Cách tính hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu mới nhất

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 2: Sửa, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%...”.

Căn cứ mục 2 Phần II nội dung quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế GTGT bằng phương thức điện tử (Ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-BTC ngày 27/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định:

“…+ Chỉ tiêu “đến kỳ” người nộp thuế phải khai trùng khớp với kỳ tính thuế mm/yyyy hoặc Qx/yyyy của Tờ khai thuế có chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế tương ứng với Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách Nhà nước…

- Người nộp thuế khai số tiền đề nghị hoàn thuế phải nhỏ hơn hoặc bằng số tiền đề nghị hoàn thuế đã khai trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng có kỳ tính thuế trùng với kỳ đề nghị hoàn thuế của Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN, cụ thể:

+ Đối với trường hợp hoàn xuất khẩu: là Chỉ tiêu 42 trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT…”.

Căn cứ Công văn số 2035/TCT-KK về việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT để hoàn thuế quy định:

“… - Trường hợp người nộp thuế có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT, đã khai số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết trong kỳ vào chỉ tiêu chuyển khấu trừ kỳ sau (chỉ tiêu 43 “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 32 “Thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được hoàn chuyển kỳ sau” trên tờ khai 02/GTGT) và không khai (hoặc đã khai) chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế (chỉ tiêu 42 “Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 30 “Thuế GTGT đầu vào còn lại của dự án đầu tư đề nghị hoàn” trên tờ khai 02/GTGT) của tờ khai thuế GTGT chính thức của kỳ tính thuế đã nộp cho cơ quan thuế; đồng thời đã kết chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế trước vào chỉ tiêu thuế khấu trừ kỳ trước chuyển sang (chỉ tiêu 22 “Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang” trên tờ khai 01/GTGT hoặc chỉ tiêu 21 “Thuế GTGT chưa được hoàn kỳ trước chuyển sang” trên tờ khai 02/GTGT) trên tờ khai chính thức của kỳ tính thuế tiếp theo thì không được khai bổ sung làm tăng chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai bổ sung của kỳ tính thuế đó”.

Trường hợp trên tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT) kỳ tính thuế tháng 5/2021 của Công ty có khai chỉ tiêu đề nghị hoàn thuế (chỉ tiêu 42), khi công ty thực hiện thủ tục hoàn thuế với cơ quan thuế thì Công ty gửi Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT).

Tại Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước, Công ty ghi kỳ hoàn thuế từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ khai thuế có chỉ tiêu hoàn thuế tháng 5/2021 hoặc từ kỳ khai thuế liền kề sau kỳ khai thuế phát sinh số thuế phải nộp sau kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ khai thuế có chỉ tiêu hoàn thuế tháng 5/2021.

Đề nghị ông căn cứ vào tình hình thực tế và đối chiếu với các quy định tại văn bản pháp luật về thuế và văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc về chính sách thuế, ông liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty để được hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ theo khoản 2 điều số 13 Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 và luật 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều luật số 13 có quy định “Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng quý.”

Căn cứ theo điều 103 thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 có hướng dẫn nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính khi có sự thay đổi về kỳ kế toán.

Theo đó căn cứ theo khoản 4 điều 18 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 219 có quy định chi tiết như sau:

“4. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.”

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì doanh nghiệp chỉ được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với điều kiện số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trờ lên. Ta sẽ dựa theo công thức tính như sau:

Ví dụ minh họa: Tháng 3/2014 Tờ khai thuế GTGT của doanh nghiệp X có số liệu:

– Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang: 0,15 tỷ đồng.

– Thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu, phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế phát sinh trong tháng: 4,8 tỷ đồng.

– Tổng doanh thu (TDT) là 21,6 tỷ, trong đó: doanh thu xuất khẩu (DTXK) là 13,2 tỷ đồng, doanh thu bán trong nước chịu thuế GTGT là 8,4 tỷ đồng.

B1: Ta tính Tỷ lệ % Doanh thu Xuất khẩu / Tổng Doanh thu = (13,2 / 21,6) x 100% =61%

– Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước là 0,84 tỷ đồng.

