Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu năm 2024

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng đều thuộc lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính tương ứng với từng loại phương tiện, đồng thời bị giữ bằng lái xe. Mức phạt mới nhất được quy định rõ ràng tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Thế nào là lỗi vượt đèn đỏ?

Tín hiệu đèn đỏ trong đèn giao thông có ý nghĩa cấm các phương tiện giao thông di chuyển. Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng trên đường. Nếu không có vạch dừng thì người sử dụng phương tiện phải dừng trước đèn giao thông theo chiều đi.

Theo đó, lỗi vượt đèn đỏ được xác định khi người điều khiển không dừng lại mà tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu đã chuyển sang màu đỏ. Như vậy, theo quy định của pháp luật, vượt đèn đỏ là một hành vi bị nghiêm cấm. Người vi phạm sẽ bị xử phạt nếu như gặp phải lỗi này khi tham gia giao thông.

Vượt đèn đỏ là một trong nhiều vi phạm giao thông (Nguồn: sưu tầm)

Quy định về lỗi vượt đèn đỏ ô tô theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người sử dụng phương tiện giao thông. Tùy từng loại phương tiện, mức phạt vượt đèn đỏ sẽ khác nhau.

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ các hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông hay tín hiệu của đèn giao thông, mức phạt sẽ là từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.

Lỗi vượt đèn đỏ ô tô có bị giữ bằng lái không?

Ngoài việc phạt hành chính, người vượt đèn đỏ còn có thể chịu các hình phạt bổ sung khác. Cụ thể, chủ phương tiện vi phạm lỗi sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (bằng lái) từ 01 - 03 tháng theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp, người điều khiển mắc lỗi vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông, thời gian giữ bằng lái xe là từ 02 - 04 tháng.

Lái xe bị phạt hành chính và giữ bằng lái nếu vượt đèn đỏ (Nguồn: sưu tầm)

Quy định về mức phạt lỗi vượt đèn đỏ ở các phương tiện khác

Đối với người điều khiển các loại phương tiện giao thông khác như máy kéo hay xe máy chuyên dùng, mức phạt khi vượt đèn đỏ được quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

  • Phạt hành chính từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
  • Giữ bằng lái xe (đối với xe máy kéo) hoặc giữ chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng. Trong trường hợp xe vượt đèn đỏ gây tai nạn thời gian giữ bằng lái từ 2 đến 4 tháng.

Nắm rõ các quy định về lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng là điều cần thiết và quan trọng của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện, đồng thời và cách xử lý phù hợp nếu như gặp phải tình trạng này trong tham gia giao thông.

Để trải nghiệm những tính năng và công nghệ hiện đại trên các dòng xe Toyota, đáp ứng khả năng an toàn, điều chỉnh linh hoạt với mọi tình huống khi tham gia giao thông, người dùng có thể đăng ký lái thử ngay hôm nay và có thông tin chi tiết hơn về các mẫu xe.

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 nêu quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như vậy, người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đèn tín hiệu giao thông.

Hơn nữa, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt nếu như: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Vì vậy, trong trường hợp vượt đè đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Đoàn xe vượt đèn đỏ trên đường Ngô Quyền, Đà Nẵng từng gây xôn xao dư luận bị xử lý.

Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 2 – 4 tháng.

Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC​​, quy định về thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm.

Cùng đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính. Trong trường hợp khiếu nại được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt là 15 ngày.

Mức phạt vượt đèn đỏ các phương tiện khác

Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy, xe máy điện, các loại xe 2 bánh tương tự khác mức phạt được quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền thì các phương tiện này cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau: “10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  1. Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng”.

Do đó các phương tiện này ngoài bị phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.

Chủ đề