Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Mọi việc sẽ chẳng còn quá khó khăn và đau đớn nếu như bỗng một ngày nào đó bạn thức dậy và bạn đang bị mắc kẹt bởi chính “con quái vật lấp lánh” chính là chiếc nhẫn mà bạn đang đeo, có thể là nhẫn cưới, nhẫn kết hay bất kỳ nhẫn gì và bạn đang phải chấp nhận việc đang phải cực kỳ khó chịu bởi sự “chật chội” này.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Dưới đây là một vài cách mà Tâm Luxury sẽ hướng dẫn các bạn một cách không hề khó khăn để có thể tháo cái thứ lấp lánh ra khỏi người nhé.

Đừng cố gắng làm điều này nhé : Đừng kéo mạnh chiếc nhẫn ra

Việc khi biết chiếc nhẫn của minh đã bị “mắc cạn”. Thì tâm lý mọi ngươi hay cố dùng hết sức để kéo nó ra khỏi tay. Đều này có thể làm bạn cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều, vì các vùng da và thịt xung quanh ngón tay bắt đầu bị tổn thương và xưng lên, khiến cho việc chiếc nhẫn kẹt ở lại đau hơn và khó chịu hơn.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Thay vì hành động kéo bằng lực như vậy. Chúng ta có thể nhẹ nhàng xoay qua xoay lại và đưa nhẹ từ từ chiếc nhẫn ra trước khi làm tổn thương vùng thịt ngón tay xung quanh. Nếu chiếc nhẫn k mắc kẹt quá sâu thì chúng ta có thể dùng cách này để đưa nó ra một cách ít gây tổn thương nhất.

Thêm chút “Dầu vào Lửa” cho chiếc nhẫn của bạn

Đôi khi nghe cái câu “ Đổ Dầu Vào Lửa” thì các bạn sẽ nghĩ đến hậu quả tồi tệ đúng không? Đối với trường hợp này, khi tay bạn đã bị tổn thương thì nó sẽ nóng và sưng phù lên. Nếu cách xoay nhẹ không đưa chiếc nhẫn ra được,  thì chứng tỏ vùng da bên cạnh chiếc nhẫn đã bị tổ thương khá nhiều rồi đấy. Việc bôi thêm dầu nói riêng hoặc tất cả các chất bôi trơn nói chung. Cái gì có thể dễ làm cho bàn tay của bạn trơn tuột thì nên sử dụng.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Vi dụ là các loại dễ tìm trong căn nhà của bạn nhé :

– Dầu ăn:  Ưu tiên nhé, vì loại này có độ bôi trơn cực kỳ tốt và dễ kiếm trong nhà.

– Sửa tắm hoặc những thứ tạo bọt : Đặc trưng mọi người thường sử dụng loại này vì nó không mất quá nhiều thời gian để đi vệ sinh lại bàn tay của mình.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

– Thuốc mỡ : loại này thì tùy từng nhà có hoặc không, nhưng việc dùng thuốc mỡ này sẽ làm dịu đi một phần da tay bị tổn thương của bạn nữa đó.

– Kem dưỡng ẩm : Đây là những thứ đặc dùng cho phần da, khi bị tổn thương thì nên hạn chế dùng loại này, nhưng nếu không thì dùng loại kem dưỡng ẩm này cũng tốt, vì nó mát và dễ sử dụng.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Và vẫn còn 1 cách để các bạn có thể sử dụng nếu như vấn đề không nằm ở việc là da bạn bị sưng lên mà là chiếc nhẫn quá chặt so  với khớp tay của bạn và bạn không thể lấy nó ra. Vậy hãy sử dụng cách đặc trị này nhé.

Quấn quanh chỉ vào ngón tay và chiếc nhẫn của bạn.

Việc này bạn có thể dùng kết hợp với các chất bôi trơn nêu ở trên. Và đưa cao bàn tay của bạn lên trên để máu của ngón tay có thể lưu thông một cách dễ dàng nhất và đưa chiếc nhẫn về lại vị trí cũ.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Sau đó bạn hãy dùng sợi chỉ y tế hoặc sợ chỉ may bình thường nhúng vào chất bôi trơn, sau đó quấn quanh hết cả ngón tay lẫn các khớp tay, và luồn 1 đầu của sợi dây vào chiếc nhẫn, và kéo ngược chiều với chiều quấn một cách chậm rãi và từ từ. Chiếc nhẫn sẽ từ từ đi theo sợ dây bởi lực tác động và có độ bằng phẳng bởi sợi chỉ và chắc chắn chiếc nhẫn sẽ từ từ đi ra.

Nếu kẹt quá sâu và đau tay quá, bạn hãy sử dụng cách này nhé, giảm gây tổn thương cho tay bởi các cạnh của chiếc nhẫn.

Cách tháo nhẫn khi tay bị sưng

Sau khi kéo được chiếc nhẫn rơi ra, hãy từ từ đeo nó lại nhé. Bởi vì tay bạn đang chưa thật sự hồi phục, nên hạn chế.

Hãy nhớ đến các cách này của Tâm Luxury để có thể trong một vài trường hợp cần sử dụng nhé.

