Chiến dịch xuân lộc toàn thắng trong thời gian nào

Cách đây 37 năm, vào ngày 21-4, quân, dân ta đã chiến thắng trong Chiến dịch Xuân Lộc, đánh tan tuyến phòng thủ của địch tại Long Khánh, mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến thẳng về giải phóng Sài Gòn, ngày 30-4-1975.

Cách đây 37 năm, vào ngày 21-4, quân, dân ta đã chiến thắng trong Chiến dịch Xuân Lộc, đánh tan tuyến phòng thủ của địch tại Long Khánh, mở đường cho Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến thẳng về giải phóng Sài Gòn, ngày 30-4-1975.

* “Cánh cửa thép” trong mặt trận hướng đông

Vào thời điểm đó, trên chiến trường toàn miền Nam, quân giải phóng đã đập tan các tập đoàn cứ điểm của địch từ Quảng Trị, Huế, vào đến Nha Trang. Các cánh quân của ta ở miền Bắc và Tây Nguyên đang tiến về phía Nam. Ở mặt trận hướng Nam, nhiều địa phương miền Tây Nam bộ cũng đã được giải phóng. Địch dù thua và mất Vùng 1, Vùng 2 chiến thuật cùng nhiều địa bàn chiến lược quan trọng khác, buộc chúng phải co về phòng ngự trong thế bị động, nhưng về quân lực vẫn còn khá mạnh. Cho đến đầu tháng 4-1975, địch có trong tay 7 sư đoàn bộ binh, 5 tiểu đoàn biệt động quân, 33 tiểu đoàn pháo binh, 12 thiết đoàn xe tăng và xe thiết giáp, 1.360 máy bay, 1.496 tàu chiến đấu. Đồng thời, lúc đó Mỹ cấp tốc lập cầu hàng không chuyên chở vũ khí hạng nặng, gồm xe tăng và đại bác, tiếp viện cho quân đội Sài Gòn, tàu sân bay cùng 300 lính thủy đánh bộ Mỹ cũng đang tiến vào khu vực biển Đông.

Chiến dịch xuân lộc toàn thắng trong thời gian nào
Các cánh quân của ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Xuân Lộc. Ảnh: TL

Vì vậy, địch gắng sức lập tuyến phòng thủ chiến lược kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh để bảo vệ Sài Gòn và những địa bàn chiến lược quan trọng ở Vùng 3 và Vùng 4 chiến thuật, vừa chờ viện trợ của Mỹ, vừa đợi mùa mưa tới chuyển sang phản công giành lại những vùng đã bị mất. Trong tuyến phòng thủ này, Xuân Lộc với vị trí hiểm yếu được xem là địa bàn trọng điểm giữ vai trò quyết định bảo vệ thành phố Sài Gòn. Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã dốc lực lượng và phương tiện “tử thủ” ở Xuân Lộc, với mong muốn tạo được một thắng lợi để củng cố lại tinh thần cho quân đội và hối thúc viện trợ của Mỹ.

Tại Xuân Lộc, địch bố trí một lực lượng mạnh gồm Sư đoàn 18 còn nguyên vẹn và một số tiểu đoàn bảo an, cảnh sát phòng ngự trong công sự kiên cố. Nơi đây còn có các căn cứ Trung đoàn thiết giáp 11 Mỹ ở Suối Râm, căn cứ pháo binh Hoàng Diệu, Bộ Chỉ huy Khu 33 chiến thuật, sân bay, cơ quan cố vấn Mỹ, trung tâm huấn luyện tình báo CIA. Ngoài ra, còn có lực lượng ứng cứu trực tiếp của Lữ đoàn 3 thiết giáp ở Biên Hòa, Lữ đoàn dù 1 ở Sài Gòn và pháo binh, không quân của Quân khu 3...

Với sự phòng thủ đó, địch đã mệnh danh Xuân Lộc là “cánh cửa thép”. Địch cố giữ Xuân Lộc hòng ngăn chặn quân chủ lực cách mạng ở mặt trận hướng Đông, còn ta quyết tâm phải đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở đường cho mặt trận hướng Đông tiến vào giải phóng Biên Hòa - Sài Gòn.

