Cách xem hạn sử dụng mặt nạ Kiehls

Xin chào các bạn!

Mỹ phẩm cũng giống như đồ ăn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vẻ đẹp của chúng ta. Và đã là một sản phẩm công nghiệp, thì chúng đều có hạn sử dụng cụ thể. Trên mạng thì những thông tin này rất phổ biến, ví dụ như:


Tuy nhiên trong thực tế, các loại mỹ phẩm đa dạng hơn rất nhiều, về chủng loại, kết cấu, thành phần, nhà sản xuất, từ đó dẫn đến sự khác nhau trong việc định ra hạn sử dụng cho từng sản phẩm. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn xác định rõ khoảng thời gian tốt nhất để sử dụng mỹ phẩm, vừa hiệu quả, an toàn, vừa tránh lãng phí nhé.
Có 3 thông tin phổ biến giúp bạn xác định thời hạn sử dụng của mỹ phẩm, đó là ngày sản xuất, ngày hết hạn và hạn dùng sau khi mở nắp. Có thể phân biệt chúng như sau: - Ngày sản xuất là mốc thời gian bắt đầu khởi tạo sản phẩm, giúp bạn ước lượng thời gian sử dụng trung bình - Ngày hết hạn là thời điểm cuối cùng của sản phẩm, cho dù bạn có mở nắp hay không - Hạn dùng sau khi mở nắp: Khoảng thời gian sản phẩm có thể sử dụng an toàn tính từ thời điểm mở nắp. Nếu ngày hết hạn ở trong khoảng hạn dùng sau mở nắp, thì hạn sử dụng bị thu ngắn lại, chỉ tính đến ngày hết hạn thôi nhé.

Theo sơ đồ trên, nếu 1 sản phẩm có: - Ngày sản xuất là 01.01.2017 - Ngày hết hạn là 01.01.2020 - Hạn dùng sau khi mở nắp là 6 tháng - Nếu bạn mở nắp ngày 01.06.2017 thì hạn dùng sẽ là từ 01.06.2017 - 01.12.2017 - Nếu bạn mở nắp ngày 01.09.2019 thì hạn dùng sẽ là từ 01.09.2019 - 01.01.2020 - Ký hiệu: BB, BBE, BE  - Biểu tượng: hình cái hũ có phần nắp hé mở, trên hũ ghi ký hiệu số+chữ như này:

Đó là ký hiệu về hạn dùng sau khi mở nắp sản phẩm (6M = 6 tháng 12M = 12 tháng ...). Sau khi mở nắp, sản phẩm tiếp xúc với không khí, bắt đầu quá trình bị ô xi hóa. Thêm nữa, việc đóng mở nắp quá nhiều lần mỗi ngày, dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ, hay việc bạn dùng tay lấy sản phẩm cũng khiến vi khuẩn xâm nhập, không chỉ làm giảm hiệu quả của các thành phần, mà còn gián tiếp đưa vi khuẩn lên da, rất có hại.
- Ký hiệu: Ngày sản xuất: MFE, MFG, M, FROD, 제조 (tiếng Hàn)
                Ngày hết hạn: EXP, E, 사용기간, 까지 (tiếng Hàn) Những ký hiệu này thường xuất hiện ở dưới đáy chai/lọ, mép trên của sản phẩm dạng tuýp hoặc được in trên vỏ hộp bằng giấy

*** Một số ký hiệu riêng của mỹ phẩm Hàn

- Ngày sản xuất: ví dụ A16B25  --> A (tháng): January (B: February, C: March ...)


                                                  --> 16 (năm): 2016
                                                   --> B25 (ngày): 25
              ==> Ngày sản xuất: 25.01.2016
- Ngày hết hạn: ví dụ 1216AB05 --> 12 (tháng): 12
                                                   --> 16 (năm): 2016
                                                   --> AB: ký hiệu sản phẩm (không cần quan tâm =))))
                                                   --> 05 (ngày): 05 Hạn sử dụng phổ biến của một số loại mỹ phẩm tính từ ngày sản xuất thường là 2-3 năm, còn tính từ ngày mở nắp thì như bảng sau:
Ảnh: drebru.com

Hạn sử dụng của một món mỹ phẩm còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường và cách bạn sử dụng chúng. Trên thực tế, nó có thể ngắn hơn rất nhiều con số trên bao bì. Cảm quan bằng mắt thường bạn có thể nhận biết được những dấu hiệu "lạ" như:

