Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân

Trong một năm điển hình, có khoảng 12.000 trường hợp tổn thương tủy sống ở Hoa Kỳ hoặc 40 trường hợp/triệu người mỗi năm.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương tủy sống là

  • Tai nạn xe máy (48%)
  • Ngã cao (16%)

Phần còn lại của chấn thương tủy sống là do bạo lực (12%), chấn thương thể thao (10%) và chấn thương liên quan đến lao động. Khoảng 80% bệnh nhân là nam.

Ở những bệnh nhân cao tuổi, té ngã là nguyên nhân phổ biến nhất. Loãng xương và bệnh thoái hóa khớp có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tủy sống dù chấn thương nhẹ do các góc cạnh được tạo ra bởi các khớp thoái hóa, các mỏ xương tác động vào tủy sống và xương giòn làm cho xương dễ gãy thông qua các cấu trúc quan trọng.

Các chấn thương tủy sống xảy ra khi các tác động của vật tù vào thân đốt sống, dây chằng, hoặc đĩa đệm cột sống, gây đụng dập, vỡ, hoặc xé rách tủy sống, và vết thương xuyên thấu tủy (ví dụ như súng đạn hoặc vết thương dao đâm). Các thương tích này cũng có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc máu tụ (thường ở ngoài màng cứng), dẫn đến các tổn thương thứ phát. Tất cả các dạng chấn thương có thể gây phù tủy, làm giảm dòng máu và oxy đến tủy. Tổn thương gây giải phóng ngay lập tức quá chất dẫn truyền thần kinh từ các tế bào tổn thương, đáp ứng miễn dịch viêm sẽ giải phóng cytokine, tích tụ các gốc tự do và chết tế bào.

Tổn thương đốt sống có thể

  • Chỗ gãy, có thể bao gồm thân đốt sống, mảnh sống, và cuống cũng như gai sau và mỏm ngang
  • Trật đốt sống, đặc trung bởi những diện khớp
  • Bán trật, có thể bao gồm chấn thương dây chằng mà không có tổn thương xương

Ở cổ, gãy của các thành phần phía sau và sự trật đốt sống có thể làm tổn thương các động mạch đốt sống, gây nên một hội chứng giống với đột quỵ ở thân não.

Tổn thương mất vững cột sống là những tổn thương trong đó tính toàn vẹn của xương và dây chằng bị phá vỡ đủ để di chuyển tự do có thể xảy ra, có khả năng chèn ép tủy sống hoặc mạch máu của nó, dẫn đến đau rõ rệt và có khả năng làm trầm trọng thêm mức độ tổn thương thần kinh. Sự di chuyển cột sống như vậy có thể xảy ra thậm chí với cả sự thay đổi tư thế bệnh nhân (ví dụ như khi vận chuyển trên xe cứu thương, trong quá trình đánh giá ban đầu). Gãy vững có thể chống lại những vận động như vậy.

Đầu dưới của tủy sống (chóp tủy) thường ở đốt sống L1. Các dây thần kinh tủy sống ở dưới mức này tạo thành đuôi ngựa. Vì vậy, những phát hiện trong tổn thương tủy sống dưới mức này có thể giống với những tổn thương tủy sống, đặc biệt là hội chứng chóp cùng tủy sống (xem Bảng ).

Triệu chứng và Dấu hiệu

Ngoài chức năng cảm giác và vận động, các dấu hiệu của nơ ron vận động trên là một phát hiện quan trọng trong tổn thương tủy sống. Những dấu hiệu này bao gồm tăng phản xạ gân cơ, đáp ứng duỗi của bàn chân (ngón chân cái), chứng rung giật (thường gặp nhất ở mắt cá bằng cách gấp bàn chân lên nhanh) và phản xạ Hoffman (phản ứng dương tính là sự gấp của đầu ngón tay cái sau khi búng nhẹ vào móng tay ngón giữa).

Chấn thương cột sống, cũng như các gãy xương và trật khớp khác, triệu chứng đặc trưng nhất là đau, nhưng những bệnh nhân bị phân tán bởi các tổn thương gây đau khác (như gãy xương dài) hoặc mức độ ý thức bị thay đổi bởi sử dụng chất gây nghiện hoặc chấn thương sọ não làm cho triệu chứng đau ở cột sống không được phàn nàn.

Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân

Tổn thương tủy hoàn toàn

Tổn thương tủy sống hoàn toàn dẫn đến

  • Liệt mềm ngay lập tức, hoàn toàn (bao gồm cả giảm trương lực cơ thắt hậu môn)
  • Mất tất cả các cảm giác và phản xạ
  • Rối loạn thần kinh tự chủ dưới mức tổn thương

Tình trạng liệt mềm dần dần thay đổi qua nhiều giờ hoặc nhiều ngày thành liệt cứng với tăng phản xạ gân xương do mất chất ức chế phía dưới. Sau đó, nếu tủy sống vùng thắt lưng còn nguyên vẹn, co cứng cơ gấp sẽ xuất hiện và phản xạ tự động trở lại.

Tổn thương tủy sống không hoàn toàn

Trong tổn thương tủy sống không hoàn toàn, xảy ra sự thiếu hụt về vận động và cảm giác, phản xạ gân xương có thể tăng. Mất vận động và cảm giác có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời, tùy thuộc vào nguyên nhân; chức năng có thể bị mất một thời gian ngắn do chấn động hoặc lâu hơn do đụng dập hoặc rách tủy. Đôi khi, tuy nhiên, sự phù nhanh của tủy sống dẫn đến sự rối loạn chức năng thần kinh toàn bộ giống như tổn thương tủy sống hoàn toàn; tình trạng này được gọi là sốc tủy (không nhầm lẫn với sốc thần kinh), Các triệu chứng kéo dài một đến vài ngày, nhưng tình trạng liệt thường vẫn còn. Các triệu chứng thuyên giảm trong một đến vài ngày, nhưng tàn tật còn lại thường vẫn còn.

Các biểu hiện phụ thuộc vào vị trí tủy sống bị tổn thương; một số hội chứng riêng biệt được ghi nhận (xem bảng ).

Hội chứng Brown-Séquard kết quả từ việc tổn thương một nửa hay một bên của tủy sống. Bệnh nhân có liệt cứng và mất cảm giác vị trí cùng bên tổn thương và mất cảm giác đau và cảm giác nhiệt bên đối diện.

Hội chứng tủy trước kết quả từ tổn thương trực tiếp đến sừng trước hoặc động mạch của tủy sống. Bệnh nhân mất vận động và cảm giác đau cả hai bên dưới tổn thương. Chức năng phần sau tủy (cảm giác rung, vị trí cơ thể) còn nguyên vẹn.

Hội chứng tủy trung tâm thường xảy ra ở những bệnh nhân bị hẹp ống sống cổ (bẩm sinh hoặc thoái hoá) sau một tổn thương ưỡn quá mức. Chức năng vận động của chi trên giảm nhiều hơn chi dưới. Nếu các cột phía sau bị ảnh hưởng, cảm giác về tư thế, rung và cảm giác nông bị mất. Nếu bó tháp bị ảnh hưởng, cảm giác đau, nhiệt độ, và thường cả cảm giác nông hoặc sâu bị mất. Chảy máu tủy do chấn thương (hematomyelia) thường bị giới hạn bởi chất xám trung ương ở cổ, dẫn đến các dấu hiệu tổn thương thần kinh vận động phía dưới (yếu và teo cơ, giảm phản xạ gân xương của cánh tay), thường là vĩnh viễn. Yếu vận động thường ở gốc chi và kèm theo sự suy giảm có chọn lọc cảm giác đau và cảm giác nhiệt.