B2: Ta tính được số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết trong kỳ này như sau

Số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của tháng = 0,84 tỷ – (0,15 + 4,8 ) tỷ = – 4,11 tỷ đồng

B3: Xác định số thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu = 4,11 tỷ đồng x 61% = 2,507 tỷ đồng

Số thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu (sau khi bù trừ và sau khi phân bổ) chưa khấu trừ hết là 2,507 tỷ đồng lớn hơn (>) 300 triệu đồng, theo đó doanh nghiệp được hoàn 2,507 tỷ đồng tiền thuế GTGT theo tháng/quý. Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước không được hoàn theo tháng là 1,603 tỷ đồng (1,603 tỷ = 4,11 tỷ – 2,507 tỷ) được chuyển kỳ sau khấu trừ tiếp.

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Mục lục bài viết

  • 1. Mười bước hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu ?
  • 2. Hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng xuất khẩu qua biên giới đất liền ?
  • 3. Hoàn thuế giá trị gia tăng công ty có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nước ngoài ?
  • 4. Cách hoàn thuế giá trị gia tăng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu ?
  • 5. Hướng dẫn về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại
  • 6. Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu ?

1. Mười bước hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu ?

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu là vấn đề quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ xuất khẩu đều quan tâm. Tuy nhiên, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu qua từng thời kỳ lại có sự khác nhau và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể được hoàn thuế. Luật Minh Khuê đã tổng hợp các điều kiện và quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, mời quý khách hàng đón đọc.

Luật sư tư vấn:

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu được coi là một vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm, vì vậy các quy định của pháp luật cũng biến đổi qua nhiều thời kỳ, đồng thời thủ tục hoàn thuế cũng ngày càng đơn giản hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức lập hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc hồ sơ bằng giấy sao cho thuận tiện và phù hợp với doanh nghiệp. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu được thực hiện theo các văn bản sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng quy định về việc hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu như sau:

"Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo."

Căn cứ vào quy định trên, các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết từ đủ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo tháng/quý.

1. Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

- Có hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc các trường hợp được coi như xuất khẩu

- Có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên

- Doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện hoàn thuế quy định tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định 209/2013/NĐ-CP.

- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với các khoản doanh thu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và các khoản thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

- Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

2. Các trường hợp không được hoàn thuế

- Hàng hóa nhập khẩu về sau đó xuất khẩu (Kinh doanh thương mại)

- Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan

- Trường hợp đặc biệt: Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản.

Tài nguyên, khoáng sản là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí thiên nhiên; khí than.

Bởi vì, sản phẩm tài nguyên, khoáng sản nêu trên khi xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không được khấu trừ.

3. Thủ tục hoàn thuế

Bước 1: Lập và gửi hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm:

- Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC).

Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. Cụ thể:

- Người nộp thuế gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kể từ thời Điểm cơ quan thuế chấp nhận giao dịch hoàn thuế điện tử theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (sau đây gọi là Thông tư số 110/2015/TT-BTC).

- Người nộp thuế gửi trực tiếp hồ sơ hoàn thuế bằng giấy hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.

Lưu ý: Ngoài hồ sơ trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị toàn bộ tờ khai thuế GTGT, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và những giấy tờ khác có liên quan đến thời hạn và phạm vi hoàn thuế để phục vụ cho công tác kiểm tra trước và sau hoàn thuế của cơ quan thuế.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

Cơ quan thuế tiến hành tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử/hoặc hồ sơ hoàn thuế bản giấy theo quy định tại Điều 11 Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế.

Bước 3: Phân loại hồ sơ hoàn thuế

a) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau là hồ sơ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của các hãng vận tải nước ngoài.

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu.

Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.

- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời Điểm bị cơ quan quản lý thuế xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

- Người nộp thuế sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ thời Điểm bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại.

- Người nộp thuế thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế là các trường hợp người nộp thuế được đánh giá xếp hạng rủi ro cao, rủi ro rất cao, người nộp thuế có thời gian hoạt động dưới 12 tháng hướng dẫn tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC.

- Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng.

- Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;

b. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau là hồ sơ không thuộc các trường hợp nêu trêu.

