Cát túy loan đã ngừng khai thác lúc nào năm 2024

Qua tìm hiểu, phóng viên Chuyên đề Công an Đà Nẵng được biết, đã gần 1 tháng nay, tất cả các mỏ cát xây dựng tại Quảng Nam đều tạm dừng khai thác. Đây chính là nguyên nhân khiến cát xây dựng ở Đà Nẵng, Quảng Nam khan hiếm, đẩy giá cát tăng vùn vụt trong những ngày qua. Dư luận đặt nghi vấn, phải chăng đây là “chiêu bài” của các mỏ cát xây dựng ở Quảng Nam nhằm tạo áp lực cho cơ quan chức năng?

Tàu khai thác nghỉ nằm bờ, xe múc cát được cất vào bãi.

Thời gian qua, việc UBND tỉnh Quảng Nam áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp mạnh cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, như: hạn chế việc gia hạn đối với một số mỏ cát đã hết hạn khai thác, giám sát việc khai thác qua camera, tăng cường tuần tra kiểm soát trên các tuyến sông, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản…, đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực khai thác cát xây dựng. Tuy nhiên, sau một thời gian, những biện pháp được xem là mạnh trước đây đã bộc lộ nhiều bất cập… vì sự phối hợp chặt chẽ trước đó đã bắt đầu lỏng lẻo, thiếu đồng bộ.

Theo nhìn nhận của giới chuyên môn, việc cấp phép, quản lý khai thác… đối với các mỏ vật liệu xây dựng, như: cát VLXD, đất san lấp… tại Quảng Nam còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế. Trước hết là các cơ quan liên quan, như: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp… chưa đánh giá đúng trữ lượng khoáng sản tại từng mỏ, không dự báo được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên giấy phép khai thác được cấp thường thấp hơn trữ lượng, thời gian khai thác cũng bị ngắn lại. Cũng vì đánh giá không đúng về nhu cầu tiêu dùng của thị trường nên trong thời gian qua tại Quảng Nam số lượng mỏ hết thời hạn khai thác có số lượng rất lớn, trong khi đó số mỏ được cấp phép hoạt động mới theo dạng nhỏ giọt dẫn đến tình trạng nguồn cung thấp hơn yêu cầu của thị trường đã tạo ra sự khan hiếm và điều kiện để các doanh nghiệp nâng giá bán cao hơn giá thành thực tế.

Để khắc phục tình trạng “cầu vượt cung”, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, nhiều mỏ cát tổ chức khai thác vượt khối lượng cho phép trong thời gian dài cùng những sai phạm khác, như: bán hàng không xuất hóa đơn, khai thác ngoài khu vực mỏ… Đồng hành với những sai phạm trên là một số doanh nghiệp có hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ thuế… Phát hiện những bất cập trên, một lần nữa các cơ quan chức năng tại Quảng Nam lại “vào cuộc” để tìm biện pháp khắc phục. Theo đó, để đối phó với việc thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng, các chủ mỏ cát đã đồng loạt tạm dừng việc khai thác.

Thực tế tại dọc sông Thu Bồn, Vu Gia, Phóng viên Chuyên đề CATP Đà Nẵng nhận thấy, đúng như lời phản ánh của các chủ bán VLXD, tất cả mỏ cát trên địa bàn H. Đại Lộc, gồm: xã Đại Hòa, Đại An, Đại Đồng, Đại Sơn, Lệ Bắc (Duy Xuyên)… đều trong tình trạng “cửa đóng, then cài”. Theo ông H.-một chủ mỏ cát thì việc tạm dừng khai thác là để công ty sửa chữa máy móc, khắc phục các sự cố về an toàn lao động (ATLĐ). Còn khi nào hoạt động trở lại thì chưa có thời gian cụ thể. Điều này cũng được một lãnh đạo H. Đại Lộc xác nhận. Và cho biết, sự việc trên đã được UBND H. Đại Lộc báo cáo cho các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam để có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, lý do sửa chữa máy móc, đảm bảo ATLĐ mà một số công ty đưa ra là thiếu tính logic, không thật sự thuyết phục…, che đậy một mục đích khác. Cụ thể là, do nhiều công ty có hành vi tổ chức khai thác khoáng sản vượt khối lượng cho phép, bán hàng không xuất hóa đơn… bị phát hiện, đầu tháng 2-2023 UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Với những sai phạm mang tính hệ thống, kéo dài…, việc xác minh làm rõ đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Để đối phó với việc thanh kiểm tra, các chủ mỏ đã đồng loạt tạm dừng khai thác nhằm tạo sự khan hiếm VLXD, tạo áp lực… đến các cơ quan chức năng.

Trước sự việc một số mỏ cát tại Quảng Nam tạm dừng khai thác gây nên tình trạng khan hiếm giả tạo, khiến giá cát xây dựng tại Đà Nẵng, Quảng Nam bị đẩy lên quá cao gây khó khăn cho một số nhà đầu tư cùng người dân, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc tìm cách tháo gỡ. Trước mắt, các cơ quan chức năng đã làm việc, yêu cầu các công ty đưa các mỏ cát đang tạm dừng vào hoạt động trở lại theo đúng nội dung được cấp phép để cung cấp cát xây dựng cho thị trường. Từng bước đánh giá trữ lượng các mỏ để điều chỉnh quy mô khai thác theo đúng quy định của Nhà nước và có những biện pháp kiểm soát nhằm tránh những sai phạm có thể tái diễn.