- Mùi hôi, khó chịu

- Màu sắc thay đổi

- Tính ổn định trong kết cấu sản phẩm không còn: phấn bị bở, son kem bị vữa, son móng tay bị khô quánh lại, cream/lotion bị tách nước, toner/essence bị vẩn đục ... Một khi đã gặp những vấn đề này thì cho dù hạn của sản phẩm có ra sao, các bạn cũng đừng tiếc mà hãy vứt ngay nó vào sọt rác nhé

- Hầu hết các loại mỹ phẩm đều cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, không quá ẩm, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp - Cố gắng giữ vỏ hộp giấy để tránh nghiêng đổ và tránh ánh sáng - Hạn chế để mở nắp lọ quá lâu. - Nếu sản phẩm có dung tích lớn có thể chiết ra chai, lọ nhỏ, có vòi pump/nắp đậy. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh - Đối với các thành phần đặc thù như vitamin C dễ bị oxi hóa hơn, bạn nên trữ trong lọ tối màu hoặc bọc giấy bạc để tăng tuổi thọ - Dùng thìa/que sạch để lấy sản phẩm

- Cẩn thận ghi lại ngày mở nắp của từng sản phẩm để kiểm soát thời gian sử dụng. Các bạn có thể download ứng dụng Beauty Keeper trên App Store, nó sẽ giúp bạn nhớ và nhắc nhở bạn nếu có sản phẩm nào sắp đến hạn, rất là tiện đó.

xoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxoxo


Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải từ bỏ mỹ phẩm này ngay nếu như trông nó “khá ổn”. Có nhiều cách giúp bạn kiểm tra hạn sử dụng của mỹ phẩm ngay cả khi không nhớ ngày hết hạn. Chỉ cần chịu khó quan sát 7 dấu hiệu sau đây, bạn sẽ nhận ra mỹ phẩm hết hạn sử dụng một cách đơn giản bằng mắt thường.

1. Màu sắc mỹ phẩm thay đổi

Nếu bạn nhận thấy mỹ phẩm trang điểm của bạn đã bị oxy hóa thành một màu khác (và không trở lại màu cũ) thì đã đến lúc bạn nên bỏ đi. Sự thay đổi màu sắc là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy mỹ phẩm của bạn đã hết hạn sử dụng, thậm chí có thể sinh sôi vi khuẩn.

2. Kết cấu mỹ phẩm khác thường

Các dòng mỹ phẩm dạng kem thì nên có kết cấu đặc trưng của kem. Nếu bạn nhận thấy mình khó lấy mỹ phẩm ra thoa hoặc độ đặc lỏng không đồng đều, kết cấu của sản phẩm có thể đã thay đổi. Điều này có nghĩa là mỹ phẩm của bạn đã khô và có khả năng đã hết hạn sử dụng.

3. Mỹ phẩm bị vón cục

Các mỹ phẩm trang điểm dạng lỏng không bị vón cục. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu lợn cợn trong các mỹ phẩm của mình thì nên nghĩ đến việc bỏ đi càng sớm càng tốt. Tình trạng vón cục có thể là dấu hiệu của sự phát triển vi khuẩn do mỹ phẩm hết hạn.

4. Mùi mỹ phẩm trở nên khó chịu

Mùi khó chịu là một tiêu chí quan trọng cho thấy mỹ phẩm của bạn đã giảm chất lượng. Một chuyên gia trang điểm cho rằng nếu mascara có “mùi giống như xăng dầu” thì bạn nên cân nhắc bỏ đi. Khi mỹ phẩm của bạn có mùi hôi thối, đây là dấu hiệu cảnh báo mỹ phẩm hết hạn sử dụng mà bạn không nên thờ ơ!

5. Mỹ phẩm xuất hiện lớp màng

Ngoài dạng kem và chất lỏng, mỹ phẩm dạng phấn trang điểm cũng có thể hết hạn sử dụng. Một dấu hiệu nhận biết mỹ phẩm dạng bột đã hết hạn là xuất hiện lớp màng màu xám hoặc lớp phấn mỏng trên bề mặt. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn từ bỏ sản phẩm này rồi đấy.

