Chết lâm sàng trong bao lâu

Như các bạn cũng biết, lâu nay chúng ta vẫn thường nghe tới khái niệm Chết lâm sàng trên phim ảnh cũng như ngoài đời thực rất nhiều. Tuy nhiên số người biết rõ chết lâm sàng là gì thực sự không nhiều trong các tình huống hiện nay tại trong nước và thế giới. Nhiều người vẫn còn băn khoăn về hiện tượng chết lâm sàng và chưa hiểu rõ về nó. Đặc biệt nhất là khi bạn không hoạt động trong lĩnh vực y tế – sức khỏe thì lại càng khó nắm bắt được vấn đề. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây để các bạn có thể hiểu được nó nhé!

Chết lâm sàng là gì?

Chết lâm sàng là gì?

Chết lâm sàng là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Nó có tên tiếng Anh là Clinical Death, đồng thời là hiện tượng tim bệnh nhân đã ngừng đập và não không hoạt động. Hơn nữa não không phản ứng và không có tín hiệu hoạt động nhưng các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống. Chúng ta có thể nói đây là cách khác của trạng thái thứ ba sau hai trạng thái sống và chết.

Đây là hiện tượng mà tim bệnh nhân đã ngừng đập hoàn toàn ở thời điểm tức thời. Hơn nữa, não không có tín hiệu hoạt động cách hoàn hảo như trước nữa. Tuy nhiên, các tế bào trong cơ thể con người vẫn còn sống cách tích cực.

Trải qua một thời gian dài các chuyên gia y học cũng như các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng đây là một trong những trạng thái kỳ lạ nhất. Nó khá hiếm gặp ở con người song lại là một trong những vấn đề ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến con người tò mò tìm hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, hiện nay các nhà khoa học mong muốn khám phá và cũng khát khao hiểu được bản chất của trạng thái chết lâm sàng là gì để đưa ra các kiến thức chuẩn mực cho bạn đọc hiểu.

Giải pháp khi chết lâm sàng

Các chuyên gia thần kinh James Bernat tại Trường Y Geisel trực thuộc Đại học Dartmouth của Mỹ cho biết về khái niệm “chết lâm sàng”. Họ khẳng định rằng nó không được sử dụng nhất quán mọi lúc mọi nơi một cách đơn giản. Đặc biệt nhất là tại các phòng chăm sóc bệnh nhân tử nạn do những nguyên nhân nào đó. Hầu hết các bác sĩ chỉ xác định bệnh nhân đã chết hay chưa mà không xác định Clinical Death – Chết lâm sàng hay chết thực sự.

Khái niệm về chết lâm sàng được xuất phát từ những năm 1950. Khi đó người ta cho rằng cái chết gắn liền với các biểu hiện tích cực như nhịp tim ngừng đập tạm thời, hoạt động điện não ngừng hoạt động và hô hấp ngừng hoạt động. Hầu hết mọi người không biết chết lâm sàng là gì cho tới khi máy thở nhân tạo được phát minh ra đời. Nhờ đó, nó giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn khi “não chết”.

Các chuyên gia cho biết, thực chất việc chết lâm sàng là các tế bào trong cơ thể của người đó vẫn còn sống. Tuy nhiên não và tim không còn hoạt động bình thường được. Để cứu nạn nhân chết lâm sàng người ta sẽ tiến hành các ca phẫu thuật khác nhau để đưa về trạng thái bình thường một cách nhanh chóng.

Trong trường hợp đặc biệt, nếu may mắn người đó rơi vào trạng thái chết lâm sàng sống lại thì thực sự may mắn. Nếu chúng ta biết cách rung tim và sưởi ấm cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân sống sót sau khi tim ngừng đập sẽ mắc phải một số chấn thương não bộ nghiêm trọng và gây hậu quả khó lường. Đặc biệt là họ không sống được lâu so với bình thường.

Những ca chết lâm sàng nổi tiếng chúng ta cần tìm hiểu

Tại Việt Nam chúng ta cũng có nhiều ca chết lâm sàng nhưng chưa được báo đài ghi nhận và phát tán nên nhiều người. Chúng tôi xin chia sẻ những ca chết lâm sàng được nhiều người biết đến nhất hiện nay:

Ca chết lâm sàng sống lại sau 3 tuần 

Câu chuyện về bà Hải, bà chủ nhỏ của một quầy tạp hoá  tại Hà Nội. Khoảng năm 2008, bà có hiện tượng đau đầu và có chứng hay quên và động kinh thường xuyên. Nguyên nhân là do chị bị u não. 

