Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

Bài viết tổng hợp và chia sẻ 1 số mẫu power point nội quy lớp học trực tuyến, mẫu hình ảnh nội quy học online, hướng dẫn nội quy học trực tuyến cho học sinh và phụ huynh

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ra đang diễn biến phức tạp và học sinh đang tiếp tục nghỉ ở nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe, việc học trực tuyến là một giải pháp thay thế tạm thời khi các lớp học trực tiếp không thể thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình học trực tuyến các em cần tuôn thủ các nội quy của giáo viên đề ra để học đạt hiệu quả cao nhất. Bài viết tổng hợp và chia sẻ 1 số mẫu power point, hình ảnhNội quy lớp học trực tuyếnmới nhất, mời thầy/cô tham khảo

NỘI QUY LỚP HỌC TRỰC TUYẾN

1. Làm đầy đủ bài tập, tìm hiểu trước bài mới theo yêu cầu của giáo viên trước mỗi buổi học.

2. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Phiếu, vở ghi, giấy nháp. Kiểm tra cẩn thận các thiết bi học tập: Máy tính, loa, mạng.

3. Vào lớp học trước 5-10 phút theo Thời khóa biểu.

4. Ngồi học nghiêm túc, trật tự, chỉ được nói khi giáo viên cho phép.

5. Thực hiện các thao tác trên máy tính theo yêu cầu của giáo viên, không tự ý vẽ lên màn hình của giáo viên hoặc chia sẻ màn hình của mình.

6. Học sinh phải luôn bật Camera trong suốt thời gian học trực tuyến để giáo viên giám sát được việc các em đang tham gia giờ học.

7. Không ăn quà vặt, không chơi điện tử, không làm việc riêng trong giờ học.

Những công việc cha mẹ cần đồng hành để giúp con học trực tuyến hiệu quả:

1. Sắp xếp góc học tập cố định, yên tĩnh tại gia đình.

2. Hỗ trợ in phiếu, tài liệu học tập cho con (Nếu cần).

3. Chuẩn bị cho con các thiết bị học trực tuyến ổn định (Máy tính/ điện thoại (nên có Camera), Loa, Micro, mạng Internet cáp quang tốc độ cao).

4. Hướng dẫn các con sử dụng thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập nếu con chưa thành thạo.

5. Hỗ trợ giáo vién giám sát, nhắc nhở các con tham gia học tập, làm bài tập nghiêm túc.

6. Phụ huynh cần thông báo với giáo viên chủ nhiệm/giáo viện bộ môn khi con không thể tham gia tiết học và nêu rõ lý do.

7. Phản hồi lại với giáo viên ngay sau buổi học nếu thấy con gặp khó khăn khi học tập.

Nội quy lớp học trực tuyến PowerPoint

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

nội quy học trực tuyến

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

nội quy lớp học trực tuyến

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

nội quy học online

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

Nội quy học online power point

Hình ảnh nội quy học online

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học

TP - Mô hình trường học mới được Bộ GD&ĐT kỳ vọng là giải pháp sư phạm tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hoà dạy chữ - dạy người, nhưng, việc tiến tới triển khai đại trà hiện gặp nhiều khó khăn. 

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT, cho biết: Mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai từ năm học 2012-2013 ở 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là các trường ở vùng khó khăn. Sau hai năm thực hiện, kết quả đạt được rất khả quan.

Hầu hết học sinh ở các lớp VNEN thể hiện sự mạnh dạn, tự tin và chủ động tham gia các hoạt động giáo dục. Tình trạng dạy học áp đặt một chiều của giáo viên và lối học thụ động của học sinh được khắc phục đáng kể.

Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức. Mối quan hệ, tương tác giữa học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau được tăng cường. Nhiều địa phương thấy mô hình hay đã chủ động triển khai thêm.

Vì thế, đến nay, trên cả nước có gần 2.500 trường tiểu học trên tổng số 15.000 trường thực hiện mô hình VNEN. Ngoài ra, từ năm học này, Bộ GD&ĐT cũng sẽ cho thí điểm mô hình VNEN ở cấp THCS tại 24 trường thuộc sáu tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa.

Ngồi học theo nhóm

Mô hình VNEN khác gì với mô hình lớp học truyền thống, thưa ông? 

Thực tiễn cho thấy, mô hình truyền thống nặng về truyền thụ kiến thức có tính áp đặt, còn VNEN khắc phục nhược điểm này, đảm bảo sự hài hòa giữa dạy chữ và dạy làm người.

Đây là giải pháp đổi mới toàn diện, có tính hệ thống, bao gồm đổi mới cách dạy, cách học, cách đánh giá, cách thức tổ chức quản lý lớp học, quản lý nhà trường và đổi mới cả cách tham gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động dạy học. 

Có thể thấy sự khác biệt của mô hình VNEN so với mô hình nhà trường truyền thống trên nhiều phương diện, trong đó đáng chú ý là sự đổi mới về phương pháp.