6. Mỹ phẩm xuất hiện đốm trắng

Nếu bút kẻ mắt hoặc bút chì môi bắt đầu xuất hiện một đốm trắng trên đầu và không thể vẽ sắc nét thì sản phẩm đã hết hạn.

6. Mỹ phẩm lỏng tách lớp

Nếu mỹ phẩm dạng lỏng trông có vẻ tách lớp, bạn hãy thử lắc đều. Nếu các lớp không hòa lẫn lại với nhau, thì đã đến lúc bạn bỏ đi. Nhiều công thức mỹ phẩm có thể pha trộn các thành phần với nhau khi trang điểm, một khi tách lớp thì có thể là đã hết hạn sử dụng.

Bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối vô cùng khi phải chia tay với một sản phẩm làm đẹp yêu thích, nhất là mỹ phẩm đắt tiền. Thật ra, sự dứt khoát mới giúp bạn bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thói quen ghi chú cẩn thận ngày hết hạn sử dụng của mỹ phẩm. Hãy thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm và quan sát các dấu hiệu bất thường để bỏ đi mỹ phẩm hết hạn trước khi chúng tàn phá sắc đẹp của bạn nhé!

Thảo Viên HELLO BACSI

– Thường đối với các sản phẩm chứa nước, ngày hết hạn được gọi là “expiry date” (North American term) hoặc “expiration date” (British term) (EXP) tương ứng với ngày sản xuất là “production date” hay “manufacturing date” (MFG); ngoài ra HSD còn được gọi là “use by”. Thường đối với các sản phẩm không chứa nước, ngày hết hạn được ghi sau cụm từ “best before”. Nhìn chung, sau ngày hết hạn này, sản phẩm không nên được sử dụng nữa. Trong một số trường hợp, sản phẩm hoàn toàn không thể dùng được nữa (có dấu hiệu biến mùi, biến sắc; hoặc sản phẩm có chứa các hoạt chất dễ bị oxy hóa). Và bên cạnh đó, cũng có những sản phẩm vẫn có thể dùng được tiếp một vài tháng (nếu được bảo quản tốt khi chưa mở nắp, chưa từng được sử dụng lần nào; hoặc sản phẩm mang các thành phần cơ bản và không dễ bị oxy hóa hay bị biến chất).

– Ngoài ngày hết hạn thì còn một thông số khác nên được quan tâm là Hạn mở nắp gọi là “period after opening” (PAO). Nó được ký hiệu bằng một chiếc hộp mở nắp và bên trong có ký tự số tháng và 1 chữ M (months), ví dụ 6M hoặc 12M, tương ứng với hạn sử dụng kể từ ngày mở nắp là 6 tháng hoặc 12 tháng. Tuy nhiên, các thuật ngữ, ký hiệu trên bao bì mỹ phẩm thể hiện hạn sử dụng và hạn mở nắp không được cố định hoặc đôi khi không bắt buộc. Tất nhiên là nếu nhà sản xuất có in trên bao bì thì vẫn tốt hơn.

=> Trong hai loại hạn sử dụng này, hạn nào ngắn hơn thì chính là thời hạn sử dụng an toàn nhất. Ví dụ, khi sản phẩm còn 9 tháng nữa là hết hạn sử dụng, nhưng hạn mở nắp lại là 12 tháng, thì bạn chỉ nên sử dụng trong 9 tháng thôi (mặc dù tới tháng thứ 10, 11 thì có thể sản phẩm vẫn chưa hoàn toàn hỏng).

– Nếu như gọi vòng đời trên kệ của mỹ phẩm là “shelf life” thì:

Thời gian còn có thể sử dụng của mỹ phẩm

= shelf life = EXP – MFG (khi sản phẩm vừa được sản xuất, chưa được mở nắp) | 2018- 2015 = 3yrs;

= EXP – ngày hiện tại (khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, chưa được mở nắp) | 2018 – 2016 = 2yrs;

= PAO (khi người tiêu dùng mở nắp sử dụng sản phẩm và PAO < EXP) | 2016 + 12M = 2017 < 2018.

