Cảm thấy hồi hộp là bệnh gì

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Chào chị, trước hết chị cảm thấy tim dễ hồi hộp, đập nhanh hơn bình thường, leo cầu thang đến tầng 3 đã mệt thở dốc (trước đây lên đến tầng 4,5) chứng tỏ sức bền thể lực của chị đã giảm.

Như chị nói, trước đây chị thường ra công viên chạy bộ, mà gần 2 tháng nay phải hạn chế đi lại vì đau chân: quả thật điều này có thể dẫn đến những triệu chứng chị vừa kể. Những vấn đề nêu trên có thể giảm dần khi chân chị khỏi và bắt đầu tập luyện trở lại. Nên lưu ý những ngày đầu tiên tập lại nên tập nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi dần, những ngày sau mới tăng dần cường độ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chữa chân cho chị về thời điểm có thể tập luyện lại, những điều cần lưu ý để tránh chấn thương tái phát.

Tuy nhiên, không loại trừ nguyên nhân các triệu chứng chị mô tả có thể do một bệnh lý nào đó thuộc nhóm tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết… gây ra; bởi cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, mau xuống sức là các triệu chứng khá chung chung, có thể gặp trong nhiều bệnh.

Ở tuổi chị, việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tầm soát các bệnh lý liên quan đến tuổi tác là cần thiết. Nếu đã lâu chị không đi khám, hoặc các triệu chứng nói trên khiến chị quá khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, tim đập nhanh làm chị mệt, chị cũng nên đi kiểm tra lại sức khỏe tổng thể.

Sau này, chị cũng cần duy trì việc vận động, tập thể dục thường xuyên, kết hợp với chế độ dinh dưỡng điều độ, phù hợp. Nếu trước đây chị vốn là người dễ hồi hộp, lo lắng, có thể tập thêm yoga, thiền để kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Hồi hộp hay còn gọi là đánh trống ngực là triệu chứng hay gặp ở rất nhiều người bị bệnh tim và cả những người không bị bệnh này.

(SKDS) - Hồi hộp hay còn gọi là đánh trống ngực là triệu chứng hay gặp ở rất nhiều người bị bệnh tim và cả những người không bị bệnh này. Nó không phải là một triệu chứng đặc trưng cho một nhóm bệnh tim nào, mà chỉ là một trong những cảm giác gây bất an và khiến cho mọi người thấy lo lắng.

Cảm giác hồi hộp ở người khỏe mạnh

Trong các điều kiện bình thường, những người khoẻ mạnh không thể nghe thấy tiếng đập nhịp nhàng của trái tim. Họ chỉ cảm thấy đánh trống ngực và hồi hộp khi đang ở tình trạng căng thẳng vì hoạt động gắng sức, do xúc động hay hoạt động tình dục.

Kiểu hồi hộp và đánh trống ngực này mang tính chất sinh lý bình thường mà nguyên nhân của nó là sự hoạt động quá mức của tim làm tim đập nhanh và tăng co bóp. Cảm giác này có thể xuất hiện do một số bệnh đi kèm như: sốt, thiếu máu nặng hay hội chứng cường giáp.

Hồi hộp không chỉ là triệu chứng của bệnh tim. Ảnh: TL

Cảm giác hồi hộp ở người bệnh tim

Nếu cảm giác hồi hộp đánh trống ngực xuất hiện trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nghĩ đến bệnh tim và cần đến khám thầy thuốc chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác. Triệu chứng hồi hộp để chẩn đoán là dấu hiệu của một bệnh về tim mạch thì cần phải kết hợp với những triệu chứng khác như hay mệt, khó thở, phù chân...

Nguyên nhân gây ra triệu chứng hồi hộp hay gặp nhất với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch là tình trạng rối loạn nhịp tim bao gồm tình trạng ngoại tâm thu, cơn nhịp nhanh kịch phát, rối loạn thần kinh tim... Những bệnh này có thể là nguyên phát nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh van tim, bệnh động mạch vành hay bệnh viêm cơ tim.

Cần điều trị triệt để các nguyên nhân

Việc chẩn đoán những rối loạn nhịp gây ra triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực thật ra không khó, chỉ cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nghe tiếng tim, bắt mạch và đo điện tâm đồ. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim cũng có thể được xác định bằng cách siêu âm tim.

Việc quá lo âu với khả năng bị bệnh tim khi có cảm giác đánh trống ngực cũng làm gia tăng nhịp tim và sự co bóp cơ tim, làm nặng thêm cảm giác hồi hộp của bệnh nhân và có thể gây khó thở, tức nghẹn vùng ngực.

Tuy nhiên cần lưu ý, không phải lúc nào bệnh nhân cũng có cảm giác đánh trống ngực thường xuyên mà chỉ xảy ra vào một vài thời điểm trong ngày, nhất là vào ban đêm. Khi đó, nghiệm pháp đo điện tim 24 giờ sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Việc điều trị chứng hồi hộp không dễ và không thể biết trước lúc nào thì bệnh nhân rơi vào tình trạng như vậy. Việc đầu tiên là phải giải toả tình trạng lo âu quá đáng của bệnh nhân bằng liệu pháp tâm lý. Chủ yếu là tự bệnh nhân phải biết kiềm chế cảm xúc, luyện tập yoga hay thiền để tạo cân bằng về cảm xúc của cơ thể.

Ngoài ra, cần điều trị triệt để các bệnh khác gây ra tình trạng này như sốt cao, hội chứng cường giáp, thiếu máu nặng và các bệnh tim như suy tim, viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim…

Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim như ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được làm điện tim đồ hoặc điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như coffee, chè, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi…

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch được mô tả sau đây:

- Khó thở: là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sỹ.

- Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Ban cần gọi điện cho bác sỹ và đi khám bệnh ngay lập tức.

- Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.

- Phù: thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.

- Tím tái: là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.

- Đau cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.

Chủ đề