm về các giá trị trong công việc mà bạn đem lại.
  • Call to action: Lời mời kết nối và nhắc lại về thông tin liên lạc của bản thân. Nhiều ứng viên sẽ để lại contact ngay tại đây.

BƯỚC QUAN TRỌNG NHẤT: KINH NGHIỆM (Cài đặt Experience)

Experience là thông tin cốt lõi quyết định phần lớn NTD có muốn kết nối và tiếp tục quy trình tuyển dụng với bạn hay không. Bạn không nên copy nguyên nội dung từ CV/Resume vào đây. Thay vào đó, hãy viết 1 - 2 câu mạnh, mô tả ngắn gọn công việc và kết quả. Hãy tham khảo ví dụ từ chính Jeff Weiner - Executive Chairman của LinkedIn nhé.

Với công thức viết như trên, bạn còn cần lưu ý:

  • Sử dụng đúng từ khóa: Đó là những từ vựng phổ biến và liên quan đến lĩnh vực bạn muốn ứng tuyển. VD: Với ngành Marketing sẽ có các keyword phổ biến như Branding, Plan, Pr… Để chọn được keyword, hãy lấy từ chính các JD bạn đang quan tâm và có trên thị trường, đặc biệt là công ty bạn đang ứng tuyển. Như vậy, hồ sơ của bạn sẽ luôn hiển thị trong top tìm kiếm của NTD.
  • Sắp xếp thứ tự hợp lý nếu có nhiều thông tin về đầu việc: NTD chỉ dành trung bình 10s để lướt profile của bạn do họ có quá nhiều ứng viên tiềm năng. Thế nên, nếu bạn muốn trình bày nhiều hơn thì hãy đẩy các đầu việc liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển và thành tích cao lên trên (KPI, thành tích…)
  • Data-driven: Định lượng tất cả các công việc để NTD dễ dàng chấm điểm. Số liệu này gồm % khối lượng việc, đi kèm với KPI hoặc doanh số, các chỉ số về chuyên môn khác.
  • Add skills: Kỹ năng bạn đã sử dụng để hoàn thành công việc đó. Khi thêm kỹ năng vào từng công việc, trang sẽ tự động thêm vào section Skills chung. Nếu bạn sở hữu nhiều kỹ năng hơn công việc yêu cầu, hãy bổ sung vào phần section.

Và đừng quên viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhé.

BƯỚC CUỐI CÙNG: HOÀN THIỆN HỒ SƠ

Linkedin sẽ ưu tiên gợi ý hiển thị các hồ sơ “All stars” - hồ sơ với các phần thông tin cá nhân được điền đầy đủ. Bạn chỉ cần hoàn thiện tất cả các mục trong Add profile section là đã ăn điểm phần này. Bạn dành thêm thời gian để bổ sung các mục sau:

  • Skill: Take Skill Assessments (bài test của LinkedIn) hoặc Endorsement (các đánh giá từ cộng đồng).
  • Recommendation: Lời giới thiệu từ nhân sự, khách hàng, sếp, đồng nghiệp, giáo sư,.. đã từng làm việc cùng.
  • Licenses - certifications & Course: Các chứng chỉ, khóa học từng tham gia.

Đây là một mục vô cùng quan trọng với các ứng viên thuộc các ngành yêu cầu tính chuyên môn nghiệp vụ cao.

  • Add projects; honors & awards; volunteer experience: bổ sung thêm dự án đã làm, giải thưởng và các hoạt động tình nguyện để làm dày hồ sơ

Nếu bạn đang tìm việc, nhớ bật tính năng Open to work (Hồ sơ đang tìm việc) để đẩy hiển thị và cũng cho NTD biết bạn đang tìm kiếm cơ hội mới. Ngoài viết trực tiếp lên LinkedIn, bạn nên đăng tải bản CV và portfolio cá nhân bản tiếng Anh.