– Đối với các sản phẩm là dầu nền (carrier oils, ví dụ argan oil, grape seed oil) hoặc tinh dầu (essential oils, ví dụ tea tree oil, lavender oil), đôi khi nhà sản xuất không ghi hạn sử dụng và thường là không ghi hạn mở nắp. Bạn có thể tra cứu shelf life và PAO của các loại dầu để nắm chắc thời hạn sử dụng hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào loại dầu và đặc tính của nó nhiều hơn là phụ thuộc vào điều kiện sản xuất, cho nên hạn của một loại dầu nói chung thường có thể áp dụng với nhiều hãng sản xuất khác nhau. Ví dụ, đối với Tea tree oil, theo Hiệp hội Công nghiệp Tràm trà Australia, bạn có thể bảo quản chúng mà vẫn giữ nguyên chất lượng trong vòng 2 năm khi chưa mở nắp và nên sử dụng chúng trong vòng 6 tháng kể từ ngày mở nắp (vì sau 6 tháng mở nắp này, các hoạt chất diệt khuẩn của tràm trà sẽ bị oxy hóa và mất nhiều tác dụng).

9.2. CÁCH ĐỌC HSD VÀ BATCH CODE

– Về cách đọc HSD trên sản phẩm thì có rất nhiều quy chuẩn ký hiệu khác nhau tương ứng với cách đọc khác nhau. Đôi khi nhà sản xuất in rõ thành ngày tháng cụ thể, đôi khi hiển thị qua các ký hiệu số lô (lot, batch code) hay mã vạch (QR code, barcode) trên đáy tuýp hoặc thân chai, đôi khi không hề có HSD rõ ràng mặc dù trên nhãn bìa có cả batch code, QR code và barcode (cái này có thể nhà sản xuất sẽ ngầm quy định và nếu có khách hàng hỏi trên website thì hãng sẽ trả lời quy ước là 2 năm khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng và chưa được mở nắp). Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, đương nhiên bạn yên tâm là MFG còn rất mới và EXP còn rất xa.

Với mỹ phẩm Việt, thường sẽ có in ngày sản xuất, ngày hết hạn chứ ít khi ghi hạn mở nắp. Khi hãng chỉ in ngày sản xuất, thì thời gian sử dụng kể từ đó (chẳng hạn 3 năm) có thể sẽ được ghi chú trong hướng dẫn sử dụng để người tiêu dùng tự tính. Ngày tháng được viết theo thứ tự xuôi của người Việt ví dụ 20/10/2016.

Với mỹ phẩm Hàn, ngày tháng thường được ghi ngược lại, ví dụ 2016/10/20 hoặc 20161020 kèm theo 1 2 từ tiếng Hàn liền phía trước. Nhiều bạn thắc mắc là trên vỏ chai chỉ nhìn thấy độc một dãy số này, thì làm thế nào biết nó là ngày sản xuất hay hạn sử dụng. Rất đơn giản, mỹ phẩm Hàn thường rất nhanh cải tiến và thay đổi mẫu mã bao bì. Cho nên nếu bạn xem xét mẫu mã bao bì của nó là phiên bản của 2015 hoặc 2016 thì ngày bạn thấy sẽ thuộc năm sản xuất 2016 và hết hạn vào 3 năm sau đó. Còn nếu sản phẩm có mẫu mã bao bì rất lâu rồi thì 2016 có thể là ngày hết hạn. Nếu bạn hoàn toàn không biết sản phẩm là mẫu mới hay mẫu cũ, thì con số năm gần bạn hơn có thể là năm sản xuất vì nó đã qua rồi (2015, 2016), con số năm xa bạn hơn hiển nhiên là năm hết hạn vì nó còn chưa tới (2018, 2019). Khả năng con số năm gần bạn là năm hết hạn (2016) thì cũng có thể có, với những sản phẩm không bao giờ được cải tiến, nhưng điều đó không nhiều. Ngoài ra, một số hãng mỹ phẩm của Hàn cũng ký hiệu tương tự mỹ phẩm mỹ phẩm Âu Mỹ, đó là sử dụng batch code chứ không in cụ thể ngày tháng.

