Cách nuôi thỏ đẻ như thế nào

Nuôi thỏ thịt là mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh minh họa

Cách làm chuồng nuôi thỏ

Chuồng thỏ được làm từ những vật liệu dễ kiếm như tre, nứa, bương, gỗ nhưng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như phải để thỏ hoạt động dễ dàng thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chuồng chắc chắn, bền vững, dễ dàng vệ sinh chuồng trại, ít tốn công khi cho ăn, chăm sóc, bắt thỏ không chui lẫn đàn ra ngoài.

Dụng cụ nuôi thỏ

Những dụng cụ nuôi thỏ là máng thức ăn thô, máng ăn tinh, chậu nước uống phải được thiết kế đúng kỹ thuật. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy. Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn, thỏ không làm đổ được.

Chọn giống thỏ

Để kỹ thuật nuôi thỏ thịt thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình thì bước đầu tiên phải lựa chọn giống thật tốt. Có được những con thỏ giống như ý muốn phải tìm địa chỉ quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận.

Thỏ chọn làm giống phải khoẻ mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.

Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 6 tháng tuổi trở lên. Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và hai quả cà (tinh hoàn) đều nhau, nở nang (không bị lép).

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt trải qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn khi thỏ còn nhỏ tính từ lúc cai sữa từ 30 - 70 ngày tuổi) có đến 70 - 80% thỏ đực thừa được đưa vào nuôi thịt. Ở giai đoạn này vẫn nuôi chung đúc, cái và con để làm giống.

Giai đoạn tiếp theo gọi là thỏ nhỡ (từ 70 đến 90 ngày tuổi nuôi dưỡng để thỏ sinh trưởng và phát triển đầy đủ tất cả và hoàn chỉnh.

Cả hai giai đoạn này, chưa cho thỏ ăn nhiều loại thức ăn dễ tích lũy mỡ (như ngô, cám, gạo, cơm...) cần cung cấp thức ăn giàu protein, vitamin, đủ chất xơ...

Cuối cùng là giai đoạn nuôi vỗ béo từ 90 - 120 ngày tuổi. Có khi chỉ vỗ béo 20 ngày là giết thịt. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, giá thành 1kg hơi thấp nhất. Ở giai đoạn này cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 - 100 g/con/này), các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (bình quân giai đoạn này chỉ cần 400 g/con/ngày).

Thức ăn cho thỏ

Thức ăn chính của thỏ là lá ngô, su hào, bắp cải...đó là những thức ăn thô cho thỏ, lá cây đậu, lạc, xoan, sung, mít, lá đu đủ, lá chuối, đậu lạc, cỏ ghi-nê, chè đại, cỏ voi... nên cho thỏ ăn thức ăn đa dạng.

Thức ăn xanh cho thỏ cần thu hái từ nguồn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn ở những nơi chăn thả gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Cũng không được cho thỏ ăn thức ăn đã bị mốc, chua, nẫu, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi. Không nên chất thức ăn thô xanh (cỏ, lá) thành đống sau khi cắt về, mà nên rải ra hoặc làm giàn phơi ráo nước mới cho ăn.

Để có mô hình nuôi thỏ mang lại hiệu quả thực sự cần phải nắm vững các bước kỹ thuật nuôi thỏ thịt. Ảnh minh họa

Các bệnh thường gặp của thỏ

Các bệnh cần phòng cho thỏ là ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, bại huyết, trướng bụng đầy hơi. Hàng ngày phải quan sát thỏ kỹ càng để xem có con nào bị ốm không. Nếu thỏ ốm thì bỏ ăn, giảm trọng lượng, lông xù, lông xung quanh đuôi bẩn dính bết lại. Thỏ có khi nằm ở tư thế không bình thường hoặc không đi lại được dễ dàng.

Nuôi thỏ quan tâm bệnh ghẻ hàng đầu: dấu hiệu là có vẩy sùi dần lên ở lỗ tai, trên vành tai, ở sống mũi, mí mắt, móng chân, gót chân. Khi đó cần dùng thuốc nhóm ivermectin tiêm ngay. Khi thỏ gầy còm, tai, nũi, mí mắt sần sùi thì đó là dấu hiệu ghẻ cần biết. Để phát hiện thỏ bị ghẻ cũng cần kiểm tra móng chân, mũi và tai. Muốn phát hiện ra bệnh ghẻ cần được kiểm tra định kỳ mỗi tháng 2 lần để phát hiện kịp thời càng sớm càng tốt. Thỏ khỏe. lông phủ kín móng, nếu không thấy phủ kín là bị ghẻ.

