Biên giới việt trung dài bao nhiêu km

Đường biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km? Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định thế nào? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km?

Theo đó, đường biên giới trên đất liền nước ta dài 4510 km.

2. Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 140/2004/NĐ-CP thì biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền theo Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP gồm:

- Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.

- Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.

- Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.

- Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.

- Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.

- Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.

- Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.

4. Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền

Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền theo Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:

- Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:

+ Cư dân biên giới;

+ Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.

- Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:

+ Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

+ Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

+ Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

+ Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

+ Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP;

Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP không áp dụng đối với cư dân biên giới.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 6.700km2, thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Phía Bắc tỉnh Cao Bằng giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 333,125km. Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Cao Bằng là một cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m so với mực nước biển. Rừng núi chiếm đến 90% diện tích toàn tỉnh này.

2. Bao nhiêu tỉnh ở Việt Nam có đường biên giới giáp Trung Quốc?

  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

Chính xác

Việt Nam có 7 tỉnh giáp Trung Quốc, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Trong đó, Điện Biên là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc ngắn nhất. Đoạn biên giới này nằm ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, dài 40,86km. Bên kia biên giới là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Ngoài ra, Điện Biên cũng là tỉnh duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp cả Trung Quốc và Lào.

3. Tỉnh nào ở Việt Nam có đường biên giới với Lào dài nhất?

  • Điện Biên
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Nghệ An

Chính xác

Việt Nam có 10 tỉnh tiếp giáp Lào, bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Nghệ An là tỉnh có đường biên giới giáp Lào dài nhất với 419km. Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là địa phương duy nhất ở Việt Nam tiếp giáp cả Lào và Campuchia.

4. Trên biển, Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

  • Trung Quốc
  • Malaysia
  • Philipinnes
  • Lào

Chính xác

Trong 11 quốc gia Đông Nam Á, Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. Lãnh thổ của Lào tiếp giáp các nước Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.

Lào và Việt Nam đang hợp tác trong việc đưa hàng hóa từ Lào đến các cảng biển như Vũng Áng, Tiên Sa, Cửa Lò… Nhờ vậy, hàng hóa của nước bạn có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế bằng đường biển.

5. Kênh đào nổi tiếng nào dài 100km, chạy song song đường biên giới Việt Nam – Campuchia?

  • Kênh Nhà Lê
  • Kênh Vĩnh Tế
  • Kênh Xáng Xà No
  • Kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu

Chính xác

Kênh Vĩnh Tế là con kênh đào bằng tay dưới thời nhà Nguyễn. Kênh chảy qua địa phận 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Vĩnh Tế cùng với kênh Nhà Lê là 2 kênh đào lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.

Kênh Vĩnh Tế chạy song song đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc và nối với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Kênh Vĩnh Tế có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và duy trì an ninh quốc phòng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Chủ đề