Với mỹ phẩm Nhật, có một đặc điểm rất nổi trội là người Nhật rất có lòng tự tôn về ngôn ngữ của dân tộc họ, vì vậy bao bì mỹ phẩm của Nhật nhất là hàng nội địa thường xuyên chỉ in duy nhất tiếng Nhật và hầu như rất ít tiếng Anh. Ngay cả HSD đôi khi họ cũng không hề in. Nguyên nhân là vì cứ 1 2 năm là các hãng lại cải tiến công thức, thay đổi bao bì để giúp người tiêu dùng nhìn ra ngay sản phẩm đó là mẫu mới hay đã sản xuất lâu rồi mà không cần tra cứu thông tin batch code. Tất nhiên, để biết được bao bì của sản phẩm là mới hay cũ thì bạn phải nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi mua hoặc hỏi người bán. Về batch code, người Nhật cũng có nhiều cách ký hiệu khác nhau mà thường chỉ có một số hãng vươn ra thị trường quốc tế mới có thể check batch code trên website được.

Thực ra riêng với nước Nhật thì mình thường không quan tâm về check HSD bởi họ thay đổi mẫu mã quá nhiều và bán hết hàng cũng nhanh nên sản phẩm trên kệ thường rất mới (trừ khi bạn mua ở nơi không uy tín, mua hàng tuồn, đầu nậu). Nếu có batch code, mình chỉ nhận định được số năm sản xuất ở 1 số sản phẩm nhất định, ngày tháng cụ thể thì hên xui lại phụ thuộc vào lô hàng, mà mình thì không biết tiếng Nhật nên rất khó để có thể hỏi được nhà sản xuất rằng lô hàng ấy được ra lò vào ngày nào.

Ví dụ dễ mà mình đọc được, các sản phẩm của Hada Labo hay Rohto, có thể bạn sẽ bắt gặp kiểu batch code này dưới đáy chai: 5B2 (sản xuất tháng 2/2015). Theo đó, số đầu tiên là chữ số cuối cùng ở năm sản xuất, tức là 5 (2015). Chữ cái tiếp theo ký hiệu tháng sản xuất, A = tháng 1, B = tháng 2,… Chữ cái cuối cùng thì mình không rõ. Như vậy, nếu shelf life thông thường của mỹ phẩm là 3 năm thì HSD của sản phẩm sẽ là 2/2018.

Với mỹ phẩm Mỹ hoặc châu Âu, việc xem ngày tháng sẽ phức tạp hơn nếu nhà sản xuất không ghi ngày tháng đọc xuôi hoặc đọc ngược, bạn phải dựa vào batch code hoặc barcode. Bạn có thể tra cứu trên website chuyên check hạn sử dụng, tuy nhiên điều này không đúng cho tất cả và không phải sản phẩm nào cũng có thể check được. Chẳng hạn, với sản phẩm có barcode, nếu mỗi một sản phẩm thuộc cùng 1 loại có barcode khác nhau, thì bạn có thể check được HSD hay lô sản xuất; nhưng nếu tất cả các sản phẩm cùng 1 loại của hãng đó có barcode giống hệt nhau, thì bạn không thể check được HSD cũng như việc liệu sản phẩm có là authentic hay không dựa trên barcode được. Tương tự với QR code. Ví dụ cụ thể hơn, bạn không thể check xịt khoáng Avene chai 300ml dựa trên barcode được vì tất cả các chai dung tích này do hãng này sản xuất đều có cùng mã vạch; bạn chỉ có thể check HSD và authentic hay không dựa vào QR code là khác nhau ở mỗi chai.

Vẫn với mỹ phẩm Âu Mỹ, cách đọc barcode để check HSD khá lằng nhằng, mỗi hãng lại quy chuẩn khác nhau, bạn có thể google, còn thường mình sẽ bỏ qua không cố đọc hiểu barcode nữa mà đi check website nếu cần thiết (như //checkcosmetic.net/ hoặc //www.checkfresh.com/). Nếu sản phẩm có QR code thì bắt buộc bạn phải check bằng các phần mềm quét mã vạch. Nhìn chung, mình chỉ quan tâm chọn mua mỹ phẩm ở nơi uy tín và tự đọc hiểu batch code nếu loại đó dễ hiểu. Có một số loại batch code đơn giản, dễ đọc như sau:

* ESTEE LAUDER GROUP như MAC, ESTEE LAUDER, CLINQUE, ORIGINS hay LA MER: A14 (sản xuất tháng 1/2014), BC5 (sản xuất tháng 12/2015). Nghĩa là chữ cái đầu tiên bạn không quan tâm. Chữ số hoặc chữ cái thứ 2 là tháng sản xuất, số 1-9 là tháng 1-9, tháng 10-11-12 lần lượt là A-B-C. Số cuối cùng là chữ số cuối cùng ở năm sản xuất, như 5 (2015) hoặc 6 (2016).

