Chiến lược xuyên quốc gia của Apple

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple: Apple, đây chắc hẳn là thương hiệu không ai là không biết vì độ nổi tiếng trên toàn cầu. Apple được thành lập vào tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Những người sáng lập ra Apple đã thành lập đối tác kinh doanh tại Cupertino, California với sản phẩm đầu tiên là “Apple I” do Steve Wozniak thiết kế và chế tạo hoàn toàn bằng tay. Với việc phát triển nhiều dòng máy tính khác nhau, Apple đã có tên gọi là Apple Computer Inc. vào tháng 1 năm 1977. Ba mươi năm sau, từ Computer chính thức bị loại bỏ khi Apple mở rộng mảng kinh doanh của mình và tên thương hiệu đã trở thành Apple, Inc. vào năm 2007. 

Nhiều năm tháng đã trôi qua với các thành công nối tiếp thành công, Apple hiện tại được đánh giá là thương hiệu toàn cầu tốt nhất. Các sản phẩm nổi tiếng của Apple bao gồm iPhone, iPod và máy tính MacIntosh. Khách hàng của Apple luôn có độ trung thành cực cao, và điều này bắt nguồn từ sự độc đáo của Apple trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. 

Với những tiến bộ trong công nghệ của mình, Apple đã tạo ra một kỷ nguyên mới, cho phép chính bản thân thương hiệu mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Các sản phẩm và thiết bị của Apple cực kỳ dễ quản lý và tiếp cận. Chính điều này đã là chìa khóa để Apple liên doanh sang các thị trường nước ngoài như Trung quốc. Các chiến lược kinh doanh của Apple tập trung vào sự khác biệt hóa sản phẩm để cung cấp thông tin liên lạc di động chất lượng cao. Sự mở rộng sản phẩm ở Trung quốc xảy ra đồng thời với các chiến lược tiếp cận khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhập khẩu, xuất khẩu, gia công và thủ công nước ngoài. Apple đã tận dụng Trung quốc như một thị trường mới nổi, lao động giá rẻ và dân số khổng lồ để mở rộng ra toàn cầu. Các kỹ thuật tiếp thị kinh doanh của Apple mang lại cho thương hiệu một thành công mang tầm quốc tế với doanh số là 61 tỷ đô la thông qua thương hiệu mang tên Foxconn. 

Ngoài ra, Apple cũng là một phần của nhiều thị trường mới nổi như Hồng Kông, Ấn Độ, Trung Đông, Đài Loan và Nam Mỹ. Ví dụ, Apple đã cung cấp kỹ thuật tiếp thị và chiến lược kinh doanh của họ cho hai công ty ở Ấn Độ có tên là Bharti Airtel và Vodafone. Điều này đã thách thức nhiều hãng sản xuất thiết bị di động ở Ấn Độ nhưng lại giúp Apple mở rộng sản phẩm của thương hiệu vào một thị trường đầy tiềm năng. Tại Ấn Độ, tuy Apple có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều thập kỷ kinh nghiệm nhưng Apple vẫn tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm, kế hoạch mở rộng toàn cầu và tiềm năng phát triển sản phẩm tại Ấn Độ. Thị trường Ấn Độ rất nhạy cảm với giá cả của các mặt hàng điện thoại cầm tay nên Apple đã đồng ý nhượng bộ giảm giá các dòng sản phẩm iPhone của mình để đạt được tiến bộ trong việc mở rộng thị trường. 

Ngoài ra, tại Ấn Độ, Apple cũng thiết lập các cửa hàng bán lẻ với trải nghiệm tuyệt vời khác nhau tại các địa danh và thành phố lớn. Do đó, Apple đã có những đòn bẩy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Ấn Độ. Đặc biệt vào năm 2030, dự báo tài chính về nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển với 80% hộ gia đình sẽ trở thành tầng lớp trung lưu với thu nhập trung bình cao. Đây thực sự sẽ là nền tảng để Apple tiếp tục mở rộng sản phẩm của mình.