Sau khi được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ lấy khối u và sau phẫu thuật bà rơi vào tình trạng hôn mê khoảng 20 ngày. Bệnh viện điều bà xuống phòng đại thể thì bà bỗng nhiên tỉnh lại. Từ đó đến nay chị vẫn vui sống khỏe cùng với gia đình của mình và không có vấn đề gì xảy ra. Điều đó được xem như một sự kì diệu.

Chết lâm sàng 6h và tỉnh lại một cách thần kỳ nhất hiện nay

Câu chuyện thứ hai chúng tôi muốn kể đến đó là Audrey Mash. Cô là một nữ giáo viên người Anh ở độ tuổi 34. Cô đã bị mất nhận thức và bất tỉnh sau khi  cô và chồng gặp cơn bão tuyết cực lớn. 

Giai đoạn đó, cô có những dấu hiệu kỳ lạ và sau đó cô bất tỉnh, tim và mạch đã không đập từ lâu. Sau đó họ đã chuyển cô đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Khi đó họ khám và tim và các cơ quan nội tạng đã không còn hoạt động.

Tuy nhiên, các bác sĩ trong ca cấp cứu đó khẳng định rằng cô vẫn còn cơ hội sống. Khi đó họ đã tiến hành máy trợ tim. Nhờ đó giữ oxi lưu thông làm ấm máu. Sau khi ấm lên, máu cũng ấm nên cơ thể tăng khoảng 30 độ C. Không chịu buông tay, sau đó các bác sĩ tiếp tục rung tim và tim của cô đã hoạt động được.

Đây được coi là trường hợp chết lâm sàng lâu nhất thế giới. Cô này đã ngừng thở tới 6 tiếng đồng hồ và nếu không được cấp cứu theo sự hướng dẫn của bác sĩ thì cô đã chết. Chính vì thế, các bạn cần tìm hiểu hiện tượng này để phòng nếu tương lai bạn sẽ gặp để xử lý cách tốt nhất.

Ca cấp cứu bà lão tỉnh lại sau 6 ngày chết lâm sàng 

Vào năm 2012, một bà lão 95 tuổi được người thân khẳng định là đã chết lâm sàng. Tuy nhiên đến ngày mai táng bà lại mở nắp quan tài và ngồi trong bếp. Bác sĩ và các chuyên gia cho rằng bà là trường hợp do hôn mê lâu do não bị tổn thương. Tuy không còn thở được nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường.Vì thế bà chưa mất được.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chết lâm sàng cho các bạn hiểu. Các bạn có thể tham khảo để giải đáp cho câu hỏi chết lâm sàng là gì. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho các bạn các thông tin liên quan để nghiên cứu. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống để xử lý các tình huống cách tốt nhất.

Nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm là hình ảnh phổ biến khi đối mặt với cái chết, tuy nhiên trên thực tế, con người có thể có những trải nghiệm kỳ lạ khác.

Năm 2011, ông A, 57 tuổi, được đưa vào bệnh viện Southampton sau khi ngã quỵ tại làm việc. Trong khi các bác sĩ luồn ống thông để chuẩn bị phẫu thuật, tim ông ngừng đập, não không còn phản ứng. Và ông qua đời.

Mặc dù vậy, khi hồi phục, A vẫn nhớ những gì đã xảy ra và kể lại những gì ông "nhìn thấy" trong vòng ba phút - khoảng thời gian mà khi nhân viên y tế dùng máy sốc điện tim để cứu ông. A kể ông nghe thấy yêu cầu "gây sốc cho bệnh nhân" vang lên hai lần. Ông nhìn thấy một phụ nữ lạ mặt đang vẫy tay từ phía sau căn phòng, ở vị trí gần với trần nhà, rồi ông đi về phía người này và để lại thân xác ở phía sau.

"Tôi cảm giác rằng bà ấy biết tôi. Tôi cảm nhận rằng tôi có thể tin tưởng bà ấy và có lý do khiến người đó xuất hiện nhưng tôi không biết đólà gì. Chỉ một giây sau, tôi cũng đã lơ lửng trên trần nhà, nhìn xuống xác mình, y tá và một người hói đầu khác", ông kể lại.

Hồ sơ bệnh viện ghi nhận bác sĩ đã yêu cầu sử dụng AED cho bệnh nhânhai lần. Mô tả của A về người trong căn phòng, những người mà ông chưa từng nhìn thấy trước khi mất ý thức, và hành động của họ đều chính xác. Ông kể lại những gì đã xảy ra trong ba phút bất tỉnh, dù theo những gì chúng ta được biết cho đến nay về sinh học, thì điều này không thể xảy ra.