Chúc các bạn thoát khỏi tình trạng “mắc kẹt” thành công.

CÔNG TY TNHH TRANG SỨC ĐÁ QUÝ TÂM LUXURY

Địa chỉ : 728/5 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hotline : 0932929999 – 0938676789 –  0934337746

Có phải đã lâu rồi bạn không tháo chiếc nhẫn ra? Có phải bạn vừa thử một chiếc nhẫn, lúc đeo vào có vẻ vừa, nhưng tháo ra lại không được? Đừng hoảng, và cũng đừng vội cắt chiếc nhẫn. Ở đây có vài giải pháp giúp bạn tháo nó ra một cách an toàn.

  1. 1

    Nhẹ nhàng đặt ngón trỏ bên trên, ngón cái bên dưới ngón tay đeo nhẫn. Bắt đầu vừa xoay nhẫn qua lại vừa kéo ra.

  2. 2

    Nhớ đừng giật quá mạnh. Nếu không, ngón tay của bạn có thể sẽ bị sưng lên và sẽ càng khó tháo nhẫn ra.

  1. 1

    Dùng chất bôi trơn. Nhiều sản phẩm gia dụng an toàn cho da có thể dùng để bôi trơn và lấy chiếc nhẫn ra nguyên vẹn mà ít gây tổn thương cho da. Các chất tẩy rửa gốc amoniac như Windex thường có hiệu quả nhất. Nếu da bị rách hoặc đứt, bạn cần thận trọng khi chọn chất bôi trơn. Bạn có thể thử chọn một trong các sản phẩm sau đây, dùng một lượng ít nhất bằng một đốt ngón tay.

    • Sáp Vaseline
    • Nước rửa kính Windex hoặc các hiệu khác
      (thợ kim hoàn thường dùng các chất này, tuy nhiên bạn cần đảm bảo có thể dùng an toàn trên da, nhớ đọc trước nhãn sản phẩm)
    • Lotion dưỡng da tay (rất công hiệu)
    • Bơ – nếu có thể
    • Dầu gội đầu/dầu xả tóc
    • Dầu khoáng petroleum jelly hoặc thuốc mỡ kháng sinh
      (là lựa chọn tốt nhất nếu da bị rách)
    • Chai xịt chống dính khi nấu ăn, bơ, hoặc dầu ăn
    • Mỡ
    • Bơ đậu phộng – dùng loại mịn, không đặc!! (có thể hơi bị dính, nhưng nó có tác dụng tháo nhẫn)
    • Xà phòng và nước
    • Dầu em bé
    • Sản phẩm chuyên dùng tháo nhẫn

  2. 2

    Xoay chiếc nhẫn sao cho chất bôi trơn lọt vào dưới nhẫn. Xoay nhẫn xung quanh ngón tay một hoặc hai lần, đồng thời xịt hoặc xoa thêm chất bôi trơn. Nhẹ nhàng kéo nhẫn ra khỏi ngón tay, vừa kéo vừa xoay nếu cần thiết.

  1. 1

    Giơ cao cánh tay. Nếu vẫn không thể tháo chiếc nhẫn, bạn hãy thử giơ cánh tay cao hơn vai trong vài phút.

  1. 1

    Nhúng bàn tay vào nước mát. Bạn có nhận thấy nhẫn đeo trên tay trong ngày lạnh thường lỏng hơn trong ngày nóng không? Nhúng bàn tay đeo nhẫn vào nước mát (nhưng không lạnh cóng) và để yên trong vài phút. Bạn không cần phải làm đau bàn tay khi ngâm trong nước quá lạnh.

  1. 1

    Luồn một đầu sợi chỉ nha khoa dưới chiếc nhẫn. Nếu cần, bạn có thể dùng kim để luồn sợi chỉ vào dưới chiếc nhẫn.

  2. 2

    Quấn chỉ nha khoa quanh ngón tay cho đến khớp đốt ngón tay. Quấn sát nhưng không quá chặt đến mức đau hoặc làm ngón tay chuyển thành màu xanh. Gỡ chỉ ra nếu thấy quá chặt.

  3. 3

    Tháo chỉ nha khoa, bắt đầu từ dưới gốc ngón tay. Khi tháo chỉ từ dưới lên, chiếc nhẫn sẽ di chuyển lên trên cho đến khi bạn có thể tháo ra được.

    • Nếu chiếc nhẫn chỉ lên đến một phần ngón tay: Bạn hãy lặp lại hai bước trên tại vị trí của chiếc nhẫn.

  1. 1

    Rửa sạch chỗ chiếc nhẫn vừa tháo ra và những chỗ dễ bị thương khác. Không đeo trở lại cho đến khi chiếc nhẫn được sửa cho vừa kích thước hoặc khi ngón tay hết sưng.