Chiến lược xuyên quốc gia của Apple

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple (Ảnh minh hoạ)

Để có được một thành công mang tầm quốc tế như vậy, Apple cũng phải thực hiện rất nhiều các chiến lược kinh doanh quốc tế khác nhau, phụ thuộc vào từng thị trường. Hãy cùng điểm lại một số chiến lược kinh doanh của Apple trên thị trường toàn cầu. 

Các nhà điều hành Apple thường nói về việc làm cho sản phẩm trở nên trực quan hơn với giao diện thân thiện tuyệt đối với người tiêu dùng. Và yếu tố quan trọng này không hề thay đổi trong những năm gần đây. Tính thẩm mỹ và đồng nhất trong các bộ phận phần cứng và phần mềm của Apple vẫn cực kỳ nhất quán. Chính sự nhất quán này khiến cho Apple trở nên nổi tiếng ở mọi thị trường. Không giống các thương hiệu điện thoại khác luôn thay đổi màu sắc hoặc thiết kế cho phù hợp với nhiều thị trường điện thoại thì Apple luôn giữ thiết kế và giao diện của họ giống nhau ở mọi thị trường. Điều này giúp Apple làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình. 

Mặc dù chiến lược đồng nhất trong giao diện và phần cứng của Apple được đánh giá cao trong việc tiếp cận với mọi thị trường. Tuy nhiên, không thể không nhắc tới chiến lược nội địa hóa thông điệp của Apple. Chiến lược đã đưa Apple len lỏi tới nhiều vùng và lãnh thổ trên thế giới. 

Nếu đăng nhập vào website của Apple thì ta sẽ thấy Apple cho phép tùy chỉnh ngôn ngữ ở trên 100 quốc gia khác nhau. Nội địa hóa các thông điệp tiếp thị cho các thị trường mục tiêu luôn là yếu tố được Apple cân nhắc và rất nhiều thành công đã đến với Apple dựa trên chiến lược này. 

Apple cũng đầu tư vào các cửa hàng nội địa của mình khi Apple có trên 500 cửa hàng trên toàn thế giới và thương hiệu cố gắng điều chỉnh từng cửa hàng để phù hợp với địa lý của mình. Theo cựu Phó Giám đốc phát triển bán lẻ của Apple, Bob Beidger cho biết rằng Apple luôn luôn cố gắng tạo ra những điều mới mẻ, có sức hấp dẫn phù hợp với văn hóa và môi trường xung quanh. Thương hiệu luôn cố gắng suy nghĩ như người dân bản địa, cảm nhận như những gì người dân bản địa cảm nhận thấy. 

Nếu vào một cửa hàng của Apple thì chúng ta sẽ thấy, ngoài các sản phẩm mẫu để Khách hàng tương tác trước khi mua thì Apple cũng tạo điều kiện để Khách hàng được thưởng thức âm nhạc cũng như các dịch vụ khác. Các cửa hàng của Apple luôn nhắm tới là nơi Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận để chơi và trải nghiệm công nghệ mới. Chiến lược bản địa hóa cửa hàng này đã giúp Apple có thêm được nhiều Khách hàng hơn, thu hút các “con mọt” công nghệ đến để tiếp xúc, trải nghiệm công nghệ mới, từ đó, Apple có thể thu thập được thông tin chính xác hơn từ Khách hàng của mình. 

Xem thêm các bài viết liên quan

・Chiến lược marketing mix của Apple
・Phân tích ma trận SWOT của Apple

Apple không chỉ thu hút người tiêu dùng bằng sự nhất quán về thương hiệu toàn cầu, các sản phẩm kiểu dáng đẹp mà còn đáp ứng được cảm xúc của người mua. Thông điệp “Think Different” của Apple bắt nguồn từ mẫu quảng cáo vào những năm 90 có hình ảnh của Einstein, John Lennon, Gandhi và Martin Luther King. Quảng cáo  này nói về những “kẻ điên rồ”, “thúc đẩy loài người tiến lên phía trước”.. 