Tổn thương đuôi ngựa

Các biến chứng của tổn thương tủy sống

Di chứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tầng của tổn thương. Chức năng hô hấp có thể bị suy giảm nếu tổn thương tại C5 hoặc trên đoạn C5. Giảm vận động làm tăng nguy cơ huyết khối, nhiễm khuẩn tiết niệu Tổng quan về nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chia thành nhiễm trùng đường tiết niệu cao, bao gồm thận ( viêm thận bể thận), và nhiễm trùng đường tiết niệu thấp, có liên quan đến bàng quang ( viêm... đọc thêm , co cứng, xẹp phổi Xẹp phổi Xẹp phổi là hiện tượng xẹp nhu mô phổi đi kèm với giảm thể tích. Bệnh nhân có thể bị khó thở hoặc suy hô hấp nếu xẹp phổi lớn. Họ cũng có thể bị viêm phổi. Xẹp phổi thường không có triệu chứng... đọc thêm

Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân
, viêm phổi Tổng quan về Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của phổi do nhiễm trùng. Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên chụp X-quang phổi và các dấu hiệu lâm sàng. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, các biện pháp... đọc thêm , và loét tỳ đè Chấn thương do áp lực Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất... đọc thêm
Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân
. Mất sự co cứng có thể phát triển. Các rối loạn về tim mạch thường xảy ra ngay sau khi chấn thương tủy cổ liên quan đến sốc tủy và rối loạn phản xạ tự động, điều này xảy ra gây kích hoạt các sự kiện khác như đau hoặc cảm giác đè nặng trên cơ thể. Đau thần kinh mạn tính có thể biểu hiện như bỏng hoặc đau nhức âm ỉ.

  • Chú ý các tổn thương ở bệnh nhân có nguy cơ cao, ngay cả những người không có triệu chứng
  • Chụp CT

Tổn thương tủy sống do chấn thương không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tổn thương ở cột sống và tủy sống phải được đánh giá ở bệnh nhân

  • Có các tổn thương ở vùng đầu
  • Gãy xương chậu
  • Vết thương xuyên thấu vùng tủy sống
  • Chấn thương do tai nạn xe máy
  • Chấn thương nặng do vật tù
  • Tổn thương được gây ra do ngã cao hoặc lặn xuống nước

Ở bệnh nhân cao tuổi, chấn thương cột sống cũng phải được nghĩ đến sau những lần ngã nhẹ.

Chấn thương cột sống và tủy sống cũng nên được nghĩ đến ở những bệnh nhân có thay đổi cảm giác, tính nhạy cảm ở vùng của khoanh tủy tương ứng, đau nhiều có thể bỏ sót tổn thương, hoặc có thiếu hụt thần kinh tương thích.

Chẩn đoán chấn thương cột sống và chấn tủy sống bao gồm đánh giá chức năng thần kinh, bao gồm phản xạ, vận động, cảm giác và hình ảnh.

Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân

Phương pháp truyền thống, chụp X-quang thường quy được chụp ở bất kỳ vùng nào bị thương. CT được thực hiện ở những vùng bất thường trên phim X-quang và các khu vực có nguy cơ bị tổn thương dựa trên kết quả khám lâm sàng. Tuy nhiên, CT đang được sử dụng ngày càng nhiều như là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên cho chấn thương cột sống vì nó có độ chẩn đoán chính xác tốt hơn, và tại nhiều trung tâm chấn thương, có thể được thực hiện nhanh chóng.

MRI giúp xác định loại và vị trí của tổn thương tủy sống; đây là thăm dò chính xác nhất để đánh giá hình ảnh tủy sống và mô mềm khác nhưng có thể không sẵn có ngay.

  • 1. Seddon HJ: Three types of nerve injury. Brain 66(4):237–288, 1942. doi.org/10.1093/brain/66.4.237
  • 2. Sunderland S: A classification of peripheral nerve injuries producing loss of function. Brain 74(4):491–516, 1951. https://doi.org/10.1093/brain/74.4.491
  • Bất động
  • Duy trì oxy máu và tưới máu tủy sống
  • Chăm sóc hỗ trợ
  • Phẫu thuật cố định khi thích hợp
  • Chăm sóc dài hạn và phục hồi chức năng

Một mục tiêu quan trọng là ngăn ngừa tổn thương thứ phát cho cột sống hoặc tủy sống.

Trong tổn thương mất vững, cúi hoặc ưỡn cột sống có thể làm đụng dập hoặc đứt ngang tủy sống. Do đó, khi những người bị thương được di chuyển, chăm sóc không thích hợp có thể gây ra chứng liệt tay, tứ chi, thậm chí tử vong do tổn thương tủy sống.

