Kinh nghiệm làm nghề xây dựng

Trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì ngành xây dựng đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, nhu cầu việc làm kỹ sư xây dựng cũng luôn cao. Nếu bạn có kiến thức, kỹ năng và chuyên môn tốt thì bạn sẽ là ứng cử viên sáng giá. Vậy, nếu bạn có ý định để ứng tuyển vào vị trí này thì bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu chi tiết về công việc kỹ sư xây dựng làm gì? Lương của kỹ sư xây dựng là bao nhiêu? Hãy cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu nhé!

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ sư xây dựng làm gì?

Kỹ sư xây dựng là gì?

Nói một cách tổng quan cho các bạn đọc hiểu về kỹ sư xây dựng, thì kỹ sư xây dựng là người mang trọng trách phải chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch, giám sát và chỉ đạo cho các dự án và công trình xây dựng bao gồm cả các công trình công cộng và công trình tư nhân. Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn là người có khả năng cho việc tư vấn xây dựng, thiết kế và tính toán thiết kế thi công các công trình xây dựng. Công việc của các kỹ sư xây dựng đòi hỏi phải đi lại nhiều, đi làm xa nhà và phải làm việc ngoài trời chịu được nắng mưa.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng là người đóng vai trò quan trọng trong công việc giám sát và chỉ đạo trên công trình xây dựng. Ngoài việc khảo sát, giám sát thì đòi hỏi người kỹ sư phải hiểu về luật môi trường, các vấn đề môi trường và những quy định liên quan đến vấn đề này. Để người đọc biết thêm về công việc kỹ sư xây dựng làm gì? Sau đây là một số công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng:

  • Thiết kế, chỉ đạo và quản lý cộng với việc giám sát công trình xây dựng bảo đảm an toàn về mọi mặt, kịp thời nhận ra những nhận ra những lỗi sai để công việc phát triển thuận lợi và bền vững.
  • Quản lý về ngân sách và lựa chọn các trang thiết bị và vật tư phù hợp đảm bảo cho các dự án và công trình.
  • Tiến hành thực hiện vẽ bản vẽ thiết kế xây dựng làm sao để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về kỹ thuật.
  • Khảo sát công trình xây dựng và tiến hành thực hiện phân tích các vấn đề có liên quan đến bản vẽ và sơ đồ của công trình đồng thời kiểm tra, báo cáo các tác động đến công trình xây dựng.
  • Đánh giá những rủi ro và các mối nguy tiềm ẩn đảm bảo an toàn về mọi mặt.
  • Giải quyết kịp thời các vấn đề và thiếu sót phát sinh trong quá trình thi công công trình.
  • Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án .
  • Giám sát nhân viên trên công trình thi công và liên hệ với các nhà thầu và người liên quan đến dự án.
  • Thực hiện tuân theo hướng dẫn và các quy định của ngành xây dựng về các vấn đề tiêu chuẩn an toàn, vấn đề giấy phép, vấn đề môi trường,… và cung cấp một số giấy tờ kỹ thuật khác có liên quan theo yêu cầu.
Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Mô tả công việc kỹ sư xây dựng 

Những kỹ năng quan trọng với kỹ sư xây dựng

Hiện nay, trước khi các ứng viên suy nghĩ và đặt câu hỏi kỹ sư xây dựng làm gì? Kỹ sư xây dựng lương bao nhiêu? Thì trước hết ứng viên phải có những kỹ năng quan trọng sao để có thể dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng và giúp mình đạt được những thành công trong công việc kỹ sư xây dựng này. Sau đây, một số kỹ năng được coi là quan trọng với một kỹ sư xây dựng:

Kỹ năng chuyên môn

Để làm được một kỹ sư xây dựng giỏi việc đầu tiên là bạn phải có một niềm đam mê với nghề và bên cạnh đó bạn phải có kiến thức về CAD và vẽ thiết kế, làm việc và đọc được bản vẽ, mô hình. Kỹ sư xây dựng cần phải dự đoán được những vấn đề gây ảnh hưởng xảy ra trong quá trình làm việc và đưa ra những hướng giải pháp an toàn trước khi những tình huống xấu có thể xảy ra.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ năng chuyên môn của kỹ sư xây dựng

Kỹ năng quản lý

Với niềm đam mê cộng với các kỹ năng chuyên môn tốt thì sẽ làm chìa khóa cho bạn bước thêm bước cao hơn đó là quản lý hoặc trưởng phòng xây dựng. Để thành công và làm tốt ở vị trí này thì bạn phải có một kỹ năng quản lý người và dự án, bạn phải biết khai thác được thế mạnh của mỗi cá nhân làm việc cho bạn để giúp cho công việc phát triển tốt hơn đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho công việc.

Tư duy phân tích

Bạn cần phải có một tư duy phân tích tốt để đưa ra những ý kiến những đề xuất và những giải pháp để giúp dự án phát triển, bằng việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để những hướng phân tích tốt cho công việc.

Tư duy phản biện

Trong lúc làm việc thì không tránh khỏi những sự cố phát sinh thì với một tư duy phản biện tốt bạn có thể áp dụng linh hoạt các hướng giải quyết các quy tắc vào những tình huống cụ thể.