Đây chính là một ví dụ điển hình về việc Apple cố gắng kết nối cảm xúc với người xem, tạo ra một thương hiệu biểu thị sự tiến bộ, đổi mới và sáng tạo. Là một người yêu công nghệ, chắc hẳn quảng cáo này đã động tới nhiều tầng cảm xúc khi mà con người luôn có xu hướng được liên kết với những điều to lớn và tích cực 

Việc tạo ra được những quảng cáo mang tính cảm xúc cao đã khiến Apple giành được thương hiệu thân thiết nhất thế giới vào năm 2017 và theo báo cáo của Fortune thì Apple được đánh giá là công ty sản phẩm các loại mặt hàng mà “người tiêu dùng không thể sống thiếu”. 

Chiến lược xuyên quốc gia của Apple

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple (Ảnh minh hoạ)

Các sản phẩm của Apple như iPod và iPhone luôn được người dùng trên thế giới biết đến rộng rãi nhờ sự xuất sắc trong thiết kế và phát triển sản phẩm sáng tạo. Nếu nhìn vào lịch sử thì chúng ta thấy Apple không phải là một ông lớn trong ngành công nghệ cho tới những năm 1990. Vào thời điểm đó, Steve Jobs nhận ra rằng, sáng tạo và sáng tạo là yếu tố sống còn để tồn tại lâu dài trên thị trường và từ đó, Steve Jobs đã thực hiện những thay đổi đáng để cho mọi dòng sản phẩm của Apple sau những năm 1997. Và đây chính là cách mà Apple đã trưởng thành và chuyển mình thành một nhà sáng tạo cộng nghệ nổi tiếng trên toàn thế giới. 

Trong khi các đối thủ cạnh tranh như HP và các công ty khác trong thị trường phần cứng tập trung vào chi phí thấp hơn và doanh số bán hàng cao hơn thì Apple lại tập trung chủ lực vào công nghệ cùng sự khác biệt của sản phẩm. 

Hoạt động kinh doanh quốc tế của Apple cam kết đem lại những trải nghiệm chất lược cao nhất cho Khách hàng trên toàn thế giới. Chiến lược kinh doanh của Apple tập trung vào việc phát triển các sản phẩm phần cứng của riêng mình như iPhone với các phần mềm riêng biệt, chuyên dụng, dễ sử dụng và thiết kế sáng tạo… 

Apple là một thương hiệu toàn cầu và nổi tiếng với độ trung thành cao. Khi nói đến độ trung thành với thương hiệu thì Apple đạt mức ngoạn mục là 50% (theo sau là Google 26% và Starbucks 4%). Thậm chí rất nhiều người dùng cho rằng họ không thể sống nếu thiếu các sản phẩm của Apple cho dù một ngày. 

Để làm được điều này chúng ta phải kể đến chiến lược định vị quan trọng của Apple khi tất cả sản phẩm chủ lực của hãng như iPad, iPhone, iTunes… đã được gắn liền với thương hiệu Apple. Chiến lược thiết kế sáng tạo và quảng cáo độc đáo, đi kèm với sức mạnh kỹ thuật đã khiến Apple đạt được vị thế thương hiệu thành công duy nhất trong lòng Khách hàng. 

Xem thêm các bài chiến lược kinh doanh quốc tế tại đây.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple gồm rất nhiều các yếu tố tập trung chủ yếu vào định vị thương hiệu, chiến lược cạnh tranh khác biệt cũng như sáng tạo trong công nghệ. Với độ trung thành lên tới 50% trong các cuộc khảo sát người tiêu dùng, chúng ta có thể thấy Apple đã trở thành một phần trong cuộc sống hiện đại như thế nào. Hy vọng họ nhà táo sẽ tiếp tục phát triển để cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú và tiện nghi hơn với sự góp mặt của các thiết bị công nghệ cao.

Xem thêm bài viết liên quan

・Chiến lược marketing của Samsung Galaxy S10
・Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung

Nguồn tham khảo 

International Business And Organizational Factors Apple Inc Smartphones. (2017, May 1). Ukessays. https://www.ukessays.com/essays/marketing/international-business-and-organizational-factors-apple-inc-smartphones-marketing-essay.php

Morgan & Nicole. (2021, March 25). Apple’s Global Business-to-Business Marketing Strategy. Globalmarketingprofessor.Com. https://globalmarketingprofessor.com/apples-global-business-to-business-marketing-strategy/

https://www.unitedlanguagegroup.com/news/thinking-differently-why-apples-brand-succeeds-worldwide