* Trận chiến đấu ác liệt 13 ngày đêm

5 giờ 30 sáng ngày 9-4-1975, các đơn vị bộ đội thuộc Quân đoàn 4 và lực lượng vũ trang địa phương tiến công vào TX.Long Khánh, các trận địa pháo quân đoàn, sư đoàn đồng loạt nhả đạn. Dù lúc đầu ta ở vào thế chủ động, chọc thủng được tuyến phòng ngự, chiếm được một nửa thị xã và toàn bộ khu hành chính tiểu khu, cắm cờ cách mạng lên dinh Tỉnh trưởng Long Khánh, nhưng địch nhờ hệ thống phòng thủ vững chắc và chi viện mạnh nên chống trả rất ác liệt. Chúng đã dùng trực thăng đổ bộ một lữ đoàn dù xuống ven TX.Long Khánh để chi viện, tiếp đó tăng viện thêm hai lữ đoàn thủy quân lục chiến, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 5, tám tiểu đoàn pháo binh và hai chiến đoàn xe tăng, thiết giáp. Không quân ở các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Trà Nóc (Cần Thơ) được huy động trung bình 80 chiếc/ngày để chi viện trực tiếp cho các mũi phản kích, ném bom dữ dội xuống Xuân Lộc. Để ngăn chặn thế tiến công của ta, địch đã dùng đến cả bom CBU, một loại bom có sức sát thương và hủy diệt rất lớn.

Chiến dịch xuân lộc toàn thắng trong thời gian nào
Lễ chuyển cờ chiến thắng cho Đại đội 2 (Tiểu đoàn 9, Sư đoàn 304) tại rừng cao su Long Khánh trước khi vào chiến dịch. Ảnh: TL

Trước tình hình khó khăn, Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 nghiên cứu diễn biến trận đánh, quyết định tổ chức lại lực lượng, thay đổi cách đánh từ tiến công trực tiếp chuyển sang thế trận bao vây, cô lập nhằm làm suy yếu lực lượng địch trong thị xã; tiêu diệt các lực lượng tiếp viện của địch mới được điều đến còn đứng chân chưa vững ở vòng ngoài.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã ra lệnh ngừng tiến công vào thị xã, mỗi sư đoàn để lại một tiểu đoàn kiềm chế, nghi binh địch, số còn lại lui ra phía sau củng cố, làm lực lượng cơ động. Quân đoàn 4 được tăng cường lực lượng bộ binh và pháo cỡ lớn tổ chức đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, cắt quốc lộ 1 và chặn đánh quân tiếp viện từ Biên Hòa, Trảng Bom. Hỏa lực phòng không được bố trí để đánh máy bay địch, đồng thời trận địa pháo Hiếu Liêm cùng với Đoàn 113 khống chế hiệu quả sân bay Biên Hòa.

Thắng lợi của Chiến dịch Xuân Lộc không chỉ giáng đòn quyết định làm suy sụp hoàn toàn tinh thần và ý chí, đập tan hy vọng sau cùng của chính quyền Sài Gòn mà còn tạo ra thế trận mới có ý nghĩa chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó còn là bài học về nhận định, đánh giá tình hình, kiên quyết trong chỉ đạo tác chiến và tiến công địch, nắm và tạo thời cơ, vận dụng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang, bộ đội địa phương và quần chúng. Bài học này không chỉ có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống, mà còn bổ ích trong công tác lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bị bao vây, cô lập, trước nguy cơ bị tiêu diệt và sức uy hiếp của cánh quân lớn của ta từ phía Đông kéo tới, đêm 20-4 địch phải rút chạy khỏi Xuân Lộc. Đại tá Tỉnh trưởng Long Khánh Phạm Văn Phúc bị ta bắt sống. Ngày 21-4-1975, Long Khánh được giải phóng, chiến dịch Xuân Lộc kết thúc thắng lợi.

Sau khi “cánh cửa thép” Xuân Lộc tan rã, một loạt sự kiện liên quan đã liên tiếp diễn ra. Ngay tối ngày Xuân Lộc được giải phóng, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và hai ngày sau đó thì trốn chạy khỏi Sài Gòn. Ngày 23-4-1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố “Cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ”. Mặt trận hướng Đông được khai thông, các cánh quân rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì lay chuyển nổi.

Theo nhận định của đại tướng Lê Đức Anh (nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam), năm cánh quân hình thành năm hướng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của quân địch với một quyết tâm và nỗ lực rất cao, trong đó kết quả tác chiến của đơn vị này đã mở ra điều kiện thuận lợi cho đơn vị kia. Nhờ Quân đoàn 4 và các lực lượng vũ trang miền Đông chiến đấu quyết liệt, đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, làm chủ từ ngã ba Dầu Giây, đánh chiếm sân bay cùng Sở chỉ huy Quân đoàn 3 ở Biên Hòa, mở được cầu Biên Hòa là đã mở rộng đường cho cánh đi đầu của Quân đoàn 2 chỉ có một trung đoàn và một đại đội tăng Quân đoàn 2 nhanh chóng thọc sâu tiến vào Sài Gòn. Trưa 30-4-1975, xe tăng ta húc đổ cổng Dinh Độc Lập, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất sau 21 năm chia cắt.