Kỹ năng giao tiếp

Với việc bạn phải thường xuyên hợp tác với các bên liên quan như nhà đầu tư, các chủ thầu liên quan đến công trình và các cơ quan nhà nước liên quan… Nếu bạn có một kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi, tiếp khách hàng và để truyền đạt những ý tưởng một cách chính xác nhất giúp cho công việc suôn sẻ và đem lại những lợi ích và giúp cho công việc một tốt hơn.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng quan sát

Mọi vấn đề xảy ra đều xuất phát từ những chi tiết nhỏ đòi hỏi bạn phải có sự quan sát một cách cẩn thận và tỉ mỉ để loại bỏ những sai số và sự cố giúp cho các thiết kế và nhất quán và chính xác với nhau. Ngoài ra, nếu quan sát tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả đem lại lợi ích cho mình và công trình mình đang làm việc.

Kỹ năng quản lý thời gian

Các dự án và công trình phải đòi hỏi hoàn thành đúng thời gian trong hợp đồng nên việc quản lý thời gian rất quan trọng để giảm các chi phí không cần thiết và tạo uy tin giữa các bên có liên quan và cũng là uy tín cho bạn với nghề xây dựng.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ năng quản lý thời gian

Trong quá trình làm việc có đôi lúc xảy ra những tình huống không mong muốn và đôi lúc chậm trễ do các điều kiện không mong muốn như thời tiết. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ giúp bạn đưa ra những hướng giải quyết những kế hoạch tốt giúp ích cho công việc để đưa công việc vào đúng như kế hoạch ban đầu.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn sẽ tiếp thu và có được nhiều ý kiến hay giúp ích cho công việc nếu bạn có khả năng làm việc nhóm, bạn không chỉ làm việc một mình mà bên cạnh bạn còn có những người khác như công nhân xây dựng, kiến trúc sư hay những người kỹ sư giống bạn. Khi đó kỹ năng làm việc nhóm của bạn tốt sẽ giúp công việc trở nên phát triển và còn thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ sư xây dựng cũng cần kỹ năng làm việc nhóm 

Ngoài ra, nếu bạn có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ sư xây dựng  và thành thạo các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Civil 3D hoặc tương tự và có những kinh nghiệm ở các vị trí khác liên quan đến kỹ sư xây dựng thì điều này sẽ giúp bạn có lợi thế để dễ dàng thu hút các nhà tuyển dụng.

Một vài kỹ năng giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp kỹ sư xây dựng:

  • Kỹ năng thiết kế.
  • Kỹ năng quản lý ngân sách.
  • Kỹ năng tính toán, thống kê.
  • Kỹ năng lãnh đạo.
  • Kỹ năng quản lý dự án.

Xem nhiều hơn tại Việc Làm Tốt

Kỹ sư xây dựng lương bao nhiêu?

Vậy thì lương của kỹ sư xây dựng bao nhiêu mà nghề kỹ sư xây dựng thu hút được nhiều người quan tâm đến vậy? Phần dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về lương của kỹ sư xây dựng.

Lương của kỹ sư xây dựng có mức dao động lớn tùy vào số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tùy vào từng loại hình công trình và công ty nước mình hay nước ngoài.

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì mức thu nhập trong nghề kỹ sư xây dựng thường không cao tầm 5 – 7 triệu/tháng. Với những người có 1 – 2 năm kinh nghiệm thì lương giao động từ 10 – 15 triệu/tháng. Còn với kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm 4 – 5 năm trở lên thì thu nhập mỗi tháng có thể từ 15 – 25 triệu/tháng.

Đặc biệt, với mức lương của kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm cao cộng với có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ được làm việc cho công ty nước ngoài với các dự án quy mô lớn thì lương có thể từ 35 – 45 triệu/tháng hoặc còn hơn thế nữa. Ngoài ra, khi bạn làm tốt thì còn có những khoảng tiền thưởng hoặc tiền phụ cấp khác.

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng
Kỹ sư xây dựng lương bao nhiêu?

Bạn có thể ứng tuyển nghề kỹ sư xây dựng trên những trang web tìm việc làm hoặc bạn có thể tìm trên những trang, những nhóm trên các mạng xã hội mà bạn biết như facebook, zalo… và cũng có thể những công ty do bạn bè hoặc người thân giới thiệu hoặc có thể các tấm biển tuyển dụng mà bạn thấy được.

Qua những thông tin ở bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn cảm thấy mình cần phải làm cũng như hiểu rõ hơn về công việc kỹ sư xây dựng khi bạn có nhu cầu muốn làm nghề này và có nhu cầu ứng tuyển vào các công ty xây dựng và một phần nào cũng giúp bạn dễ dàng chọn lựa những công việc phù hợp với khả năng của mình. Nếu muốn tìm kiếm cho mình những cơ hội ứng tuyển tốt nhất, hãy đến với Việc Làm Tốt để chọn ra những cơ hội việc làm phù hợp cho mình nhé!

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng

Kinh nghiệm làm nghề xây dựng