Cách xử lý đất sâu bệnh

Hoangvv 2 năm trước 3963 lượt xem

Có lẽ với tình hình hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm không còn được đảm bảo. Nên mô hình tự trồng rau ở nhà vừa tiết kiệm chi phí mà lại an toàn đang được nhiều hộ gia đình áp dụng. Khi bắt đầu trồng rau để đảm bảo rau được phát triển khỏa mạnh và xanh tốt thì rất nhiều người còn thấy lúng túng không biết nên làm gì cho đúng cách? Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rau là đất. Việc cải tạo đất tốt trước khi trồng rau sẽ giúp rau sinh trưởng tốt không bị còi cọc. Vậy cách xử lý đất trước khi trồng rau như thế nào. Hãy theo dõi cùng chúng tôi sau đây.

Tại sao cần phải xử lý đất trước khi trồng rau?

Cách xử lý đất sâu bệnh
Cải tạo đất

Đất trồng sau nhiều lần canh tác sẽ bị chai hóa và bạc màu doảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng nhiều thành phần hóa học. Do sau quá nhiều lần sử dụng đất trồng ngày càng bị cạn kiệt chất dinh dưỡng và khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng nên năng suất của cây trồng ngày càng bị giảm. Do đó việc cải tạo đất trước khi trồng chính là cách để tái tạo và phục hồi lại nguồn dinh dưỡng và cũng biện pháp ngăn ngừa loại bỏ các loại vi khuẩn và nấm có hại ở trong đất. Đồng thời giúp cho cây dễ dàng và thuận tiện hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Vậy có những cách xử lý đất trước khi trồng rau nào.

Các cách xử lý đất trước khi trồng rau đơn giản mà hiệu quả

Cách xử lý đất sâu bệnh
Cách xử lý đât trước khi trồng rau đơn giản

Để đất nghỉ ngơi và tự ải là một trong những cách xử lý đất trước khi trồng rau đơn giản mà không phải tốn nhiều quy trình. Sau khi thu hoạch xong mùa chúng ta phải nhặt sạch rau cỏ còn dư, sau đó tiến hành xới tung đất lên và để im đất phơi nắng khoảng 2 đến 5 ngày. Như vậy sẽ giúp đất được thông thoáng và tơi xốp, hấp thụ nito và oxi tốt hơn, đặc biệt là đấy là biện pháp để diệt trừ mầm bệnh đang còn tồn của mùa vụ trước.

2. Bổ sung thêm đất mới

Sau khi để đất nghỉ ngơi và tự ải, để đất trồng rau tăng độ sạch và tốt hơn thì bạn cũng có thể bổ sung thêm đất mới, vì  trong đất trồng có chứa nhiều hữu cơ nên trong quá trình sử dụng, chăm sóc và thu hoạch đất trồng cây sẽ bị hao hụt đất, nên bạn có thể sử dụng cách bổ sung đất mới để cây đủ phát triển.

3. Bổ sung thêm cho đất bằng các loại phân

Cách xử lý đất sâu bệnh
Bổ sung thêm cho đất bằng các loại phân

Bổ sung các loại phân cho đất là một trong những điều cần thiết, bạn có thể sử dụng nhiều loại phân như phân lân – giúp cho đất thêm dinh dưỡng và khử các loại nấm vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung thêm cho đất bằng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế, phân chuông ủ đã qua xử lý. Những loại phân này đảm bảo an toàn cho đất vừa là phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho rau sạch vừa giúp đất tự tái tạo tơi xốp hơn. Bạn có thể lựa chọn các cách bổ sung phân cho đất dưới đây:

Xử lý đất trồng rau với các loại phân hữu cơ

Đối với những loại đất trồng đã bị bạc màu và suy thoái bạn nên dùng những loại phân tự ủ đã qua xử lý để bổ sung cải tạo đất. Loại phân này qua quá trinh xử lý đã bị hoai mục và không có mùi làm cho đất tơi xốp,tăng độ phì nhiêu tạo ra nhiều chất dinh dưỡng.

Ví dụ phân cá là một loại phân hữu cơ được nhiều người sử dụng trong cách xử lý đất trước khi trồng rau. Không chỉ được xem là nguồn đạm hữu cơ dùng để bón thay thế các loại phân bón hóa học mà phân cá còn cung cấp hàm lượng các vi chất cần thiết được rất nhiều các hộ nông dân trồng rau hữu cơ tin dùng. Bạn chỉ cần trộn đều phân cá trực tiếp với đất sẽ giúp đất có nhiều dinh dưỡng hơn và tơi xốp hơn lúc đầu.

Xử lý đất trồng rau với các loại phân vi sinh

Phân vi sinh là loại phân bón hiện đang được dùng rộng rãi trong ngành nông nghiệp của các hộ dân, nó được xem là chế phẩm có chứa vi sinh vật tốt cho đất. Các vi sinh vật này bao gồm: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật kích thích cây sinh trưởng bình thường, vi sinh cố định đạm và các vi sinh vật giúp phân giải các chất hữu cơ.

Phân vi sinh được nhiều người dân tin dùng vì loại phân này rất lành cho đất và bảo đảm không gây tác dụng xấu đến thực vật, chất lượng của cây trồng hệ sinh thái và con người. Phân bón vi sinh này khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật có trong phân sẽ tiến hành hoạt động và tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như là đạm, lân và kali,… hoặc là các chất sinh học phòng trừ mầm sâu bệnh, giúp cải tạo xử lý đất nâng cao năng suất hiệu quả cây trồng.