Bước 4: Kiểm tra, xác định số thuế GTGT được hoàn

+ Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế và thông tin về người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý tại cơ sở dữ liệu hoàn thuế giá trị gia tăng để kiểm tra đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cụ thể:

a) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc đối tượng và trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Quản lý thuế, trong thời hạn chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc không được hoàn thuế (mẫu số 02/HT-TB ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) gửi cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử, Thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

b) Trường hợp hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cơ quan thuế thực hiện đối chiếu số tiền thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn tại hồ sơ hoàn thuế với hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn phải đảm bảo đã được khai thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 (sau đây gọi là Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Trường hợp chưa đủ thông tin để xác định hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn thuế, cơ quan thuế lập và gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Thông tư 156/2013/TT-BTC gửi người nộp thuế trong thời hạn chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử, Thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế có Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi các giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế. Quá thời hạn nêu trên, cơ quan thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

+ Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

a)Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định tại các Điều 78, Điều 79, Điều 80 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo quy trình kiểm tra thuế, quy trình thanh tra của ngành thuế. Căn cứ kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cơ quan thuế xác định số thuế được hoàn của người nộp thuế. Số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn phải đảm bảo đã được khai thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Trong quá trình thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư này để có căn cứ xác định số tiền thuế giá trị gia tăng đủ Điều kiện hoàn của người nộp thuế.

Bước 5: Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn

Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các Khoản thu khác còn nợ ngân sách nhà nước (sau đây gọi là tiền thuế nợ) để thực hiện bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn của người nộp thuế.

Bước 6: Đề xuất hoàn thuế

- Cơ quan thuế căn cứ kết quả xác định số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn, số tiền thuế giá trị gia tăng không được hoàn, số tiền thuế nợ phải bù trừ, số tiền thuế giá trị gia tăng còn được hoàn trả cho người nộp thuế, thực hiện lập đề xuất hoàn thuế và dự thảo Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước), Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có).

- Cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra, cập nhật trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế đối với: hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, hồ sơ hoàn thuế, Biên bản kiểm tra hoàn thuế (nếu có), Quyết định về việc xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế (nếu có), Phiếu đề xuất hoàn thuế, dự thảo Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước), Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có).

Bước 7: Thẩm định hồ sơ hoàn thuế

Cơ quan thuế thực hiện thẩm định hồ sơ hoàn thuế

Bước 8: Giám sát hồ sơ hoàn thuế

Cơ quan thuế thực hiện giám sát hồ sơ hoàn thuế

Bước 9: Chi hoàn thuế

- Căn cứ Quyết định hoàn thuế/ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ Khoản thu ngân sách nhà nước, Cục Thuế thực hiện lập Lệnh hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ Khoản thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước cấp tỉnh kèm theo Quyết định hoàn thuế/Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ Khoản thu ngân sách nhà nước.

- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh tiếp nhận Quyết định hoàn thuế và Lệnh hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước và Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ Khoản thu ngân sách nhà nước) do Cục Thuế gửi đến, thực hiện các nội dung sau:

+ Đối chiếu Quyết định hoàn thuế và Lệnh hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước và Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước), đảm bảo thống nhất thông tin về số tiền, tên người nộp thuế được nhận tiền hoàn thuế, địa chỉ ngân hàng, thông tin về tài Khoản và ngân hàng; thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.

+ Kiểm tra tính hợp pháp của Lệnh hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước đảm bảo khớp đúng mẫu dấu, chữ ký (hoặc kiểm tra việc xác thực thành công chữ ký điện tử bằng hệ thống thông tin của Kho bạc Nhà nước) .

+ Thực hiện hoàn thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 1 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế chuyển đến.

Bước 10: Kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập bởi Công ty Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.

2. Hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng xuất khẩu qua biên giới đất liền ?

Ngày 25 tháng 01 năm 2014, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 349/TCT-KK 2014 hoàn thuế giá trị gia tăng xuất khẩu qua biên giới đất liền với nội dung cụ thể:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 349/TCT-KK
V/v hoàn thuế GTGT xuất khẩu qua biên giới đất liền.