Điều trị nội khoa nên được thực hiện ngay để tránh tình trạng tụt huyết áp và giảm oxy máu hoặc cả hai, đó là biến chứng có thể làm nặng thêm tủy sống bị tổn thương. Nhiều chuyên gia ủng hộ việc duy trì huyết áp tăng nhẹ với áp lực động mạch trung bình (MAP) ≥ 85 đến 90 mmHg trong 5 đến 7 ngày để cải thiện việc tưới máu tủy sống và giảm các giai đoạn hạ huyết áp có thể ảnh hưởng xấu đến sự hồi phục của tủy sống ( ). Mục tiêu MAP có thể đạt được bằng cách bổ sung thể tích bằng crystalloid và/hoặc colloid, thuốc vận mạch hoặc kết hợp. Các chấn thương trên T6 – T7, vì chúng ảnh hưởng đến đầu ra giao cảm với các dây thần kinh lồng ngực chi phối tim phổi, được điều trị bằng thuốc vận mạch có tác dụng ứng thì điều nhịp và co bóp như norepinephrine và dopamine. Tổn thương dưới T7 có thể đáp ứng đủ với thuốc co mạch đơn thuần như phenylephrine. Độ bão hòa oxy nên được duy trì ≥90% để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ ở tủy. Trong chấn thương cột sống cổ cao trên mức C5 làm tổn hại đầu vào dây thần kinh hoành thường cần phải đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp.

Liều lượng lớn corticosteroid, bắt đầu trong vòng 8 giờ sau khi bị chấn thương tủy sống, từ lâu đã được sử dụng để cải thiện kết quả của chấn thương thẳng, nhưng nhiều thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên ở người lớn không những không chứng minh được bất kỳ lợi ích lâm sàng nào mà còn ghi nhận nguy cơ gia tăng nhiễm trùng vết thương, thuyên tắc phổi Thuyên tắc động mạch phổi (PE) Thuyên tắc động mạch phổi (PE) là tắc nghẽn nhánh động mạch phổi do huyết khối xuất phát từ nơi khác, điển hình là ở tĩnh mạch lớn ở chân hoặc khung chậu. Các yếu tố nguy cơ gây thuyên tắc động... đọc thêm

Chấn thương dây thần kinh nào gây liệt chân
, nhiễm trùng huyết Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan đe dọa đến tính mạng gây ra bởi một đáp ứng không điều chỉnh được với nhiễm trùng. Trong sốc nhiễm khuẩn, có sự giảm... đọc thêm và tử vong ( ). Do đó, việc sử dụng corticosteroid đã giảm dần, và nó không được khuyến cáo sử dụng thường quy bởi Hiệp hội/Hội nghị Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ, mặc dù vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Ngoài ra, hướng dẫn của AO Spine đề nghị truyền methylprednisolone liều cao trong 24 giờ (30 mg/kg tấn công + 5,4 mg/kg/giờ trong 23 giờ) cho những bệnh nhân có biểu hiện trong vòng 8 giờ sau khi bị thương. Khuyến cáo này dựa trên việc xem xét một cách có hệ thống tất cả 3 thử nghiệm lâm sàng chọn ngẫu nhiên đã tìm thấy lợi ích ở mức vừa phải cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm sau chấn thương mà không làm tăng bất kỳ biến chứng nào ( ).

Tổn thương mất vững cần được bất động cho đến khi xương và phần mềm lành lại theo trục; đôi khi cần đến phẫu thuật cố định bên trong. Bệnh nhân với tổn thương tủy không hoàn toàn có thể có cải thiện thần kinh đáng kể sau khi giải ép. Ngược lại, trong tổn thương tủy hoàn toàn, sự hồi phục của chức năng thần kinh dưới mức tổn thương là không chắc chắn. Do đó, phẫu thuật nhằm cố định cột sống cho phép vận động sớm.

