Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa

BNEWS Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh chính thức năm 2022.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học chuyên ngành kỹ thuật đầu ngành tại Việt nam dự kiến sử dụng 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển tài năng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (tổ chức thi riêng) .

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 chi tiết >>> tại đây

Xem thêm:

>>>Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thí sinh F0 và F1

>>>Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán mã đề 001

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 60 chương trình đào tạo ở sáu nhóm ngành, tăng một chương trình là Kỹ thuật Y sinh (mã ET2) với 80 chỉ tiêu. Kỹ thuật hóa học vẫn là ngành tuyển nhiều nhất với 600 chỉ tiêu, cao hơn năm ngoái 80 em. Một số ngành tuyển tới 500 như Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa.

Trong khi đó, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tuyển ít thí sinh nhất, tương tự những năm trước. Có hai chương trình chỉ tuyển 35 em, gồm Cơ khí hàng không (Chương trình Việt - Pháp PFIEV), Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt - Pháp PFIEV). Tuy nhiên, trường cũng có một số chương trình liên kết tăng gấp đôi chỉ tiêu so với 2021 (từ 40 lên thành 80) như Quản trị kinh doanh hay Khoa học máy tính hợp tác với Đại học Troy (Mỹ).

Chỉ tiêu cụ thể một số ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội.

* Xem đầy đủ chỉ tiêu cụ thể từng ngành

Quảng cáo

Về phương thức tuyển sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng ba phương thức gồm: xét tuyển tài năng (10-20% chỉ tiêu), dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức (50-60%) và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (30-40%). So với công bố hồi tháng 11/2021, trường đã giảm tỷ lệ phân bố chỉ tiêu bằng kết quả thi đánh giá tư duy và tăng chỉ tiêu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Sự thay đổi này phù hợp với khuyến cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc không đột ngột giảm mạnh hay bỏ phương thức tuyển sinh truyền thống.

Với xét tuyển tài năng, trường xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level; kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.

Các thành tích ở thời phổ thông có thể đăng ký xét tuyển kết hợp phỏng vấn gồm: được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ (lớp 10, 11, 12); tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được vào vòng thi tháng, quý, năm Đường lên đỉnh Olympia.

Ngoài ra, học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT cũng được đăng ký xét tuyển theo phương thức này. Các thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý.

Quảng cáo

Điều kiện dự tuyển là phải đạt điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 từ 8 trở lên. Thí sinh được chọn tối đa hai nguyện vọng tương ứng với hai chương trình đào tạo theo phương thức này.

Ở phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường áp dụng cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn từ 42 trở lên).

Thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07.

Một góc khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Phương thức cuối cùng là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức. Kỳ thi này dự kiến diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo.

Năm ngoái, do ảnh hưởng của Covid-19, Đại học Bách khoa Hà Nội phải hủy kỳ thi đánh giá tư duy. Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả thi tốt nghiệp THPT là từ 23,25 đến 28,43, trong đó ngành Khoa học máy tính (IT1) cao nhất.

Chỉ tiêu chi tiết từng ngành của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội như sau:

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa
Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa

Với phương thức xét tuyển tài năng (chiếm 10 – 20% chỉ tiêu), Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB và xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Riêng đối với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ hoặc dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh cần phải đạt từ 8 trở lên.

Với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (chiếm 50 – 60% chỉ tiêu) vào Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh cần phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp do thí sinh lựa chọn đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên). 

Thí sinh sẽ chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể: Thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2), chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên.

Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Elitech, Kinh tế quản lý, Đào tạo quốc tế, Ngôn ngữ Anh, chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh. Với ngành Ngôn ngữ Anh có môn chính là tiếng Anh (khi xét tuyển được tính hệ số 2).

Kỳ thi dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại 5 địa điểm gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng.

Lịch xét tuyển tài năng và xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội như sau:

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa
Các mốc thời gian cần ghi nhớ khi thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 (chiếm 30 - 40% chỉ tiêu), Đại học Bách khoa Hà Nội yêu càu thí sinh có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên), được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra một số lưu ý, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của nhà trường).

Cụ thể, Đại học Bách khoa Hà Nội quy đổi điểm IELTS như sau: IELTS 5.0 quy đổi thành 8.5 điểm; 5.5 quy đổi thành 9 điểm; 6.0 quy đổi thành 9.5 điểm; từ 6.5 trở lên quy đổi thành 10 điểm

Năm 2022, mức học phí Đại học Bách khoa Hà Nội đối với chương trình đào tạo chuẩn khoảng 22 – 28 triệu/ năm; chương trình ELiTECH và chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp khoảng 40 – 45 triệu/ năm; Chương trình đào tạo quốc tế khoảng 55- 65 triệu/ năm;…

Thúy Nga

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa

Tối ngày 15/9, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2021 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Bách khoa

Năm 2022, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa thêm môn Khoa học tự nhiên vào bài đánh giá tư duy. Với thí sinh năng lực ngoại ngữ tốt có thể tham gia môn Ngoại ngữ để xét vào những ngành học không phải kỹ thuật chuyên sâu.