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2014

Kính gửi : Cục Thuế tỉnh Tây Ninh

Trả lời công văn số 4594/CT-KT2 ngày 21/11/2013 của Cục Thuế tỉnh Tây Ninh về việc hoàn thuế giá trị gia tăng(GTGT) xuất khẩu qua biên giới đất liền, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 16, Điều 17, Khoản1 Điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫnthi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày27/12/2011 của Chính phủ;

Căn cứ các công văn hướngdẫn của Bộ Tài chính:

+ Công văn số 7257/BTC-TCT ngày 12/6/2013 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm trathuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế;

+ Công văn số 8318/BTC-TCT ngày 27/6/2013 về việc kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế;

+ Công văn số 9976/BTC-TCT ngày 31/7/2013 về việc kiểm tra hoàn thuế GTGT;

+ Công văn số 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 về việc tăng cường công tác quản lý thuế, hải quanliên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền;

+ Công văn số 16249/BTC-PC ngày 25/11/2013 về một số biện pháp tăng cường quản lý thuế GTGT,thuế TTĐB;

+ Công văn số 875/BTC-TCT ngày 17/01/2014 về việc hướng dẫn hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩuqua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền;

Đề nghị Cục Thuế tỉnh TâyNinh nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, căn cứ vào tình hình thực tế kiểm tratại doanh nghiệp để thực hiện xem xét và giải quyết hoàn thuế đảm bảo đúng quyđịnh tại các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn nêu trên.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Tây Ninhđược biết./.

Nơi nhận:
- Như trên
- Vụ PC (BTC);
- Vụ PC, CS (TCT);
- Lưu: VT, KK (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ




Phạm Quốc Thái

3. Hoàn thuế giá trị gia tăng công ty có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nước ngoài ?

Ngày 20 tháng 05 năm 2016, Tổng Cục Thuế-Bộ Tài Chính ban hành Công văn 2165/TCT-KK hoàn thuế giá trị gia tăng công ty có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nước ngoài, cụ thể:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2165/TCT-KK
V/v hoàn thuế giá trị gia tăng

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Kínhgửi: Cục Thuế tỉnh Nghệ An

Trả lời công văn số 494/CT-KT2 ngày25/2/2016, công văn số 321/CT-KTr2 ngày 01/2/2016 của Cục Thuế tỉnh Nghệ An vềviệc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩuNghệ An, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 16Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuếGTGT; thì:

Trường hợp Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Nghệ An có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với nước ngoài: Hợp đồng số0203KHK AGV-UNI ngày 04/9/2015, Hợp đồng số 03 NXC BTI-UNI ngày 9/9/2015, Hợpđồng số 42 AGV-UNI ngày 15/11/2015 thì đề nghị Cục Thuế tỉnh Nghệ An thực hiệnkiểm tra đảm bảo tính phù hợp giữa các chứng từ: hợp đồng xuất khẩu; tờ khaihải quan có xác nhận thực xuất của cơ quan Hải quan; hóa đơn xuất khẩu/hóa đơnGTGT; chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa mua vào, hàng hóa xuấtkhẩu; chứng từ chứng minh về vận tải; nếu sau khi thực hiện kiểm tra không pháthiện có rủi ro, nghi vấn về việc hoàn thuế thì Bộ Tài chính nhất trí với ý kiếnđề xuất của Cục Thuế tỉnh Nghệ An tại công văn số 494/CT-KT2 ngày 25/2/2016.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuếtỉnh Nghệ An được biết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- TCHQ;
- Các Vụ (BTC): PC, CST;
- Các Vụ (TCT): CS, PC, TTr;
- Lưu: VT, KK2b.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đại Trí

4. Cách hoàn thuế giá trị gia tăng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu ?

Ngày 5 tháng 10 năm 2018, Bộ Tài Chính ban hành Công văn 12247/BTC-CST 2018 hoàn thuế giá trị gia tăng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu với nội dung:

B TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12247/BTC-CST
V/v hoàn thuế GTGT nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2018

Kính gửi:

- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Hải quan các địa phương.

Bộ Tài chính nhận được vướng mắc của một số Hiệp hội doanh nghiệp về việc hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và đề nghị hướng dẫn rõ điểm 3 công văn số 16836/BTC-TCHQ ngày 13/12/2017. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về chính sách hoàn thuế GTGT đối với nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu:

Tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) có quy định về hoàn thuế GTGT như sau:

“2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan... ”

Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có quy định về hoàn thuế GTGT như sau:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trưng hợp kê khai theo tháng), quýối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, s thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì s thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khu sau đó xuất khẩu, hàng a xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn.’’

