Câu đơn mở rộng thành phần là gì năm 2024

Đây là loại câu đơn mà ngoài hai thành phần chính còn có các ‘thành phần phụ’. Thành phần phụ có thể phụ thuộc vào một thành phần chính nào đó của câu hoặc phụ thuộc vào cả câu. Căn cứ vào chức năng của thành phần phụ, ta có thể phân biệt các loại câu đơn mở rộng sau đây:

– Câu đơn có thành phần phụ bổ ngữ

‘Bổ ngữ’ là thành phần phụ có chức năng nêu lên đối tượng của hành động hay hoạt động nên là thành phần bổ nghĩa cho động từ. Có hai loại bổ ngữ là bổ ngữ gần và bổ ngữ xa. Bổ ngữ gần là đối tượng trực tiếp của hành động/hoạt động, còn bổ ngữ xa là đối tượng gián tiếp của hành động hay hoạt động. Ví dụ:

Hòa viết một bức thư cho thày giáo cũ. một bức thư = BN gần thày giáo cũ = BN xa

Vị trí của hai loại bổ ngữ nói chung không có tính bắt buộc, song nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ vị ngữ. Ví dụ:

Có thể nói: “Họ giao tiền cho chúng tôi.” nhưng không thể nói:”Họ giao tiền chúng tôi.” mà phải nói: “Họ giao chúng tôi tiền”.

– Câu đơn có thành phần phụ định ngữ

‘Định ngữ’ là thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ, dùng để nêu lên đặc điểm, tính chất của danh từ. Định ngữ có thể là một tính từ, số từ, danh từ hoặc đại từ nhưng cũng có thể là một cụm từ (cụm tính từ, cụm danh từ). Ví dụ:

  1. Con đường mới rất rộng.
  2. Anh ấy có vợ trẻ hơn mình tám tuổi.

– Câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ

‘Trạng ngữ’ là thành phần phụ có thể bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ) hoặc chỉ bổ nghĩa cho một thành phần nào đó của câu. Trong thực tế, trạng ngữ cũng có thể là thành phần bổ nghĩa cho thành phần phụ.

Khi được dùng để bổ nghĩa cho toàn bộ nòng cốt câu, vị trí của trạng ngữ thường ở trước nòng cốt câu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể được đặt sau nòng cốt hoặc đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ. Nếu được đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ, nó phải được nhấn mạnh tách rời bằng quãng nghỉ khi nói, bằng dấu phảy khi viết, và có thể kèm theo một kết từ thích hợp. Nếu chỉ là thành phần phụ của một thành phần câu thì nó thường không được nhấn mạnh, hoặc không được đọc hay viết tách rời. Ví dụ:

  1. Mỗi ngày, tôi đến châm cứu hai lần.
  2. Chị, bằng hai bàn tay khéo léo của mình, đã nuôi các con khôn lớn.
  3. Họ rất tốt bụng, tuy nghèo.
  4. Một tòa biệt thự thấp thoáng trong lùm cây.

– Câu đơn có thành phần phụ khởi ngữ

‘Khởi ngữ’ (cũng còn gọi là ‘đề ngữ’) là thành phần phụ dùng để nêu trước hay báo trước đối tượng hay nội dung sẽ được đề cập tới trong câu. Khởi ngữ cũng được dùng như là phương tiện để liên kết câu trước với câu sau. Vị trí của ‘khởi ngữ’ là ở đầu câu. Ví dụ:

  1. Thuốc thì tôi xin vái.
  2. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
  3. Cháu thì cháu chịu thôi.

– Câu đơn có thành phần phụ gia ngữ

‘Gia ngữ’ (cũng còn gọi là ‘giải ngữ’) là thành phần dùng để bổ sung thêm, làm sáng tỏ thêm nội dung của câu, hoặc dùng để bày tỏ sự đánh giá, quan điểm, tình cảm của người nói (người viết) đối với nội dung được nêu ra trong câu. ‘Gia ngữ’ có thể là một từ, một cụm từ, một câu, và thậm chí một chuỗi câu. Khi nói, gia ngữ được tách ra bằng quãng nghỉ; khi viết, nó được phân biệt bằng (các) dấu phảy, (các) dấu nối (dấu gạch ngang), hoặc dấu ngoặc đơn. Ví dụ:

  1. Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi.
  2. Chết thật, tôi không nhận ra ông ta.
  3. Bà cười – cái cười nặng nề và chua xót.
  4. Nói của đáng tội, mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.

Nói chung, ‘gia ngữ’ là thành phần độc lập về mặt ngữ pháp với các thành phần khác của câu.

Posted in Ngữ pháp miêu tả tiếng Việt | Thẻ: câu đơn, câu đơn hai thành phần, câu đơn mở rộng, câu đơn đặc biệt, chủ ngữ, từ quan hệ, vị ngữ |

Câu mở rộng thành phần được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Câu mở rộng thành phần

Lời giải

- Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

- Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C – V làm thành phần câu .Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

1. Chủ ngữ (CN)

Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? Việc gì?…

2. Vị ngữ (VN)

Là một trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu, VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi:.. làm gì? … như thế nào? …. là gì?

- Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ (hoặc vị ngữ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, được gọi là cụm C - V (chủ - vị).

3. Cụm chủ – vị

Khái niệm cụm chủ – vị (cụm C – V) còn được gọi là kết cấu C – V. Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường (câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ:

– Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

– Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

4. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Ví dụ:

– Câu có chủ ngữ là cụm C – V:

+ Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.

+ Cái áo mẹ mới mua là đồ hiệu.

+ Bác Hai đến khiến ba mẹ em rất vui

– Câu có vị ngữ là cụm C – V:

+ Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi.

+ Quyển truyện này tranh ảnh rất đẹp

+ Ông em tóc đã bạc.

+ Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn

+ Cái bàn này chân bị gãy

– Câu có phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng thấm vào hồn em mỗi sáng đi đến trường.

+ Chúng tôi cũng không nhớ nó ăn hết bao nhiêu nải chuối, gồi lá

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do.

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu mở rộng thành phần. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn.

Cấu mở rộng thành phần là gì?

Câu mở rộng thành phần là khái niệm gì? Trả lời: Câu mở rộng thành phần (CLAUSE) là một đơn vị ngữ pháp chứa một chủ ngữ và một động từ, có thể tự mình tạo thành một câu hoàn chỉnh hoặc được sử dụng trong câu phức để truyền đạt ý nghĩa phức tạp hơn.

Mở rộng thành phần vị ngữ có tác dụng gì?

Trả lời: - Việc mở rộng vị ngữ trong câu giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng, phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết.

Cụm CV có nghĩa là gì?

CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh, được hiểu nghĩa là sơ yếu lý lịch. Về bản chất của CV là bản tóm tắt những thông tin của bản thân liên quan về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng cuộc sống mà ứng viên muốn ứng tuyển.

Thành phần vị ngữ là gì?

Vị ngữ cũng giống như chủ ngữ, là một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Đây là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... của con người, sự vật, tượng được nêu trong câu.