Tiêm ghẻ tiêm dưới da ở gáy là tốt nhất. Thỏ chưa mang thai, tất cả các loại thuốc thú y dành cho chó, mèo tiêm được nhưng nồng độ giảm (thường dùng liều 0,5 – 0,7cc cho thỏ 2kg)

Chú ý: Phải bắt thỏ thật cẩn thận tránh gây chấn thương. Nếu nhấc thỏ lên phải nắm thật chắc chắn nhưng rất nhẹ nhàng. Khi bắt thỏ, không làm chúng sợ, chạy hỗn loạn và phản ứng lại, cào cắn. Không được nắm chân, nắm tai thỏ để nhấc lên. Vì tai thỏ có nhiều mạch máu, nếu túm vào tai thỏ dễ bị đứt mạch máu và chết. Với thỏ trưởng thành, một tay vuốt dọc tai và nắm chắc da vùng trên lưng sát gáy thỏ, tay khác đỡ dưới mông thỏ nhấc lên. Với thỏ con, cần nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu thỏ cúi xuống./.

Làm giàu từ nuôi thỏ

Mô hình nuôi thỏ đang được áp dụng tại nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho bà con. Đặc biệt nuôi thỏ sinh sản là hướng đi ổn định, giúp việc tái đàn thỏ dễ dàng và tiết kiệm chi phí con giống.

Hiệu quả là vậy, nhưng với thỏ là loài động vật khá nhạy cảm đối với môi trường sống thì việc nuôi sinh sản không phải dễ dàng.

Chọn những con thỏ giống khỏe mạnh quyết định yếu tố thành công

Trong bài viết này, higlum.com sẽ chia sẻ cùng bà con phương pháp nuôi thỏ sinh sản sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đỡ tốn công sức.

Nuôi thỏ bao lâu thì có thể chúng có thể sinh sản?

Thỏ nuôi chỉ cần bước sang tháng thứ 3 hoặc thứ 4 là có thể sinh sản. Nhưng nếu cho thỏ sinh ở thời điểm này, khi cơ thể chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ thì con non sinh ra sẽ yếu, khả năng chết cao và thỏ mẹ lại ít sữa.

Với kinh nghiệm từ những hộ chăn nuôi thỏ lâu năm, thời gian để cho thỏ cái sinh sản tốt nhất là từ tháng thứ 8. Và độ tuổi thỏ đực cho vào phối giống khi được 10 tháng tuổi. Mỗi con thỏ đực có thể phối cho 10 đến 12 con thỏ cái, bà con căn cứ vào tỉ lệ trên để phân bổ tỷ lệ nuôi cho phù hợp.

Tùy theo cơ địa của từng con, nhưng thông thường mỗi con thỏ cái cho sinh sản khoảng 15 lứa thì chuyển sang vỗ béo để thịt. Còn con thỏ đực, được phối giống khoảng 3 năm thì cũng nuôi béo để thịt.

Hướng dẫn chọn thỏ giống

Đặc điểm chọn thỏ cái giống

Những con thỏ mẹ có đặc tính mắn đẻ, đẻ nhiều con trong mỗi lứa. Đây là những con có đặc tính tốt, phù hợp với việc nuôi sinh sản. Bà con cái là con của những con thỏ mẹ này để làm giống sinh sản, phát huy tố chất của thỏ mẹ.

Chăm sóc thỏ con

Ngoài ra có một số đặc điểm để chọn thỏ sinh sản như

  • Lông mềm, mịn. Đầu nhẹ
  • Phần mông (hông) phát triển, cơ thể to nhưng không quá béo.

Đặc điểm chọn thỏ đực giống

Thỏ sinh ra thừa hưởng nhiều gen của bố hơn là của mẹ. Cho nên việc lựa chọn con đực giống tốt rất quan trọng, bà con cần chú ý những đặc điểm sau khi lựa chọn thỏ đực giống:

  • Chọn những cá thể linh hoạt, nhanh nhẹn
  • Thân hình cân đối, to khỏe. (lưng rộng, mông – vai chân sau to, đầu cân đối).
  • Tùy theo từng giống thỏ mà cần có những tiêu chuẩn riêng khác nhau,
Thỏ ăn gì? Chuẩn bị thức ăn cho thỏ

Cách nhận biết và kỹ thuật cho thỏ phối giống

Để theo dõi thỏ cái đến ngày phối giống, bà con dựa vào một số đặc điểm dưới đây để nhận biết:

  • Âm hộ sưng to, màu hồng và có thể chảy ra dịch nhờn.
  • Thích nằm duỗi ngừa người, phần mông nhổm hơi cao.
  • Chạy như tăng động, cắn mắng, cắn cỏ.

Việc phát hiện thỏ cái đến nước hơi khó, nhưng nếu nuôi lâu và có nhiều kinh nghiệm thì việc này sẽ dễ dàng hơn.

Nếu như thỏ cái không chịu thỏ đực phối giống, bà con có thể nhốt chung chúng trong lồng nhỏ khoảng vài tiếng. Nếu không có kết quả, bà con có thể sử dụng thuốc kích thích dục tố để tăng cường khả năng ham muốn của thỏ cái.

Hướng dẫn cho thỏ phối giống

Thời điểm thích hợp để cho thỏ phối giống là sáng sớm hoặc chiều tối, tránh cho chúng quan hệ vào những thời điểm nắng nóng.

Nhẹ nhàng bắt thỏ cái thả vào chuồng thỏ đực, tránh bắt thỏ đực sang làm thỏ đực hoảng loạn không còn tâm trạng phối.