Xử lý đất trồng rau với các loại phân trùn quế

Phân trùn quế cũng là một loại phân rất tốt được sử dụng cho cách xử lý đất trước khi trồng rau. Phân trùn quế là một loại phân bón tự nhiên giàu chất dinh dưỡng và rất hiệu quả trong việc kích thích sự tăng trưởng và rễ của cây trồng, làm cho đất tơi xốp. So với phân chuồng thì phân trùn quế cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn. Phân trùn quế không chỉ có tác dụng kích thích cây trồng tăng trưởng mà còn tăng khả năng giữ ẩm của cây trong đất và hạn chế các bệnh về rễ…

Nếu bạn dùng phân trùn quế để xử lý đất thì bạn chỉ cần dùng 4 – 6 kg phân trùn quế đã được phơi khô và trộn đều vào đất trước khi trồng.

Lợi ích của các cách xử lý đất trước khi trồng rau

Cách xử lý đất sâu bệnh
Lợi ích cách xử lý đất trước khi trồng rau

Việc xử lý đất trước khi trồng rau sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Giảm độ chai cứng, tăng độ tươi xốp và cung cấp các dưỡng chất để cây tăng khả năng tăng trưởng, phát triển nhanh hơn.

Tăng khả năng nảy mầm của hạt rau giúp năng suất cao và chất lượng hơn.

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây trồng được diễn ra một cách tốt hơn

Giúp rau luôn khỏe mạnh và chống lại được các mầm bệnh, các côn trùng gây hại và nấm mốc.

Khi được thu hoạch rau sẽ có vị ngot và tươi ngon hơn

Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho đất để cho vụ mùa mới.

Đọc thêm các bài viết mới Tại Đây !!

6 cách HOT nhất trang trí Noel văn phòng năm 2020

Đồ trang trí Tiêu Dùng Xanh 24H

3963 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

Trồng rau sạch tại nhà thật sự không đơn giản, từ khâu chuẩn bị đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước. Ngoài ra, việc phòng trừ sâu bệnh cũng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng rau tốt như mong đợi.

Vườn Sài Gòn chia sẻ đến bạn bí quyết phòng trừ sâu bệnh cho vườn rau để bạn có thể hạn chế tốt nhất các tác nhân gây hại trong vườn. Từ đó, quá trình trồng rau trở nên dễ dàng hơn.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Trồng rau sạch tại nhà

  • Việc thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp vườn nhà, bố trí hợp lý khu vườn là cần thiết.
  • Khu vườn thoáng mát, sạch sẽ, khoảng cách các chậu và các cây hợp lí giúp cho vườn rau chống lại sự tấn công của nguồn sâu bệnh hại.
  • Ngoài ra, việc phát hiện sớm dấu hiệu sâu bệnh để có biện pháp xử lí kịp thời, tránh lây lan qua các loại cây khác.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra vườn

  • Đất trồng là nhân tố quan trọng quyết định hàng đầu đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau. Trong đất trồng chậu gồm giá thể và phân bón. Sau mỗi vụ trồng, trong đất là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh.
  • Để tránh lây lan qua vụ sau, cần xử lí triệt để mầm bệnh bằng cách phơi đất, rải tinh vôi sau một thời gian mới bắt đầu trồng vụ tiếp theo.

Tham khảo cách xử lí đất sau thu hoạch tại đây.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Xử lí và cải tạo đất trồng sau mỗi vụ thu hoạch

Người trồng cần tìm hiểu kiến thức về sâu và bệnh hại trên rau cũng như thời điểm gây hại. Từ đó, bạn có thể chọn và bố trí thời vụ các loại rau theo sở thích để giúp cây phát triển tốt nhất. Đồng thời, đúng thời vụ còn giúp chủ động phòng ngừa sâu bệnh gây hại cho khu vườn.

Tham khảo bài viết Trồng rau gì tháng 6, tháng 7 và tháng 8 cho vườn mình?

Cách xử lý đất sâu bệnh

Trồng rau theo đúng mùa vụ

Trong quá trình trồng rau, bạn có thể áp dụng các biện pháp thủ công để phòng trừ một số côn trùng gây hại.

Có thể rắc vôi, muối Epsom hay rải trấu sống, vỏ trứng quanh gốc cây để chống kiến, ốc sên. Bắt sâu bằng tay vào sáng sớm để hạn chế sâu gây hại.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Biện pháp thủ công

Người trồng cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và trị bệnh kịp thời cho rau.

Khi vườn đã bị sân bệnh tấn công, biện pháp thủ công không còn hiệu quả. Cần sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ để trị sâu bệnh và tránh lây lan khắp vườn.

Bạn có thể dùng Neem Oil, Nano Gold Thảo Mộc, chế phẩm sinh học Bacillus Thuringiensis, chế phẩm vi sinh P Gro.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học

Thu hoạch rau đúng vụ và thời điểm thu được rau chất lượng cao nhất thì còn tránh khả năng cây nhiễm bệnh, giúp phòng chống sâu hại.

Nếu thu hoạch quá sớm khi cây còn nhỏ, sức đề kháng kém, ảnh hưởng đến vụ tiếp theo. Thu hoạch muộn rau sẽ bị già, giảm chất lượng rau còn là cầu nối cho sâu bệnh hại cây ở mùa vụ sau.

Cách xử lý đất sâu bệnh

Thu hoạch đúng thời điểm

Trên đây là những cách phòng sâu bệnh cho rau hiệu quả và đơn giản. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kinh nghiệm hữu ích trong cách trồng rau sạch tại nhà. Chúc các bạn thành công.

Vườn Sài Gòn