Chè bà cốt là gì

Có lẽ, không ai hay cái tên gọi ‘Chè Bà cốt’ khởi nguồn từ đâu, nhưng từ lâu, món chè ngon hấp dẫn này đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người. Chè bà cốt là món ăn dân gian, truyền thống, thường được ăn kèm với xôi vò hay xôi đậu xanh, đậm đà thơm ngon mùi gừng cay cay, sánh dẻo của hạt nếp, ngọt thanh thanh của nước chè. 

Nguyên liệu chế biến món chè rất đơn giản, dễ kiếm, chỉ gồm: gạo nếp, đường hoa mai hoặc đường phên và củ gừng. Gạo nếp nấu chè phải là gạo nếp thơm, ngâm trong nước chừng một đến hai giờ cho gạo nở, sau vớt ra để ráo, rồi cho vào nồi, nấu như nấu cháo. Khi nấu, lửa để liu riu cho gạo chín từ từ, hạt không bị vỡ nứt. Gừng chọn nhánh già, chè mới thơm lừng, có vị tê rân rân. Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường hòa vào bát nước, đun sôi, rồi lọc bỏ cặn. Khi gạo bắt đầu nở, đổ nước đường vào nấu cùng. Khi chè bắt đầu sánh, hạt gạo đã ngấm đường, đổ nước gừng vào, quấy nhẹ tay. Chè được múc ra bát nhỏ, ăn nóng hay nguội đều được, ăn với một chút xôi vò hay xôi đậu xanh. Dùng thìa xắn miếng xôi nhỏ, nhúng vào bát chè, rồi đưa lên miệng, cảm nhận hương vị thơm mùi gừng, ngon ngọt của chè, dẻo bùi của hạt xôi, vị béo nhưng không ngậy.  Chè bà cốt có vị ngọt thanh, chút cay cay, tê tê của gừng tươi, mang cảm giác ấm áp trong những ngày đông rét mướt.
 

Hàng chè Bà Thìn (phố Bát Đàn) xưa nay nổi tiếng ở khu phố cổ với nhiều loại bánh, xôi chè truyền thống. Hàng chè còn có hai thực đơn cho mùa hè và mùa đông để món ăn chơi vừa ngon miệng, lại vừa phù hợp với sự thay đổi của thời tiết. Trong những ngày Hà Nội đang chuyển mình về cuối thu, chút se lạnh ùa về, món chè bà cốt ở đây bắt đầu được nhiều người sành ngọt ưa thích.

Chè bà cốt là một món ăn chơi có tên gọi không rõ nguồn gốc, tương tự như chè bà ba ở miền Nam. Món ăn này rất được lòng người Hà Nội nhờ mùi vị đơn giản mà đặc trưng, tính nhiệt trong món ăn đem lại cảm giác ấm lòng rất dễ chịu trong những ngày rét trời.

Hạt nếp dẻo thơm quyện vào nước đường mật và gừng óng ánh trông rất hấp dẫn. Ảnh: Đức Thành

Một bát chè bà cốt thường chỉ có 3 nguyên liệu đơn giản: nếp, đường mật, gừng, tuy nhiên để thơm ngon đúng điệu, người nấu phải quen tay, quen lửa như lời bà chủ hàng chè chia sẻ.

Đầu tiên phải chọn loại nếp cái hoa vàng, hạt trắng mẩy, sau đó vo thật kỹ, rồi ninh nhừ như cháo, chờ khi nồi bắt đầu sôi, nước đường mật thắng màu nâu cánh gián sẽ được cho vào nấu cùng. Điều quan trọng là người nấu phải biết canh lửa để khuấy đều và biết tắt bếp đúng lúc sao cho hạt gạo không bị nát mà chỉ vừa hé nở. Bước cuối cùng, gừng giã nhỏ được cho vào để làm dậy mùi và tăng tính nhiệt cho món ăn.

Một bát chè bà cốt “chuẩn” phải có hình thức đẹp với các hạt nếp nở đều không vỡ, nước đường sánh vừa, không quá đặc hoặc loãng. Hơn hết vị ngọt của chè phải thanh vừa đủ, mùi gừng thoang thoảng hài hòa, không quá nồng.

Hàng chè Bà Thìn bán món chè bà cốt ăn kèm cùng xôi vò, do vậy khi đến quán bạn sẽ được thưởng thức món ăn hai trong một với những bát chè đầy đặn hạt nếp trong nước đường sóng sánh ngọt ngào. Những ngày cuối thu se lạnh, ngồi trên vỉa hè thưởng thức bát chè thơm, tay mân mê hơi ấm tỏa ra từ bát sứ, thi thoảng lại nhìn ngắm phố phường, cảm giác như tận hưởng trọn vẹn hương vị cuối cùng của mùa thu Hà Nội.

Ngoài chè bà cốt xôi vò, bạn có thể thử qua các loại chè mùa đông khác như chè đỗ đen đặc, bánh trôi nóng,…Giá của các món chè là 17.000 đồng và hàng Bà Thìn bán từ 7h sáng đến 11h khuya. Do hàng chè thường đông đúc, bạn nên gửi xe để thoải mái ngồi thưởng thức chè, vừa tranh thủ thời gian tản bộ trong phố cổ và khám phá thêm nhiều nét ẩm thực Hà Nội.

Xem thêm: Xe chè đậu 30 năm trong hẻm Sài Gòn

Đức Thành

Bắc nồi lên bếp, cho vào 3 lít nước, 150gr đường nâu. Kế đến, khuấy đều cho đường tan rồi đậy nắp kín nấu sôi.

Khi nước sôi, bạn cho vào thêm phần gạo nếp đã vo sạch, nước cốt gừng, gừng thái sợi, khoảng 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường trắng.

Nấu chè trên lửa nhỏ đến hạt nếp mềm, nở bung, hỗn hợp hơi sệt đặc là được.

Video liên quan

Chủ đề