Quan sát quá trình giao phối, nếu thỏ đực kêu lên 1 tiếng và nằm vật sang 1 bên là đã thành công. Trung bình, thỏ cái cần phối giống 1 đến 2 lần là có thể mang thai. Không nên nhốt cho chúng quan hệ quá nhiều lần, tốn sức thỏ đực mà hiệu quả không thay đổi.

Xem thêm :

  • các giống Bò tại Việt Nam
  • hướng dẫn nuôi dế
  • kinh nghiệm chăm sóc cá rô phi

Xem thêm  Kỹ thuật nuôi cá rô phi tại ao nhà - đơn giản, nhanh thu

Thỏ mang thai và phương pháp chăm sóc

Thời kỳ mang thai

Sau khi giao phối khoảng 6 đến 7 ngày mà thấy thỏ cái cắn cỏ, lông để làm ổ thì con cái đã mang thai. Thời gian mang thai của thỏ là khoảng 28 đến 32 ngày.

Giai đoạn mang thai, nên cho thỏ cái ở nơi yên tĩnh kín đáo. Bổ sung thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, bánh dầu, bột cá và nước uống trong lồng nuôi. Có thể chuyển thỏ tới nơi rộng rãi hơn để có không gian đi lại.

Để chắc chắn thỏ cái có mang thai hay không, bà con có thể kiểm tra vào ngày thứ 15 của thai kỳ. Tránh bắt kiểm tra sau ngày 18, dễ ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách kiểm tra thỏ có mang thai hay không như sau: Sử dụng 1 tay nắm tai và vai, tay còn lại đặt dưới mình giữa 2 chân sau (trước vùng xương chậu). Đặt 4 ngón 1 bên, ngón cái 1 bên rồi thực hiện vuốt nhẹ từ sau ra trước. Nếu thấy những cục tròn nhỏ dạng chuối là thỏ đã mang thai.

Bà con cần ghi chép cẩn thận ngày giao phối, mang thai để tiện theo dõi và chăm sóc giai đoạn tiếp theo.

Thỏ mang thai ăn gì? Chuẩn bị thức ăn cho thỏ 

Thời kỳ thỏ mang thai cần được cho ăn đủ dinh dưỡng và rau xanh. Tuần thứ 2 tăng 5% lượng thức ăn cho tuần thứ nhất, và tăng 10% vào tuần thứ 3 và tuần thứ 4 tăng 15% thức ăn so với tuần đầu tiên.

Sau khi thỏ sinh xong, cần tăng lượng thức ăn nhiều hơn 10% so với lượng thức ăn ở tuần đầu tiên. Các tuần thứ 2 và thứ 3 lần lượt tăng 30 và 40% lượng thức ăn.

Trong thời gian mang thai, giảm bớt lượng rau xanh trong khẩu phần thức ăn. Do phần bụng của thỏ đã bị hạn chế không gian dành cho thỏ con. 

Cách ngày đẻ khoảng 4 – 5 ngày, bà con cho thỏ ăn nhiều hơn cám, khoai và tăng một chút rau xanh để thỏ mẹ không bị táo bón.

Thời điểm thỏ sinh và nuôi con non

Sử dụng rổ tre hoặc thùng gỗ nhỏ để thỏ làm ổ đẻ. Bên trong lót vải miếng vải vụn vào. Thỏ mẹ trước khi đẻ sẽ lót ổ bằng lông ở bụng. Sau khi thỏ sinh, bà con cần lấy rau và đem chôn đi.

Theo dõi và cho thỏ con bú đúng cách sẽ tăng tỉ lệ sống sót của thỏ con sau khi sinh sản.

Bà con có thể tách thỏ con mới sinh ra khỏi thỏ mẹ, để chúng nơi ấm áp khô ráo. Việc này tránh cho thỏ mẹ bới ổ hoặc đề chết con. Những con thỏ con được bú đủ sẽ ngủ ngoan, da căng bóng. Nếu như bú thiếu sữa thì da nhăn nheo, cựa quậy nhiều và gầy còm nhom.

Sau khoảng 10 đến 14 ngày thỏ con sẽ mở mắt, thời điểm đó có thể cho thỏ con ăn rau xanh bổ sung. Thời điểm được khoảng 30 ngày tuổi, bà con có thể cho thỏ con cai sữa.

Lời kết

Việc nuôi thỏ sinh sản không hề khó, bà con cần nắm được kỹ thuật cơ bản và một chút chịu khỏ bỏ thời gian theo dõi – chăm sóc là có thể thành công với mô hình nuôi thỏ sinh sản tại nhà.

Như vậy, higlum.com đã chia sẻ những thông tin về việc chọn giống, cách nhận biết thỏ mang thai cũng như thức ăn và những lưu ý trong việc chăm sóc con non. Chúc bà con sớm thành công với mô hình phát triển kinh tế của mình, ngoài ra bà con có thể tham khảo mô hình chăn nuôi đà điểu ở link này.

Video liên quan

Chủ đề