Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Hiện tượng tôm chạy đànlà hiện tượng tôm nổi đầu, kéo thành từng đàn di chuyển khắp ao mà không chịu lặn xuống đáy. Tuy không gây chết nhưng nếu để lâu, tôm dễ bị nhiễm bệnh tầng mặt khiến tôm chết đột ngột, rớt đáy. Vậy nguyên nhân hiện tượng tôm chạy đàn là gì? Biện pháp khắc phục ra sao. Đó chính là câu hỏi của rất nhiều bà con và cũng là vấn đề bài viết ngày hôm nay đề cập đến.

Nguyên nhân của hiện tượng tôm chạy đàn

Hiện tượng tôm chạy đàn xảy ra có thể do các nguyên nhân như:

– Nước thiếu oxy tạo khu vực yếm khí, từ đó phát sinh các khí độc như  amoniac, nitrat….khiến tôm phải di chuyển đến tầng giữa hoặc tầng mặt để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn.

– Ao tôm xuất hiện rong làm tăng nồng độ pH > 9 do sự quang hợp của rong. Nếu được xử lý chất thải tốt, tôm tuy không chết nhưng sẽ gây ra hiện tượng tôm kéo đàn.

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Xuất hiện rong trong ao nuôi tôm

– Tôm bị các sinh vật ký sinh quấy rối, làm ảnh hưởng.

– Tôm thuộc giống quá nhạy cảm.

– Khu vực đáy ao bị lạnh hoặc ô nhiễm.

– Tôm bị đói hoặc lạ thức ăn.

Biện pháp khắc phục hiện tượng tôm chạy đàn

– Tiến hành xiphon làm sạch nền đáy ao ngay lập tức, tăng cường quạt nước, đảo, trộn nước để tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước, đặc biệt là khu vực nền đáy ao, giúp giảm thiểu lượng khí độc tích tụ ở đáy.

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Tăng cường bật quạt nước

– Nếu hiện tượng tôm kéo đàn do đói ăn, bà con cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn sao cho phù hợp, thường xuyên theo dõi thức ăn có trong sàng. Nếu cần thiết, có thể phải thay đổi loại thức ăn nhưng không nên thực hiện đột ngột mà pha trộn để chuyển dần trong 3 đến 4 ngày.

– Dùng vôi, các loại men vi sinh,… để khử độc nền đáy ao do thức ăn dư thừa, thường là với ao nuôi tôm 30 ngày tuổi trở lên.

– Trong trường hợp tôm bị các sinh vật tấn công vào mang,..nên sử dụng Formalin vào buổi sáng kết hợp tăng cường sục khí. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng KICH – ZÔ, BKC 80%,…

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn cho tôm

– Bổ sung thêm vitamin C vào trong khẩu phần ăn của tôm để tăng cường hệ miễn dịch cho tôm, giúp tôm có sức đề kháng tốt hơn với các mầm bệnh.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về nguyên nhân hiện tượng tôm chạy đànvà một số biện pháp khắc phục, bà con có thể biết thêm những thông tin hữu ích để nuôi tôm hiệu quả. Mọi ý kiến thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ trực tiếp tới số HOTLINE 1900 2620để bacsytom có thể hỗ trợ tốt hơn.

Xem thêm

>> Sổ tay hướng dẫn các đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

>> Kỹ thuật nuôi tôm hùm trong bể xi măng cho năng suất cao

Kinh nghiệm nuôi thủy sản

Hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước trong ao đáng báo động, nếu không xử lý kịp sẽ ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi.

Khi nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài việc gặp phải các vấn đề về bệnh ở tôm khiến tôm chết hàng loạt thì việc tôm kéo đàn cũng là vấn đề được bà con nông dân quan tâm.
Tôm kéo đàn là hiện tượng xảy ra trong những ao có nhiệt độ nước quá lạnh, dưới đáy ao có khí độc, khiến tôm di chuyển tránh khỏi vùng nguy hiểm để đến nơi an toàn hơn. Tuy hiện tượng này không gây chết tôm nhanh , nhưng là dấu hiệu chỉ chất lượng nước trong ao đáng báo động, nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ nhiễm bệnh, nhiễm độc tố gan làm tôm chết.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn là gì?

  • Sự thay đổi nhiệt độ môi trường từ ấm sang lạnh
  • Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh sinh ra khí độc gây hại cho tôm, trong ao thiếu ô xy, sự thay đổi đột ngột pH nước, độ trong.
  • Mật độ thả nuôi dày
  • Với những ao có màu nước đậm: độ trong thấp, hàm lượng ô xy hòa tan ở tầng đáy thấp đã tạo ra khu vực yếm khí nên sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2,… vì vậy làm cho tôm không thể cư trú ở khu vực này mà phải bơi lên tầng giữa hay tầng mặt để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống tạo ra hiện tượng tôm kéo đàn.

Biểu hiện như thế nào?

  • Tôm kéo đàn chạy tầm trên mặt ao, bơi về một phía không chịu xuống đáy.
  • Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Cách khắc phục?
- Cấp cứu: Dùng thuốc Nhật Song Long liều 2L/1000m3 nước + Đại Thiệt Thảo liều 2L/1000m3 nước cho chạy quạt đảo đều sau 2 giờ tôm sẽ trở lại bình thường không còn phân đàn nữa. Có thể dùng bất cứ thời gian nào khi gặp sự cố.
- Đồng thời kiểm tra lại ngay các yếu tố môi trường như khí độc, kim loại nặng và xử lý ngay bằng các sản phẩm YUCCA, SL PLU888 kết hợp đánh vôi nóng vào những nơi nước lạnh.
Lưu ý: Nên đánh nhiều vào những nơi có bọt khí nhỏ li ti nổi trên mặt nước và nhưng nơi mà tôm né tranh không đến vì thường những nơi đó phát sinh nhiều khí độc
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ sđt: 0914.315.677 để được hỗ trợ kịp thời. Kính chúc quý bà con gặt hái được nhiều thành công!

Facebook

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Tin tức mới

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Thời gian này là thời gian trọng điểm cho các vụ tôm tại nhiều địa phương trên cả nước, tuy ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Bệnh phân trắng diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Việc sử dụng thảo dược trong nuôi tôm ngày càng được phổ biến nhiều hơn bởi tính thiết thực và ...

Sản phẩm mới

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

– Chữa bệnh sưng gan, phù nề gan thận, nhiễm độc tố ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

– Phòng và điều trị các bệnh về gan trên tôm: sưng ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

– Bổ sung khoáng chất, kích thích tôm lột vỏ đúng chu ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

-- Phòng bệnh phân trắng trên tôm. – Ổn định đường ruột, đường ...

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

– Phân hủy và ngăn ngừa sự tích tụ thức ăn dư ...

Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111

Cách xử lý tôm sú chạy đàn

Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA

ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677

Email:

Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013