Câu chuyện của A là một trong nhiều báo cáo thách thức hiểu biết lâu nay của con người về trạng thái cận tử. Các nhà khoa học cho rằng khi trái tim ngừng đập và không đẩy máu lên não, mọi nhận thức sẽ ngay lập tức kết thúc. Lúc này, con người được coi là đã chết, dù trong một số trường hợp, tình trạng này có thể đảo ngược lại được.

Trong nhiều năm qua, những trường hợp "trở về từ cõi chết" đã kể lại ký ức của chính họ. Bác sĩ bác bỏ bằng chứng về ảo giác, trong khi giới chuyên gia ngần ngại đi sâu nghiên cứu chủ yếu vì chúng được coi là ngoài tầm với của nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, một nhà khoa học tên là Sam Parnia, giám đốc trung tâm nghiên cứu hồi sức tại Đại học Y Stony Brook, New York, cùng đồng nghiệp từ Anh và Mỹ muốn xóa bỏ những nhận định về việc con người có hay không có trải nghiệm vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Trong 4 năm, họ phân tích hơn 2.000 trường hợp tim ngừng đập và được cho là đã chết. Các bác sĩ đã hồi tỉnh 16% trong số những bệnh nhân này và lựa chọn 101 người để phỏng vấn. "Mục đích của chúng tôi, trước hết là tìm hiểu về trải nghiệm tinh thần và nhận thức của họ về cái chết. Đối với người tuyên bố nghe thấy và nhìn thấy gì đó ở thời điểm chết, chúng tôi có thể xác định liệu họ có thực sự nhận thức được hay không", Parnia nói.

7 hình ảnh phổ biến khi cận tử

A không phải bệnh nhân duy nhất nhớ về trải nghiệm suýt chết của chính mình. Gần 50% người tham gia khảo sát đều nhớ về thứ gì đó, nhưng những gì họ trải qua dường như không liên quan đến thời điểm chết. Thay vào đó, họ nhìn thấy những cảnh tượng như mơ hay ảo ảnh. Parnia cùng đồng nghiệp phân loại chúng thành 7 nhóm: nỗi sợ hãi, nhìn thấy động vật hoặc thực vật, ánh sáng, cảnh bạo lực và khủng bố, hiện tượng deja-vu, nhìn thấy gia đình hay các sự kiện xảy ra sau khih khi tim ngừng đập (như trường hợp ông A).

Trải nghiệm tinh thần có mức độ khác nhau, có người luôn cảm giác sợ hãi hay thấy mình bị trừng phạt. "Tôi phải đi qua một buổi lễ và ở đó tôi bị đốt cháy. Có 4 người khác đi cùng tôi, và người nào nói dối sẽ phải chết", một bệnh nhân nhớ lại. Trong khi đó, có người kể rằng mình bị kéo qua một vùng nước sâu.

Tuy nhiên, không ít người lại có cảm giác trái ngược. 22% nói rằng họ thanh thản hay dễ chịu, một số người nhìn thấy cây cối hoặc sinh vật, ánh sáng hoặc hình ảnh được đoàn tụ với gia đình.

Theo Parnia, con người có trải nghiệm nhất định vào thời điểm họ chết, nhưng cách mỗi người thể hiện hay diễn giải điều đó tùy thuộc vào tiểu sử bản thân hoặc niềm tin của từng người. Người từ Ấn Độ có thể "trở về từ cái chết" và nói rằng nhìn thấy thần Krishna, trong khi người ở Mỹ cảm nhận điều tương tự và nói rằng đó là Chúa.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu chưa phát hiện khả năng dự báo ở những người có thể nhớ lại điều gì đó, hay lời giải thích rằng tại sao có người sợ hãi trong khi người khác cảm thấy phấn khích. Parnia cho rằng người có trạng thái cận tử có thể nhiều hơn so với con số mà nghiên cứu phản ánh.

Đối với con người, ký ức có thể gần như bị xóa sạch sau khi tim ngừng đập. Tuy nhiên, ngay cả khi người ta không nhớ lại một cách rõ ràng, trạng thái cận tử vẫn ảnh hưởng đến một mức độ nào đó về tiềm thức. Điều này có thể lý giải cho những phản ứng khác nhau ở bệnh nhân sau khi họ hồi phục, như không còn sợ hãi cái chết, hoặc bắt đầu có biểu hiện rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ đề