Chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán năm 2024

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:(i) Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.(ii) Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.(iii) Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.(iv) Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.(v) Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.(vi) Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

Bao thanh toán và chiết khấu hóa đơn khác nhau về mức độ linh hoạt và bảo mật dành cho Bên vay, nhưng điểm khác biệt chính vẫn là quyền sở hữu hóa đơn và sổ cái bán hàng.

Trong trường hợp bao thanh toán, Bên bán chuyển giao hóa đơn và trách nhiệm thu hồi nợ cho Bên trung gian; trong khi đó, chiết khấu hóa đơn cho phép Bên bán lựa chọn.

Tuy nhiên, chiết khấu hóa đơn yêu cầu Bên bán chịu trách nhiệm thu hồi nợ trừ khi hóa đơn đã bán cho Bên cho vay.

Trong cả hai trường hợp, Bên mua đều phải hoàn trả khoản tài trợ vốn cho Bên cho vay.

Cuối cùng, mặc dù chiết khấu hóa đơn đem lại độ linh hoạt và bảo mật cao hơn so với bao thanh toán, chi phí chiết khấu cũng rẻ hơn. Vì những lý do này, các doanh nghiệp thường chọn chiết khấu thay vì bao thanh toán

Bạn vẫn muốn biết thêm?

Hãy tìm hiểu về thông qua hướng dẫn chiết khấu hóa đơn mở rộng của chúng tôi.

Bao thanh toán hay tài trợ dựa trên khoản phải thu?

Tài trợ dựa trên khoản phải thu đồng nghĩa với chiết khấu hóa đơn vì các khoản phải thu (chủ yếu là hóa đơn) hỗ trợ cho giao dịch. Chúng ta đã bàn về trên đây.

Tuy nhiên, không như bao thanh toán, doanh nghiệp có thể lựa chọn các khoản phải thu mà họ muốn huy động vốn.

Cần hiểu rõ mức độ trước khi chọn đây là giải pháp tài trợ vốn.

Các ưu điểm của bao thanh toán

Tránh rắc rối khi thu hồi nợ

Thu hồi nợ (thu hồi khoản thanh toán) là một trong những tình huống bất cập mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng từng rơi vào ít nhất một lần.

Các khoản thanh toán trễ là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp thường xuyên gặp vấn đề về dòng tiền.

Trong khi những tập đoàn lớn có đủ khả năng thuê một đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ, thì các chủ doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực cho việc đó.

Phương án bao thanh toán giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng từ nhiệm vụ tốn thời gian này, vì công ty bao thanh toán hoàn toàn chịu trách nhiệm thu hồi các khoản thanh toán từ Bên mua.

Quy chế này cho phép các chủ doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn và hưởng lợi từ việc xây dựng mối quan hệ khách hàng vững chắc hơn và lâu dài hơn.

Tài trợ vốn không nợ

Bao thanh toán không tạo ra thêm nợ.

Do quyền sở hữu được chuyển giao cho công ty bao thanh toán, nên hóa đơn trở thành khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán và không còn là nghĩa vụ pháp lý (nợ phải trả) đối với doanh nghiệp nữa.

Vì lý do này, bao thanh toán còn được gọi là “bao nợ”, do doanh nghiệp loại bỏ các khoản nợ như hóa đơn chưa thanh toán khỏi bảng cân đối kế toán của họ.

Phê duyệt dễ dàng và nhanh chóng hơn

Các công ty bao thanh toán quan tâm hơn đến khả năng trả nợ của Bên mua hơn là điểm tín dụng của bạn. Họ có xem đến điểm tín dụng của bạn nhưng không chú trọng bằng ngân hàng.

Các điều khoản được quyết định dựa trên những khoản phải thu từ doanh nghiệp của bạn, Bên mua nợ bạn bao nhiêu và khả năng họ sẽ chi trả cho bạn là bao nhiêu.

Vì lý do này, quá trình phê duyệt thường nhanh chóng hơn và ít rườm rà hơn.

Hãy kiểm tra yêu cầu về trước khi đăng ký.

Doanh nghiệp của bạn có phù hợp để bao thanh toán?

Mặc dù những lợi ích nêu trên áp dụng cho hầu hết doanh nghiệp, nhưng các loại hình doanh nghiệp được liệt kê dưới đây sẽ đạt hiệu quả rõ rệt hơn.