Trước bối cảnh khan hiếm cát như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng cần có cuộc cách mạng trước khi vượt giới hạn khai thác cát. Nhưng đó là cách mạng về vật liệu xây dựng (VLXD) hay cách mạng về tư duy thiết kế?

Thi công Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang

Vật liệu thay thế

Ông Trần Ngô Minh Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp - cho biết, hiện đơn vị đang dự thảo và trình UBND tỉnh xin chủ trương nghiên cứu Đề án “Giải pháp giảm thiểu sử dụng cát san lấp cho công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do nguồn cung đã giảm”.

Thật ra không phải đợi đến khi ĐBSCL đồng loạt xây dựng nhiều công trình xây dựng mới xảy ra nạn khan hiếm cát, mà khan hiếm cát đã diễn ra trên phạm vi cả nước từ nhiều năm nay và sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai do cát là tài nguyên không tái tạo. ThS Lương Văn Hùng - Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) - thừa nhận cát trong tự nhiên đang hiếm dần trên phạm vi cả nước. Năm 2020 tổng trữ lượng cát đủ tiêu chuẩn làm cát xây dựng, được khai thác hợp pháp tương đương với 692 triệu m3. Trong lúc công suất khai thác theo cấp phép chỉ xấp xỉ 62 triệu m3/năm, nhưng nhu cầu sử dụng cát xây dựng trên cả nước lên đến tương đương 130 triệu m3, tức chỉ đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu thực tế.

Trước thực trạng này, bên cạnh việc đề ra nhiều biện pháp kiểm soát, cũng như chống vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát trong tự nhiên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương đưa ra các giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên, như tro xỉ nhiệt điện, chất thải từ ngành công nghiệp khác và cát nhân tạo, tức cát được nghiền từ nhiều loại đá trong tự nhiên như đá vôi, đá ong, đá granit, cuội sỏi…

Theo TS Tô Văn Trường, đây là chỉ đạo mang tính cách mạng về VLXD. Bởi không chỉ hoà nhập vào xu thế thế giới, mà còn hài hòa tài nguyên trước áp lực gia tăng xây dựng phục vụ cho sự phát triển.

“Ở Nhật Bản, cát nhân tạo đã được sử dụng cách đây 40 năm, ngay cả Lào cũng đã xây dựng chủ yếu bằng cát nhân tạo làm từ đá - TS Trường nhấn mạnh - trong khi đó, nguyên liệu để làm cát nhân tạo ở Việt Nam rất dồi dào”.

Thực tế cho thấy, sau hiệu lệnh của Chính phủ, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã hưởng ứng. Số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng cho thấy, đến năm 2022, sản lượng cát nhân tạo cả nước đạt khoảng 25 - 30 triệu m3/năm và sử dụng 5 - 10 triệu m3 vật liệu thay thế cát san lấp.

Tuy con số còn ở mức khiêm tốn, nhưng đã hé mở và khẳng định hướng đi mới tích cực… cho sự ổn định của cát, nhất là cát trên sông.

Thử thực hiện một cuộc cách mạng về kỹ thuật

Theo ThS Lương Văn Hùng, bên cạnh thói quen sử dụng cát tự nhiên trong hoạt động đầu tư xây dựng, thì bản thân cát nhân tạo cũng chứa đựng nhiều vấn đề.

Trước hết là chất lượng sản phẩm cát nghiền chưa ổn định gây tâm lý không tốt cho người sử dụng… nhưng quan trọng nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến vật liệu thay thế cát tự nhiên đến nay vẫn chưa được hoàn thiện.

Chính điều này đã vô tình đẩy cát nhân tạo ra khỏi các công trình vốn ngân sách, phân khúc xây dựng được xem là mang tính dẫn dắt xã hội trong việc chấp hành pháp lệnh cũng như đi đầu trong tiếp cận công nghệ…

Đó là chưa kể đến nguồn đá có tính chất cơ lý khác nhau, sẽ cho ra sản phẩm cát nghiền có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng của bêtông. Và một vấn đề đặc biệt đáng lo hơn là khả năng ảnh hưởng môi trường của cát nhân tạo không hề kém cạnh so với việc khai thác cát tự nhiên.

Bên cạnh việc chưa có các biện pháp tách thành phần bụi trong quá trình nghiền và chưa kiểm soát lượng bụi tồn dư trong cát… còn có thêm nỗi lo cạn kiệt nguồn đá, vì núi cũng là tài nguyên không tái tạo.

Vì vậy, bên cạnh việc đề xuất cơ quan chức năng sớm ban hành hướng dẫn để cát nhân tạo là “cứu tinh” cho cát tự nhiên, rất cần có cuộc cách mạng về kỹ thuật. Cụ thể, nhiều chuyên gia, bên cạnh việc quan tâm, đầu tư mở đường cho vật liệu thay thế cát… cần có cuộc cách mạng về tư duy kỹ thuật.

Trao đổi với Lao Động, TS Bùi Đạt Trâm - người có nhiều năm nghiên cứu thủy văn sông Tiền, sông Hậu - khẳng định: “Chúng ta hoàn toàn có thể giảm áp lực vật liệu san lấp nền trong bối cảnh vật liệu đang khan hiếm bằng giải pháp điều chỉnh về cốt nền và các giải pháp thiết kế”. Từ những ghi nhận thực tế trong thời gian công tác, học tập tại nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới, ông Trâm gợi ý: Đối với những nơi địa hình trũng thấp, thay vì cần lượng lớn cát để làm nền, chúng ta có thể sử dụng ít cát hơn khi làm đường trên cao…”.

Chủ đề