* L’OREAL GROUP như L’OREAL, LANCOME, KIEHL’S, THE BODY SHOP hay GARNIER:

+ KIEHL’S: 18M413 (sản xuất tháng 4/2015), 24MN24 (sản xuất tháng 11/2015). Nghĩa là chữ cái đầu tiên là năm sản xuất, chữ A = 2004, B = 2005 và cứ thế tăng lên, nhưng bỏ qua chữ Z vì giống số 2 vì vậy Y = 2003. Mình thì hay nhớ mốc là K = 2013 do đó là năm đầu tiên mình học được cách tính này, thì L = 2014, M = 2015 và N = 2016. Chữ số hoặc chữ cái thứ 2 sau chữ cái kia sẽ là tháng sản xuất, số 1-9 là tháng 1-9, tháng 10-11-12 lần lượt là O-N-D (October-November-December chứ không phải là A-B-C).

+ THE BODY SHOP: XK407LA (sản xuất tháng 4/2013), XMD37HA (sản xuất tháng 12/2015). Bạn sẽ cần quan tâm chữ cái thứ 2 từ đầu dãy, đó là số năm, mốc K = 2013 theo thói quen nhớ của mình. Chữ số hoặc chữ cái ngay sau đó là số tháng, số 1-9 là tháng 1-9, tháng 10-11-12 lần lượt là O-N-D.

* Đối với các hãng sử dụng batch code toàn số:

+ DOVE: 21102 (sản xuất ngày thứ 110 của năm 2012, hay 19/4/2012). Nghĩa là số đầu tiên là chữ số cuối cùng của năm sản xuất, 3 số tiếp theo là số thứ tự của ngày sản xuất trong năm đó), số cuối cùng là dây chuyên sản xuất.

+ REVLON: 13323 (sản xuất ngày thứ 323 của năm 2013, hay 20/11/2013). Nghĩa là số đầu tiên là 2 chữ số cuối cùng của năm sản xuất, 3 số tiếp theo là số thứ tự của ngày sản xuất trong năm đó.

+ Có thể thấy cùng là 5 chữ số nhưng hai hãng trên có sự chênh lệch đáng kể nếu tính đọc hiểu số năm. Tuy nhiên số năm bắt đầu bằng 1x thì ok, 2x, 3x là vô lý ở thời điểm hiện tại, do đó bạn có thể tự phán đoán được. Nhìn chung đây cũng là một sự cơ sở tham khảo giúp bạn phán đoán nếu bạn đang đi mua hàng và không thể check website được.

+ Một số hãng có thể ký hiệu số năm bằng chữ cái, và 3 số tiếp theo dưới dạng số thứ tự như thế này (có thể nằm đầu/ giữa/ cuối dãy batch code hoặc chỉ độc có thế này), thì việc đọc hiểu ngày sản xuất cũng không phức tạp. Ví dụ, SHU UEMURA L328 (sản xuất ngày thứ 328 của năm L, hay 24/11/2014).

– Vân vân và vân vân còn rất nhiều cách đọc khác với các kiểu ký hiệu khác. Theo thói quen của mình, khi nhìn thấy batch code sẽ để ý các chữ cái đầu tiên xem nó có thể tương ứng với số năm hay không, sau cùng mới đọc xuôi đọc ngược số theo kiểu tháng hay là số thứ tự ngày trong năm để từ đó ước chừng ra tháng cụ thể. Nhiều khi cũng chỉ cần phán đoán được năm sản xuất/ hết hạn là tốt lắm rồi. Chúc các bạn may mắn. Nếu không biết có thể check website cũng đơn giản, nhưng trong trường hợp không thể check được thì cũng đừng vội trách người bán hàng bán đồ không chuẩn mà hãy đi tìm hiểu nhé.

– Ngoài ra, các bạn cũng nên tham khảo qua thời hạn sử dụng chung với các loại mỹ phẩm tiêu biểu, như kem dưỡng (shelf life 3 năm, PAO 12 tháng), son môi dạng thỏi (shelf life 3 năm, PAO 12 tháng), mascara (shelf life 3 năm, PAO 6 tháng),…

Video liên quan

Chủ đề