Các công ty phù hợp

Chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán năm 2024

  • Do đặc điểm thanh toán kéo dài, các doanh nghiệp vận tải, xăng dầu và y tế sẽ phù hợp để bao thanh toán. Ngân hàng thường bỏ qua những ngành này vì chúng có rủi ro cao (hãy nghĩ đến thị trường hàng hóa đầy biến động).

Bao thanh toán có thể giúp cải thiện dòng tiền của những doanh nghiệp này bằng cách tài trợ vốn cho các khách hàng trả chậm của họ.

Dịch vụ vận chuyển hàng là ví dụ điển hình cho điều này. Thông thường, các công ty có hóa đơn trả chậm với các kỳ hạn thanh toán từ 60 ngày trở lên.

Những công ty như thế không ngại trả thêm phí để giải phóng nguồn tiền mặt từ nợ của các khách hàng trên.

  • Các công ty vừa và lớn có thể không muốn đầu tư nguồn lực để xây dựng đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ; chính vì thế, họ không ngại trả thêm chi phí thuê ngoài để xử lý việc thu hồi nợ.

Việc bao thanh toán có thể giúp họ nhận được nguồn hỗ trợ tài chính cần thiết trong quá trình tăng trưởng hoặc các giai đoạn cam go.

  • Trong khi đó, các công ty lớn với chi phí hoạt động lớn hơn và cần đẩy nhanh dòng tiền có thể chọn bao thanh toán. Cách này có thể giúp họ chi tiền thêm cho nhân sự, trang thiết bị, hóa đơn tiện ích hoặc phí pháp lý.

Các công ty không phù hợp Tuy hầu hết doanh nghiệp tưởng như đều phù hợp để bao thanh toán, nhưng đó có thể không phải là giải pháp lý tưởng trong một số trường hợp:

Chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán năm 2024

Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ sự góp mặt của công ty bao thanh toán trong quá trình làm việc với Bên mua vì họ quan ngại việc này có thể gây trở ngại cho quan hệ giao thương.

Các doanh nghiệp không muốn mất quyền kiểm soát quá trình thu hồi nợ vì họ đã có sẵn một đội kiểm soát tín dụng đáng tin cậy. (Việc bao thanh toán sẽ chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho tổ chức tài chính).

Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp. Do công ty bao thanh toán chịu trách nhiệm thu hồi nợ, chi phí thường sẽ cao hơn so với những phương án tài trợ hóa đơn khác.

Các công ty vừa và nhỏ (SME) không đủ vốn và không thuê nổi đội kiểm soát tín dụng nội bộ chắc chắn sẽ không ưu tiên trả phí bao thanh toán cao.

Ví dụ về doanh nghiệp bao thanh toán

Một công ty sản xuất ngũ cốc Ấn Độ chuyển cung cấp hạt ngô cho các ngành nghề và công ty khác nhau.

Công ty này đã tăng trưởng vượt bậc nhờ tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng của họ theo nhu cầu của từng khách hàng.

Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi danh sách các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng nhanh hơn tiền nhận được từ khách hàng của họ.

Khách mua của họ có tình trạng tín dụng tốt nhưng thanh toán chậm. Hai đặc điểm này khiến việc bao thanh toán trở thành giải pháp cho các vấn đề dòng tiền đang dần xấu đi của họ.

Công ty đã tiến hành bao thanh toán toàn bộ các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán của mình và nhận ngay tiền mặt cho các hóa đơn đáo hạn.

Phương án bao thanh toán đã giúp họ giải quyết ổn thỏa hóa đơn từ nhà cung cấp và tránh được phiền phức từ việc truy đòi các bên thanh toán trễ, trong khi vẫn duy trì biên lợi nhuận dễ chịu.

Tuy giải pháp này tốn kém hơn các phương án khác, nhưng công ty sẵn sàng chịu thêm khoản chi phí này để tránh phải chạy theo những khách hàng trả chậm làm cản trở đà tăng trưởng của họ.

Nhưng nếu bạn có ngân sách eo hẹp và vẫn đang tìm kiếm một khoản tiền mặt tạm ứng để đẩy nhanh dòng tiền của mình thì sao?