Cách vào đề của tác giả trong văn bản Xem người ta kìa có gì đặc biệt

Soạn bài Xem người ta kìa! Kết nối tri thức

A. Soạn bài Xem người ta kìa! ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em nghĩ mình cần phấn đấu nhiều hơn nữa để trở thành một người cũng có nhiều mặt tốt.

Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trả lời:

- Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình.

- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng giúp bản thân trở nên khác biệt, không làm chúng ta cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khác. Mỗi một con người sẽ có những điểm mạnh riêng, tạo nên bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc. 

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách đề nêu vấn đề bàn luận.

Trả lời:

Tác giả đã vào bài bằng cách hết sức đặc biệt với câu nói của một người mẹ, dẫn dắt từ câu chuyện thường ngày vào vấn đề bàn luận của mình.

Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác

Trả lời:

Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác:

- Mẹ thương con và luôn mong con là đứa trẻ tốt về nhiều mặt.

- Người khác ở đây là những người xuất sắc: thông minh, giỏi giang, thành đạt.

=> Mẹ luôn mong con tốt đẹp nên mới muốn con “giống người khác”.

Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ.

Trả lời:

Thế giới này là muôn màu muôn vẻ:

- Vạn vật trên đời đều có sự khác nhau.

- Ngoại hình, giọng nói, thói quen của mỗi người đều khác nhau.

- Chỗ “giống nhau” của mỗi người trên thế gian này là “không ai giống ai”.

Câu 4 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Việc kết thúc văn bản bằng câu hỏi có ý nghĩa gì

Trả lời:

Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa để lại suy nghĩ trong lòng người đọc, khiến người đọc phải suy nghĩ, tự tìm câu trả lời và những câu hỏi này đồng thời cũng là những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Khi thốt lên "Xem người ta kìa", người mẹ muốn con mình làm sao được bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, họ hàng, dòng tộc và cũng không để ai phải phàn nàn, kêu ca về điều gì

Câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện: "Xem người ta kìa.... không ước mong điều đó". 

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết: "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi.... nghe mẹ trách cứ".

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ.... riêng của từng người".

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Theo nhân vật "tôi", thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, hấp dẫn và lạ lùng. 

+ Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

+ Trong lớp nhân vật "tôi", các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động.

+ Người ta nói "học trò nghịch như quỷ" nhưng "quỷ" cũng chính là một thế giới, chẳng "quỷ" nào giống "quỷ" nào .

- Cuối cùng, nhân vật "tôi" đã kết luận ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người là bằng một câu nhân vật đã đọc được rất hay "Chỗ giống nhau của mọi người trên thế gian nay là không ai giống ai cả".

Câu 4 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Người mẹ có lý ở chỗ bà mong muốn cho con những điều đúng đắn:

+ Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang

+ Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng

+ Ai chẳng muốn thành đạt

- Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng

Câu 5 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Những ví dụ mà tác giả đã đưa ra để làm sáng tỏ ý của câu đó là:

+ Xã hội của con người cũng đa dạng giống như cá tôm dưới biển và chim thú trên rừng

+ Trong lớp của nhân vật tôi, mỗi bạn học sinh đều mang một vẻ sinh động, tính cách, ngoại hình, sở thích khác nhau.

+ Mỗi học sinh đều có một tuổi thơ học trò nghịch ngợm như "quỷ" và chẳng quỷ nào giống quỷ nào.

- Điều mà em học được đó là khi đưa bằng chứng thì cần đưa những ví dụ cụ thể khoa học cho luận điểm mà mình đang trình bày để có thể làm luận điểm của mình trở nên thuyết phục và lôi cuốn bạn đọc hơn.

Câu 6 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

- Trong cuộc sống, mỗi người luôn cần học cách hòa đồng, gần gũi, thân thiện với mọi người. Điều này giúp chúng ta làm việc, hòa đồng với tập thể, với những người xung quanh mình, học hỏi và hòa hợp để cùng nhau phát triển và tiến bộ. Đồng thời, chúng ta cũng cần học cách giữ lại cái tôi riêng biệt và trân trọng giá trị riêng của bản thân.