  • Nếu chiếc nhẫn không quá chật thì có một cách đơn giản để xử lý với sự giúp đỡ của một người khác. Thông thường chiếc nhẫn bị kẹt tại chỗ da dồn lại ở khớp đốt ngón tay, do đó nếu bạn có thể làm phẳng lớp da thì chiếc nhẫn sẽ ra tương đối dễ. Bạn chỉ cần nhờ ai đó kéo lớp da ngón tay về phía sau, đồng thời kéo chiếc nhẫn ra (có thể dùng chất bôi trơn).
  • Nếu chiếc nhẫn bị kẹt vì lớp da dồn lại ở khớp đốt ngón tay, bạn có thể dùng ngón tay cái và ngón giữa để giữ chiếc nhẫn, dùng ngón trỏ kéo căng da sao cho da lọt xuống dưới chiếc nhẫn và trượt chiếc nhẫn qua khớp đốt ngón tay.
  • Nếu phải cắt chiếc nhẫn, người thợ kim hoàn nào cũng biết là phải chờ ít nhất 2 tuần mới nên sửa chiếc nhẫn cho vừa với ngón tay của bạn. Ngón tay cần khoảng thời gian này để lành lại.
  • Hãy kiên nhẫn. Đừng nóng ruột nếu bạn không thể tháo chiếc nhẫn ra ngay. Bạn cần chút thời gian và có thể phải dùng vài giải pháp khác nhau.
  • Tắm nước lạnh lâu một chút hoặc ra ngoài nếu trời đang lạnh để giảm thân nhiệt. Dĩ nhiên là không nên lạm dụng quá mức.
  • Khi chiếc nhẫn chạm đến khớp đốt ngón tay, bạn hãy ấn khớp ngón xuống và kéo lên cao nhất trong khả năng có thể. Điều này sẽ giúp kéo chiếc nhẫn ra khỏi khớp đốt ngón tay về phía đầu ngón tay.
  • Cách này sẽ giúp ích nếu bạn cần tháo chiếc nhẫn khỏi ngón tay hơi sưng vào buổi sáng.
  • Luôn luôn để ngón tay đeo chiếc nhẫn hơi gập xuống một chút, vì điều này giúp da ngón tay bớt dồn lại tại khớp đốt, và như vậy khớp sẽ nhỏ đi một chút.
  • Đo kích cỡ nhẫn nếu gần đây bạn không đo. Kích cỡ đeo nhẫn có thể thay đổi nến bạn tăng cân hoặc giảm cân, hoặc đơn giản chỉ vì tuổi tác. Thợ kim hoàn nào cũng có một bộ nhẫn để đo kích cỡ.
  • Đừng lo lắng nếu bạn phải cắt chiếc nhẫn khi cần thiết. Việc này chỉ mất vài giây, không đau chút nào, và chiếc nhẫn cũng rất dễ sửa. Đừng làm tổn thương bàn tay vì chiếc nhẫn quá chật – bạn chỉ cần đến bệnh viện hoặc đến chỗ thợ kim hoàn giỏi. Họ sẽ tháo nhẫn ra cho bạn.
  • Rửa chiếc nhẫn bằng xà phòng và nước ấm. Xà phòng trơn có thể giúp làm lỏng nhẫn, và nước nóng có thể khiến chiếc nhẫn giãn ra một chút. Cố gắng vặn từ từ, không giật mạnh để tránh đau.
  • Dùng chất bôi trơn như bơ, chai xịt nấu ăn chống dính hoặc dầu em bé xoa lên ngón tay. Các chất này có thể giúp tháo chiếc nhẫn dễ dàng hơn.

  • Một số loại nước rửa kính có thể chứa amoniac, có khả năng làm tổn hại một số kim loại và đá quí. Bạn nhớ phải kiểm tra trước!
  • Tìm sự giúp đỡ y tế nếu có tổn thương khác ở ngón tay gây sưng. Không kéo chiếc nhẫn ra nếu bạn nghĩ rằng ngón tay có thể đã gãy.
  • Tiệm bán đồ trang sức có thể có dụng cụ cắt nhẫn. Khi đã tháo được chiếc nhẫn, họ có thể sửa lại cho đúng kích cỡ ngón tay của bạn nhưng chỉ sau khi ngón tay đã lành, thông thường mất khoảng 2 tuần. Tốt nhất là bạn nên đến cửa hàng có bộ phận sửa chữa đồ trang sức, vì chắc chắn họ sẽ biết cách làm.
  • Nếu ngón tay chuyển thành màu xanh và không tháo nhẫn ra được, bạn cần nhanh chóng đến phòng cấp cứu để được xử lý.
  • Hầu hết các phòng cấp cứu đều có dụng cụ cắt nhẫn chỉ trong vài giây, và bạn vẫn có thể đem chiếc nhẫn đó đến tiệm trang sức để sửa chữa.

  • Nước rửa kính Windex hoặc các loại nước rửa kính khác có gốc amoniac, kem kháng sinh, sáp Vaseline, dầu xả tóc, bơ, dầu ăn, chai xịt nấu ăn chống dính, lotion dưỡng ẩm da tay, mỡ, nước xà phòng.
  • Nước lạnh
  • Chỉ nha khoa
  • Sản phẩm chuyên dùng để tháo nhẫn

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 104 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 31.576 lần.

Chuyên mục: Chăm sóc và Phong cách sống

Trang này đã được đọc 31.576 lần.