Với mục tiêu lấy “hoạt động học” làm trung tâm, nên giáo viên không giảng giải, không truyền thụ kiến thức một chiều cho cả lớp nghe. Trong lớp, thầy cô hướng dẫn học sinh tự học theo nhóm và tập trung theo dõi các em để kịp thời hỗ trợ khi các em gặp khó khăn. Hình thức tổ chức lớp học cũng thay đổi căn bản.

Các em không ngồi hướng mặt đồng loạt lên bục giảng nữa mà ngồi học theo nhóm, có nhóm trưởng luân phiên điều hành. Mô hình này rất chú trọng hoạt động tự giáo dục của học sinh, bao gồm tự quản - tự học - tự đánh giá.

Công cụ tự quản quan trọng nhất là Hội đồng tự quản - một tổ chức của học sinh, vì học sinh, do học sinh bầu ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài ra, mô hình còn sử dụng các công cụ như góc học tập, góc cộng đồng, thư viện lớp học, các hộp thư “điều em muốn nói”, “hộp thư bè bạn”… để giáo dục. 

Đánh giá hình ảnh lớp học tiểu học
Ông Phạm Ngọc Định 

Cách đánh giá học sinh ở những lớp học VNEN cũng khác với lớp học truyền thống?

Đúng vậy, nhưng là ở những năm trước. Khi thực hiện mô hình VNEN, chúng tôi đồng thời triển khai đổi mới căn bản cách đánh giá học sinh. Thay vì chỉ đánh giá kết quả học tập thông qua điểm số như trước đây thì ở VNEN việc đánh giá bao gồm kết hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình học.

Cách đánh giá mới giảm được áp lực về điểm số, khuyến khích dạy - học thực chất, được xã hội đồng thuận. Vì thế, từ năm học 2014 - 2015, Bộ GD&ĐT đã áp dụng cách đánh giá mới ở tất cả các trường tiểu học trong cả nước chứ không chỉ thực hiện trong khuôn khổ các trường thực hiện mô hình VNEN. Đây được xem là một bước phát triển mới của giáo dục tiểu học. 

Như Tiền Phong đã có bài phản ánh, nhiều giáo viên tỏ ra lo lắng học sinh không hiểu bài khi thực hiện mô hình VNEN. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Trong lớp, thầy cô hướng dẫn học sinh tự học theo nhóm và tập trung theo dõi các em để kịp thời hỗ trợ khi các em gặp khó khăn. Hình thức tổ chức lớp học cũng thay đổi căn bản. Các em không ngồi hướng mặt đồng loạt lên bục giảng nữa mà ngồi học theo nhóm, có nhóm trưởng luân phiên điều hành.

Lo ngại này là một thực tế, bởi lâu nay giáo viên chúng ta vẫn quen giảng giải, truyền thụ một chiều và học sinh thụ động học theo những gì giáo viên truyền đạt. Bây giờ cách dạy, cách học hoàn toàn khác.

Ban đầu chưa quen thì lo lắng học sinh không hiểu bài, nhưng nếu giáo viên biết cách theo dõi, quan sát, tập cho học sinh cách học mới và đồng hành với các em trong quá trình học tập thì không những tất cả các em đều hiểu bài mà còn học đến đâu chắc đến đấy. Tất nhiên, để thay đổi nhận thức, nhất là từ bỏ thói quen “thuyết giảng” ăn sâu vào giáo viên là không dễ, cần có quá trình. Hiện chúng tôi đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ giáo viên.

Thành - bại phụ thuộc đội ngũ giáo viên trực tiếp

Bộ GD&ĐT vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc triển khai đại trà mô hình VNEN, ít nhất là ở cấp tiểu học. Vì sao vậy, thưa ông?

Giáo dục tiểu học được xác định là bậc học nền tảng của quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, qua hai năm triển khai mô hình VNEN cho thấy đây là giải pháp giáo dục khả thi, hiệu quả, đáp ứng được nhiều yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Tuy vậy, thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn phải tiếp tục giải quyết. Sự thành bại của mô hình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên trực tiếp.

Ngay một lúc đòi hỏi cả 300.000 giáo viên của 15.000 trường tiểu học chuyển từ cách dạy giảng giải, truyền thụ một chiều sang cách dạy phát huy tính chủ động và năng lực tự học của học trò không phải là điều đơn giản. 

Mặt khác, dù việc thực hiện mô hình VNEN không đòi hỏi gì nhiều về cơ sở vật chất, nhưng điều kiện đảm bảo tối thiểu phải là tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày.

Điều quan trọng nhất là Bộ GD&ĐT cần các địa phương lưu tâm chất lượng, chứ không phải chạy theo số lượng. Vì thế, chủ trương của lãnh đạo Bộ GD&ĐT là điều kiện đến đâu, triển khai đến đó, thận trọng và chắc chắn, tránh tình trạng “làm theo phong trào”.

Năm học này và những năm học tiếp theo các địa phương vẫn sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình VNEN và mở rộng ở những trường có điều kiện, trên tinh thần tự nguyện.

Cảm ơn ông.