Có thể cần giảm bớt mức độ chèn ép do mảnh xương, tụ máu ngoài màng cứng hoặc tình trạng trệch khớp cấp tính. Nhiều bác sĩ phẫu thuật khuyến nghị nắn chỉnh thủ công tại giường ngay cả trước khi chụp MRI (hoặc phẫu thuật) đối với chấn thương trượt-xoay hoặc căng cột sống cổ gây chèn ép tủy hoạt động. Tuy nhiên, nói chung, những bệnh nhân có thiếu sót thần kinh rõ ràng do chấn thương cột sống nên được đánh giá bằng MRI để xác định tổn thương mô mềm và loại trừ bất kỳ bệnh lý chèn ép nào đang có trước khi can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật sớm cho phép vận động và hồi phục sớm hơn. Các nghiên cứu hồi cứu và theo thời gian gần đây cho thấy rằng thời gian tối ưu của phẫu thuật giải ép cho các tổn thương tủy không hoàn toàn là trong vòng 24 giờ sau chấn thương. Đối với tổn thương tủy hoàn toàn, phẫu thuật đôi khi được thực hiện trong vài ngày đầu tiên, nhưng không rõ ràng là thời gian này ảnh hưởng đến kết quả điều trị hay không. Thử nghiệm chọn ngẫu nhiên có đối chứng duy nhất cho đến nay nghiên cứu thời gian phẫu thuật chấn thương tủy sống đã phân tích cùng một lúc các tổn thương tủy không hoàn toàn và hoàn toàn. Nghiên cứu đó cho thấy kết quả về thần kinh tốt hơn sau 6 tháng nếu phẫu thuật giải chèn ép được thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi bị thương chứ không phải là muộn hơn ( ).

Các phương pháp điều trị xâm lấn khác vẫn đang được nghiên cứu bao gồm đặt ống dẫn lưu ở thắt lưng để dẫn lưu dịch não tủy (CSF) đối với tổn thương tủy sống và phẫu thuật tạo hình màng cứng trong phẫu thuật giải chèn ép. Cả hai kỹ thuật đều nhằm mục đích giảm áp lực dịch não tủy bị tăng lên (và hậu quả của chấn thương thứ phát) ở nội tủy mạc do tủy sống bị đụng dập và phù nề.

Thuốc có thể kiểm soát có hiệu quả sự co cứng ở một số bệnh nhân. Baclofen 5 mg uống 3 lần một ngày (tối đa, 80 mg trong khoảng thời gian 24 giờ) và tizanidine 4 mg uống 3 lần một ngày (tối đa, 36 mg trong khoảng thời gian 24 giờ) thường được sử dụng cho chứng co cứng xảy ra sau tủy sống chấn thương. Có thể xem xét baclofen tiêm nội tủy 50-100 mcg một lần/ngày ở những bệnh nhân mà thuốc uống không có hiệu quả.

là cần thiết để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng đầy đủ sớm nhất có thể. Phục hồi chức năng, được cung cấp tốt nhất thông qua cách tiếp cận nhóm, phối hợp các liệu pháp vật lý trị liệu, các hoạt động xây dựng kỹ năng, và tư vấn để đáp ứng các nhu cầu xã hội và tình cảm. Đội phục hồi được hướng dẫn tốt nhất bởi một bác sĩ có đào tạo và chuyên môn về phục hồi chức năng (bác sĩ vật lý trị liệu); thường bao gồm y tá, nhân viên xã hội, chuyên gia dinh dưỡng, nhà tâm lý học, chuyên gia nghề nghiệp và vật lý trị liệu, các nhà trị liệu giải trí, và cố vấn nghề nghiệp.

Vật lý trị liệu tập trung vào các bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập thụ động để ngăn ngừa co cứng và sử dụng các thiết bị trợ giúp thích hợp như áo nẹp, khung tập đi hoặc xe lăn có thể cần thiết để cải thiện vận động. Các chiến lược kiểm soát chứng co cứng, rối loạn phản xạ tự động tủy, và đau thần kinh được giảng dạy cho bệnh nhân.

Phục hồi nghề nghiệp bao gồm việc đánh giá cả kỹ năng vận động tinh tế và vận động mạnh, cũng như khả năng nhận thức để xác định các công việc có ý nghĩa. Sau đó, chuyên gia hướng nghiệp sẽ giúp xác định các địa điểm làm việc có thể và xác định nhu cầu về thiết bị hỗ trợ và sửa đổi nơi làm việc. Các nhà trị liệu giải trí sử dụng cách tiếp cận tương tự để xác định và tạo thuận lợi cho việc tham gia vào các sở thích, các môn thể thao và các hoạt động khác.