Câu 7 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Trong văn bản trên, tác giả đã đưa ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: "Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú.”

à Như vậy, khi viết bài nghị luận cần chú ý phải đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để vấn đề nghị luận được sáng tỏ hơn.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc sống, ai cũng có cái riêng của mình. Thật vậy, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một tương lai và mọi thứ khác với những người còn lại. Hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống và hành trình của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Qúa khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người đều khác nhau. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người đều cần nhận thức được giá trị riêng và xây đắp cho chính cuộc sống của bản thân. Hãy cứ bung tỏa hương sắc của đóa hoa bên trong con người mình ra muôn nơi, để giá trị riêng của bản thân mình làm đẹp tô điểm cho cuộc sống này hơn nữa.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Xem người ta kìa!:

1. Xuất xứ

Trích từ Tạp chí sông Lam, số 8/2020.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "không thấy thoải mái chút nào"): Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “riêng của từng người”): Phân tích, bình luận, chứng minh vấn đề so sánh người này với người khác.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Suy nghĩ của tác giả về câu nói của mẹ.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt:

Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”

6. Giá trị nội dung

Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

7. Giá trị nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 56

Hai loại khác biệt

Thực hành tiếng Việt trang 61

Bài tập làm văn

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ trước một người bạn có nhiều mặt tốt, em sẽ thế nào.

Lời giải chi tiết:

Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em nghĩ mình cần phấn đấu nhiều hơn nữa để trở thành một người cũng có nhiều mặt tốt.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử suy nghĩ em có những điểm riêng nào, điều đó có đem lại giá trị gì cho bản thân không.

Lời giải chi tiết:

- Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình.

- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng về tính cách của bản thân sẽ làm cho mỗi người không cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khác. Mỗi một con người sẽ có những điểm mạnh riêng, tạo nên bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc. 

Phần II

Video hướng dẫn giải

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu và xét xem có gì đặc biệt.

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã vào bài bằng cách hết sức đặc biệt với câu nói của một người mẹ, dẫn dắt từ câu chuyện thường ngày vào vấn đề bàn luận của mình.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ ba và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác:

- Mẹ thương con và luôn mong con là đứa trẻ tốt về nhiều mặt.

- Người khác ở đây là những người xuất sắc về nhiều mặt: thông minh, giỏi giang, thành đạt.

=> Mẹ luôn mong con tốt đẹp nên mới muốn con “giống người khác”.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Đọc văn bản

Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?

Phương pháp giải:

Em theo dõi đoạn văn này để tìm ý.

Lời giải chi tiết:

Thế giới này là muôn màu muôn vẻ:

- Vạn vật trên đời đều có sự khác nhau.

- Ngoại hình, giọng nói, thói quen của mỗi người đều khác nhau.

- Chỗ “giống nhau” của mỗi người trên thế gian này là “không ai giống ai”.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 55 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu hỏi và suy nghĩ xem nó đem lại hiệu quả thế nào so với cách kết thúc thông thường.

Lời giải chi tiết:

Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa để lại suy nghĩ trong lòng người đọc, khiến người đọc phải suy nghĩ, tự tìm câu trả lời và những câu hỏi này đồng thời cũng là những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Phần III

Video hướng dẫn giải

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ xem tại sao mẹ lại nói như thế với con mình.

Lời giải chi tiết:

Khi thốt lên "Xem người ta kìa", người mẹ muốn con mình làm sao được bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, họ hàng, dòng tộc và cũng không để ai phải phàn nàn, kêu ca về điều gì.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chỉ ra ở văn bản:

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết.

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm các đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện: "Xem người ta kìa... không ước mong điều đó". 

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết: "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi... nghe mẹ trách cứ".

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ... riêng của từng người".

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?

Phương pháp giải:

Xem nội dung văn bản và xét xem văn bản thiên về vấn đề nào.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người. Theo nhân vật "tôi", thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, hấp dẫn và lạ lùng. 

+ Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế

+ Trong lớp nhân vật "tôi", các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau

+ Người ta nói "học trò nghịch như quỷ" nhưng "quỷ" cũng chính là một thế giới, chẳng "quỷ" nào giống "quỷ" nào 

- Cuối cùng, nhân vật "tôi" đã kết luận ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người là bằng một câu nhân vật đã đọc được rất hay "Chỗ giống nhau của mọi người trên thế gian nay là không ai giống ai cả". Chính chỗ không giống ai đó lại là một phần rất đáng quý trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc lại đoạn văn có câu: "Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo". Hãy cho biết người mẹ có lý ở chỗ nào. 

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn văn trên và xem người mẹ có lý ở chỗ nào.

Lời giải chi tiết:

- Người mẹ có lý ở chỗ người mẹ mong muốn những điều đúng đắn mà ai cũng mong:

+ Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang

+ Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng

+ Ai chẳng muốn thành đạt

- Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Chính chỗ "không giống ai" nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn thứ năm, tìm ý để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Những ví dụ mà tác giả đã đưa ra để làm sáng tỏ ý của câu đó là:

+ Xã hội của con người cũng đa dạng giống như cá tôm dưới biển và chim thú trên rừng

+ Trong lớp của nhân vật tôi, mỗi bạn học sinh đều mang một vẻ sinh động, tính cách, ngoại hình, sở thích khác nhau

+ Mỗi học sinh đều có một tuổi thơ học trò nghịch ngợm như "quỷ" và chẳng có quỷ nào giống quỷ nào cả

- Điều mà em học được đó là khi đưa bằng chứng thì cần đưa những ví dụ cụ thể khoa học cho luận điểm mà mình đang trình bày để có thể làm luận điểm của mình trở nên thuyết phục và lôi cuốn bạn đọc hơn

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt - em có đồng ý với ý kiến này không" Vì sao?

Phương pháp giải:

Từ bản thân mình và cách nhìn nhận với mọi người xung quanh, em suy nghĩ để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.

- Trong cuộc sống, mỗi người luôn cần học cách hòa đồng, gần gũi, thân thiện với mọi người. Điều này giúp chúng ta làm việc, hòa đồng với tập thể, với những người xung quanh mình, học hỏi và hòa hợp để cùng nhau phát triển và tiến bộ. Đồng thời, chúng ta cũng cần học cách giữ lại cái tôi riêng biệt và trân trọng giá trị riêng của bản thân. Nhờ vậy, ta sẽ vừa hòa nhập được với cuộc sống mà vẫn giữ gìn được giá trị, cuộc sống tốt đẹp của chính bản thân mình. Tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng chính bản thân mình sẽ là chìa khóa để đưa chúng ta đến được với hạnh phúc.

Câu 7

Video hướng dẫn giải

Câu 7 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Từ việc đọc hiểu văn bản Xem người ta kìa!, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của một bài nghị luận.

Phương pháp giải:

Em xem cách lập luận của văn bản này và tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Trong văn bản trên, tác giả đã đưa ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: "Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Nếu chỉ ao ước được giống người khác, thì làm sao ta có hi vọng đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng một cái gì đó của chính mình. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người". 

- Như vậy, khi viết bài nghị luận cần chú ý phải đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục để vấn đề nghị luận được sáng tỏ hơn.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Video hướng dẫn giải

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và bám sát vấn đề đề bài yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

     Trong cuộc sống, ai cũng có cái riêng của mình. Thật vậy, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một tương lai và mọi thứ khác với những người còn lại. Hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống và hành trình của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Qúa khứ, hiện tại và tương lai của mỗi người đều khác nhau. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người đều cần nhận thức được giá trị riêng và xây đắp cho chính cuộc sống của bản thân mình. Hãy cứ bung tỏa hương sắc của đóa hoa bên trong con người mình ra muôn nơi, để giá trị riêng của bản thân mình làm đẹp tô điểm cho cuộc sống này hơn nữa.

Video liên quan

Chủ đề