Chỉ số mỡ máu cao là bao nhiêu

Tình trạng mỡ máu cao gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Những chỉ số mỡ máu như thế nào gọi là cao? Cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Nguyên nhân và cách điều chỉnh… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để hoạt động bình thường. Khi cơ thể có cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), hay được gọi là cholesterol "tốt" thì các động mạch được thông thoáng và máu lưu thông dễ dàng hơn do HDL giúp loại bỏ LDL cholesterol.

Tình trạng mỡ máu ở mức cao hơn bình thường sẽ được đánh giá qua 4 chỉ số gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, tốt HDL và chất béo trung tính triglyceride. Theo đó, chỉ số mỡ máu cao là khi:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên cảnh báo cholesterol trong máu tăng và bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp đôi bình thường.
  • Chỉ số cholesterol tốt HDL ở nam giới dưới 40mg và ở nữ giới dưới 50 mg là một mức cholesterol tốt thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao.
  • Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.
  • Chỉ số triglycerides trong máu từ 200 - 499 mg/dL là tăng cao hơn bình thường. Chỉ số này ở mức trên 500 mg/dL là một mức tăng rất cao.
  • Theo các bác sĩ, uống thuốc điều chỉnh mỡ máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ độ tuổi, bệnh nền, cơ địa,... Ảnh minh họa. Nguyên nhân và biểu hiện mỡ máu cao

Nguyên nhân:

Một số nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao gồm:

  • Do đột biến gen từ cha mẹ gây tình trạng mỡ máu cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Ít vận động, lười tập luyện thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn
  • Những người mắc bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tiểu đường… cũng dễ bị mỡ máu cao.

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy.
  • Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mập thì, thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi.
  • Nổi các cục vàng ở góc trong của mắt.

Điều trị mỡ máu cao

Theo các bác sĩ, uống thuốc điều chỉnh mỡ máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ độ tuổi, bệnh nền, cơ địa,... Việc dùng thuốc hạ mỡ máu phụ thuộc nhiều yếu tố nên cần có sự tư vấn của bác sĩ. Theo đó:

  • Những người trẻ tuổi bị mỡ máu cao, không bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo không cần dùng thuốc mà chỉ cần đều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Những người cao tuổi, mắc bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mắc an toàn.
  • Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị mỡ máu cao đều có tác dụng ức chế gan sản sinh mỡ, giúp hạ mỡ máu. Nhưng chính điều này cũng khiến giảm mỡ tại các mô và tế bào, thế nên bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Cách hạn chế mỡ máu cao

Ngoài việc dùng thuốc, những thay đổi nhỏ nhất sẽ mang đến những hiệu quả cho bạn trong quá trình kiểm soát mỡ máu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thực hiện như sau:

Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị người trưởng thành trên 20 tuổi cần được thăm khám sức khỏe và tiến hành đo chỉ số mỡ máu mỗi 5 năm một lần, và cần lặp lại thường xuyên hơn nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Vậy, chỉ số mỡ máu là gì mà lại quan trọng đến vậy? Chỉ số này bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao và bao nhiêu là nguy hiểm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Chỉ số mỡ máu là gì và tại sao lại quan trọng?

Chỉ số mỡ máu rất quan trọng vì chúng giúp bạn biết nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bản thân. Mỡ máu hay cholesterol là một loại lipid (chất béo) lưu thông trong máu giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Tuy nhiên, việc tích tụ quá nhiều mỡ trong máu sẽ có hại cho sức khỏe, chúng bám trên thành động mạch, lắng đọng canxi, tạo thành mảng bám gây tắc nghẽn, ảnh hưởng tới lưu lượng máu đi nuôi cơ thể.

Bạn có thể sống nhiều năm với lượng mỡ máu cao mà không hề hay biết. Nhiều người không xuất hiện triệu chứng nào cho đến khi gặp biến cố tắc mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Đó là lý do tại sao cần phải kiểm tra sức khỏe và đo các chỉ số mỡ máu thường xuyên. Chỉ số mỡ máu cao (tăng lipid máu hay cholesterol cao) là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm sẽ giúp bạn chủ động thực hiện các biện pháp giảm mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.

Các chỉ số mỡ máu bạn cần biết

Các chỉ số mỡ máu quan trọng bao gồm:

  • Cholesterol toàn phần. Đây là tổng lượng cholesterol trong máu bao gồm cả cholesterol lipoprotein (protein mang cholesterol lơ lửng trong máu) mật độ thấp LDL và cholesterol lipoprotein mật độ cao HDL.
  • Cholesterol LDL (xấu). Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL được gọi là cholesterol xấu vì nó có thể tích tụ và làm tắc nghẽn động mạch.
  • Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL). Đây cũng là một loại cholesterol xấu khác vì nó mang theo chất béo trung tính làm tăng thêm mảng bám trong thành động mạch.
  • Cholesterol HDL (tốt). Lipoprotein mật độ cao HDL được gọi là cholesterol tốt vì nó mang cholesterol đến gan, giúp loại bỏ cholesterol khỏi động mạch, dọn đường cho máu đi qua các mạch máu.
  • Triglycerid. Đây là một dạng chất béo trung tính trong máu, tăng triglycerid máu làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đặc biệt là ở phụ nữ.

Chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số mỡ máu được đo bằng đơn vị miligam trên mỗi decilit máu (mg / dL). Dưới đây là mức chỉ số mỡ máu bình thường dựa trên độ tuổi và giới tính:

Bất kỳ ai từ 19 tuổi trở xuống:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 170 mg / dL
  • Cholesterol LDL: Dưới 100 mg / dL
  • Cholesterol HDL: Ít nhất 45 mg / dL hoặc cao hơn
  • Triglyceride: Dưới 150 mg / dL.

Nam giới từ 20 tuổi trở lên:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg / dL
  • Cholesterol LDL: Dưới 100 mg / dL
  • Cholesterol HDL: Từ 60 mg / dL trở lên
  • Triglyceride: Dưới 150 mg / dL.

Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg / dL
  • Cholesterol LDL: Dưới 100 mg / dL
  • Cholesterol HDL: Từ 60 mg / dL trở lên
  • Triglyceride: Dưới 150 mg / dL.

Chỉ số mỡ máu cao hay tăng lipid máu (cholesterol cao) là tình trạng dư thừa lipid trong máu, bao gồm LDL cholesterol, VLDL cholesterol và triglycerid. Cholesterol xấu (LDL) tích tụ bên trong mạch máu, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại khiến máu khó đi qua hơn, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vì máu không thể lưu thông qua các động mạch một cách dễ dàng.

Vậy, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao?

  • Cholesterol toàn phần cao từ 200 đến 239 mg / dL
  • Cholesterol LDL cao là từ 130 đến 189 mg / dL
  • Cholesterol HDL chỉ khoảng 40 – 59 đối với nam và 50 – 59 mg / dL đối với nữ
  • Triglyceride cao là từ 150 đến 199 mg / dL hoặc từ 200 đến 499 mg / dL.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

  • Cholesterol toàn phần từ 240 mg / dL trở lên
  • Cholesterol LDL từ 190 mg / dL trở lên
  • Cholesterol HDL dưới 40 đối với nam và dưới 50 mg / dL đối với phụ nữ.
  • Triglyceride từ 500 mg / dL trở lên.

Làm sao để kiểm soát chỉ số mỡ máu?

Hiểu rõ chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm thì bạn cũng nên biết cách làm sao để kiểm soát tốt chỉ số này. Có 2 cách chính để kiểm soát chỉ số mỡ máu bao gồm:

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Ăn uống lành mạnh. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thực phẩm bạn ăn làm cho chỉ số mỡ máu tăng lên. Giảm lượng chất béo xấu trong chế độ ăn uống giúp giảm mỡ trong máu. Thực phẩm có hàm lượng chất béo xấu cao cần hạn chế bao gồm: các loại thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, sô cô la, bánh nướng, thực phẩm chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Quản lý cân nặng. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm cholesterol LDL xấu, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính. Nó cũng làm tăng mức cholesterol HDL tốt.
  • Hoạt động thể chất. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol LDL xấu và tăng mức cholesterol HDL tốt, đồng thời giúp giảm cân. Bạn nên cố gắng hoạt động thể chất trong 30 phút mỗi ngày và 5 buổi mỗi tuần.
  • Quản lý căng thẳng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi căng thẳng mãn tính có thể làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL. Hãy học cách cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Bỏ hút thuốc. Hút thuốc lá làm giảm cholesterol HDL tốt. Bỏ thuốc lá có thể làm tăng cholesterol HDL tốt. HDL giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi động mạch. Vì vậy, HDL thấp hơn có thể góp phần làm tăng chỉ số mỡ máu.

Dùng thuốc điều trị

Nếu biện pháp thay đổi lối sống không đủ làm giảm chỉ số mỡ máu, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc. Nhóm thuốc phổ biến để điều trị tình trạng mỡ máu cao là statin. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác nếu:

  • Bạn không thể dùng statin
  • Bạn cần thêm thuốc khác để kiểm soát bệnh
  • Bạn bị tăng cholesterol máu có tính chất gia đình, một vấn đề di truyền làm cho số lượng cholesterol xấu (LDL) của bạn cực kỳ cao.

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng nếu nhóm statin không có tác dụng hoặc bạn không muốn dùng statin bao gồm:

  • Các viên nén khác, chẳng hạn như ezetimibe, fibrat, chất cô lập axit mật và axit bempedoic
  • Thuốc tiêm, chẳng hạn như alirocumab, evolocumab và inclisiran.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về chỉ số mỡ máu, tác động quan trọng của nó cũng như những điều cần làm để luôn có sức khỏe tim mạch tốt.

Chủ đề