Chăm sóc tinh thần nhằm chống lại sự kích động và trầm cảm gần như không thể tránh được xảy ra sau khi mất kiểm soát cơ thể. Chăm sóc tinh thần là yếu tố căn bản cho sự thành công của tất cả các yếu tố khác của phục hồi chức năng và phải kèm theo những nỗ lực để giáo dục bệnh nhân và khuyến khích sự tham gia tích cực của gia đình và bạn bè.

Các phương pháp điều trị nhằm thúc đẩy sự tái tạo dây thần kinh và giảm tối đa sự hình thành các mô sẹo trong tủy sống bị tổn thương đang được nghiên cứu. Các phương pháp điều trị như vậy bao gồm ghép keo sinh học ở ngang mức tổn thương tủy sống cũng như tiêm các tế bào gốc tự thân; tế bào gốc phôi người có định hướng thần kinh; tế bào gốc thần kinh; và các nhân tố dinh dưỡng. Nghiên cứu tế bào gốc đang được thực hiện; nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn và đã có một số thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và II.

Cấy ghép một chất kích thích ngoài màng cứng là một phương thức điều trị khác đang được nghiên cứu để cải thiện các vận động tự động tủy sau khi chấn thương tủy sống. Trong quá trình kích thích ngoài màng cứng, xung điện được truyền đến bề mặt của tủy sống dưới tổn thương.

  • 1. Hadley MN, Walters BC, Aarabi A, et al: Guidelines for the management of acute cervical spine and spinal cord injuries. Neurosurgery 72 (Supplement 3): 1–259, 2013. https://doi.org/10.1227/NEU.0b013e318276ee7e
  • 2. Hawryluk G, Whetstone W, Saigal R, et al: Mean arterial blood pressure correlates with neurological recovery after human spinal cord injury: Analysis of high frequency physiologic data. J Neurotrauma 32(24):1958–1967, 2015. doi: 10.1089/neu.2014.3778
  • 3. Vale FL, Burns J, Jackson AB, et al: Combined medical and surgical treatment after acute spinal cord injury: Results of a prospective pilot study to assess the merits of aggressive medical resuscitation and blood pressure management. J Neurosurg 87(2):239–246, 1997. doi: 10.3171/jns.1997.87.2.0239
  • 4. Fehlings MG, Wilson JR, Tetreault LA, et al: A clinical practice guideline for the management of patients with acute spinal cord injury: Recommendations on the use of methylprednisolone sodium succinate. Global Spine J7(3 Suppl):203S-211S, 2017. doi: 10.1177/2192568217703085
  • 5. Fehlings MG, Vaccaro A, Wilson JR, et al: Early versus delayed decompression for traumatic cervical spinal cord injury: Results of the Surgical Timing in Acute Spinal Cord Injury Study (STASCIS). PLoS One 7(2):e32037, 2012. doi:10.1371/journal.pone.0032037
  • Ngoài các bệnh nhân bị chấn thương cột sống rõ ràng, nghi ngờ tổn thương tủy sống ở bệnh nhân có nguy cơ cao bị chấn thương cột sống, bao gồm những bệnh nhân cao tuổi có thể bị ngã và bệnh nhân bị thay đổi cảm giác, có triệu chứng thần kinh gợi ý tổn thương tủy sống hoặc ấn đau thắt lưng cục bộ.
  • Để đảm bảo không bỏ sót tổn thương tủy không hoàn toàn, hãy kiểm tra chức năng vận động và chức năng cảm giác (bao gồm cảm giác tinh tế, kim châm và cảm giác vị trí) và kiểm tra sự yếu cơ không cân xứng ở chi trên.
  • Bất động cột sống ngay ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Chuẩn bị chụp CT ngay lập tức hoặc chụp MRI nếu có thể.
  • Chuẩn bị để phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau khi chấn thương nếu bệnh nhân bị tổn thương tủy không hoàn toàn.

Điều trị tổn thương tủy sống không hồi phục bằng phương pháp phục hồi chức năng đa dạng và thuốc kiểm soát sự co cứng.