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu không phải là trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu theo quy định tại Luật số 106/2016/QH13 và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP vì nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu này khi xuất khẩu không còn giữ nguyên trạng như ban đu.

2. V quan giải quyết hoàn thuế GTGT:

Tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT có quy định nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 5/6/2018) có sửa đổi Điều 131 Thông tư số 38/2015/TT-BTC như sau:

“Điều 131. Th tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa

1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP .”

“3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện t, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện t hi quan.

Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định không đđiều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong thời hạn 08 giờ làm việc.

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT /TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).”

Căn cứ quy định nêu trên, thì:

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT) đã nộp thuế GTGT tại khâu nhập khẩu thì số thuế GTGT đã nộp được xác định là số thuế nộp thừa và cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu không theo hợp đồng gia công ký kết với bên nước ngoài (không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT), khi nhập khẩu doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế GTGT theo quy định, khi xuất khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% và cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

Cơ quan hải quan, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ thực tế của doanh nghiệp để thực hiện hoàn thuế theo quy định.

Bộ Tài chính hướng dẫn để các Cục Thuế, Cục Hải quan biết và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản;
- Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại
và Dịch vụ Y tế Hà Nội;
- TCT; Vụ PC; TCHQ;

- Lưu: VT, Vụ CST(CST2).

TL. B TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ




Phạm Đình Thi

5. Hướng dẫn về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài Chính) ban hành Công văn 2354/TCT-KK về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại với nội dung cụ thể:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

Số: 2354/TCT-KK

V/v: Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2014

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu

Trả lời công văn số 79/CT-KK ngày 22/02/2013 của Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu về việc hoàn thuế giá gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 1.2 Mục II và Điểm 1.3 Mục III Phần B và Điểm 4 Phần C Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 15 , Điều 16 và Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ;

Căn cứ hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu;

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 51 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên:

- Nếu Công ty không chứng minh được lô hàng bị trả lại đã thực tái xuất thì Công ty chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đối với thuế GTGT đã nộp tại khâu nhập khẩu khi tái nhập và không được hoàn thuế đối với số thuế GTGT đã bị cơ quan thuế thu hồi do hàng hóa xuất khẩu bị trả lại.

- Nếu Công ty lập thủ tục đúng quy định tại Điều 51 Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên và chứng minh được lô hàng bị trả lại đã thực tái xuất thì cơ quan thuê sẽ hoàn thuế GTGT theo quy định (gồm thuế GTGT đã nộp cho Hải quan khi nhập khẩu và tiền thuế GTGT do cơ quan thuế thu hồi tiền hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bạc Liêu được biết./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC2b, CS (TCT);
- Lưu: VT, KK (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Văn Phu

6. Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu ?

Ngày 31 tháng 07 năm 2018, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn 2940/TCT-CS 2018 hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu, nội dung cụ thể:

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2940/TCT-CS
V/v thuế GTGT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2018

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hải Dương

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 6602/CT .TTHT ngày 24/11/2017 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương về hoàn thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 16/4/2016 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 quy định:

“2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan...”

Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định:

“5. Điểm đ khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:

“đ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm:

- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.”

Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; ...

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn.”

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% như sau:

“2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.”

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý;...

b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các văn bản hướng dẫn.”

Căn cứ các quy định trên:

1. Trường hợp Công ty TNHH Hóa Chất và Môi trường Aureole Mitani CN Hải Dương là doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng hóa chất Sodium persulfate (Na2S2O8) dạng bột, sau đó, chất này được kết hợp với nước theo tỷ lệ nhất định để pha loãng tạo thành dung dịch Na2S2O8 30% sau đó xuất khẩu thì chưa đủ cơ sở để xác định đây là hoạt động chế biến sau đó xuất khẩu. Để xác định đây có phải là một công đoạn chế biến để sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay không thì đề nghị Cục Thuế liên hệ với cơ quan hải quan và cơ quan chuyên ngành để xác định.

2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu rượu sau đó xuất khẩu thì rượu xuất khẩu không được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%, doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Hải Dương được biết./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
- Website - TCT;
- Lưu: VT, CS (3).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

Video liên quan

Chủ đề