Cách nhận biết, trứng rắn

Cách nhận biết, trứng rắn

Trước tiên phải nói rằng tôi rất ghét rắn. Chính xác hơn là tôi sợ rắn. Và các thể loại không chân tương tự như trăn, giun, trùng, đỉa, vắt, vân vân… Nói chung là tôi sợ cái giống không chân hoặc rất nhiều chân ( rết ).

Đã bao giờ bạn nhìn thấy tận mắt một ổ đầy trứng rắn chưa. Nếu là lần đầu tiên, tôi cam đoan bạn sẽ trợn tròn mắt bởi sự bất ngờ, kinh ngạc và có lẽ kèm theo đôi chút sợ sệt.

Bạn thấy một ổ đầy trứng rắn, bạn khẳng định rắn đẻ con? Nếu vậy bạn đã nhầm lẫn lớn (giống như tôi khi còn nhỏ). Bài viết này sẽ trả lời thấu đáo cho bạn câu hỏi: Loài rắn đẻ con hay đẻ trứng.

Thực tế nói rắn đẻ con hay đẻ trứng đều đúng, nhưng chưa đủ. Do trong tự nhiên có rất nhiều loài rắn khác nhau. Tập tính sống và sinh sản mỗi loài cũng khác nhau. Chắc hẳn mọi người sẽ thấy ngạc nhiên.

Rất nhiều người kể cả tôi đều cứ nghĩ rằng nó đẻ trứng. Và thật sự rất nhiều loài rắn bắt đầu tiếp cận với thiên nhiên đều từ trong vỏ trứng chui ra.

Tùy theo mỗi loài mà số lượng trứng mỗi năm của chúng cũng rất khác nhau. Có loài kế hoạch hóa gia đình rất tốt – một năm chỉ lọt ra từ 2 đến 5 trứng. Nhưng nhiều loài khác thì không nghĩ như vậy – một năm chúng cứ đẻ vài chục trứng, riêng loài trăn gấm thì dao động từ 80 đến 100 trứng.

Quả trứng đạt danh hiệu của năm – rắn thông Louisiana ( một loài rắn nước hiếm ở Bắc Mỹ ) có thể đẻ trứng kích cỡ khá lớn với độ dài 13 cm và rộng 5 cm.

Cách nhận biết, trứng rắn

Thường thì đa phần động vật nào đẻ trứng  sẽ có hành động xây tổ để ấp trứng, nhưng trăn rắn thì không. Chỗ nào yên tĩnh, thoải mái, an toàn  như hang hốc, gốc cây,… là đẻ được. Có một số con siêng năng hơn thì tha cỏ rác vào nơi đẻ để làm cái tổ đơn giản.

Thế nhưng, Ấn Độ từng có một trường hợp hi hữu hài hước về rắn hổ mang đẻ trứng ngay ngoài đường đang đông đúc xe cộ, con người qua lại . Nguyên nhân là do nó bị một người đàn ông đuổi ra khỏi nhà lại đúng cơn đau đẻ, không thể nào kịp đến chỗ kín đáo nên nàng ta đành đẻ luôn trên đường vậy.

Sau khi đẻ trứng thì một số loài mặc kệ, bỏ đi để con tự nở ra tự sống tự chết. Nhưng những loài rắn hổ mang, hổ chúa thì cẩn thận hơn. Chúng đẩy trứng dồn thành một đống rồi vòng thân quanh ổ trứng để ấp. Thời gian ấp thì tùy loài, thông thường là từ 2 đến 3 tháng. Chúng sẽ chờ đến khi trứng nở ra, các con chui đầu ra được thì chúng mới đi khỏi. Mà trong thời gian ấp, chúng ít khi rời khỏi ổ và rất hung dữ.  Khi đi kiếm ăn chúng cũng phản ứng quyết liệt, tấn công dữ dội hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một số loài rắn được cho là “ biến thái ” khi sinh ra hậu duệ theo một cách thức rất khác biệt. Đó là những loài rắn đẻ con.

Hiện nay, loài rắn được chia thành 3 nhóm dựa trên cách thức mang thai và sinh nở: Rắn đẻ trứng (Oviparous), rắn đẻ con (Viviparous) và nhóm lai tạp gọi là nhóm đẻ trứng thai (Ovoviviparous). Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi: Rắn đẻ trứng hay đẻ con là phần lớn rắn đẻ trứng, tuy nhiên vẫn có loài rắn đẻ con (Viviparous).

Có thể điểm danh một số gương mặt vàng trong làng đẻ con của rắn như sau.

Quý vị nào hay xem mấy phim về trăn Nam Mỹ thì đã biết loài trăn này. Chúng sống ở lưu vực sông Amazon, thuộc hàng chị đại trong giới không chân ( dài tới 9m và nặng 250 kí ).

Cách nhận biết, trứng rắn

Anaconda con được nuôi lớn trong một cái bọc noãn ( thường có màu cam ) và thông qua nhau thai để tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ. Chúng ra đời từ đường hậu môn và sau đó tự đi kiếm bữa ăn đầu tiên trong đời của mình. Nhưng có thể  chính chúng là bữa ăn của loài cá Piranha nếu như yểu mạng.

Để có thêm sức lực rặn đẻ thì Anaconda mẹ phải ăn cả lớp bọc noãn của con và đôi khi là ăn cả con mình nếu nó chết ngay khi sinh. Một lứa đẻ ra thành công của trăn cái Anaconda có thể lên đến 40 nhóc. Và tùy vào hứng thú đột xuất, vui buồn bất chợt hay cơn đau đẻ đến bất ngờ mà mấy mẹ trăn khổng lồ này có thể sinh con ở trên cạn hoặc dưới nước.

Cách nhận biết, trứng rắn

Đây là loài duy nhất trong dòng họ rắn lục đẻ con chứ không thèm đẻ trứng. Sau khi giao phối, trứng được thụ tinh ngay trong bụng rắn nữ rồi phát triển thành bào thai. Trải qua 9 tháng 10 ngày – à không,  2 tháng thôi mọi người ạ. Qua 2 tháng thì nó bắt đầu trở dạ và sinh con. ( Nếu xui xẻo đụng phải sản phụ rắn lục đuôi đỏ khi mang thai thì xác định. Thời gian này chúng rất hung hăng nóng nảy và tập trung nọc độc nhiều nhất )

Cũng tương tự, rắn con ra khỏi cơ thể mẹ qua hậu môn. Nhưng với cơ thể không được to lớn và khỏe mạnh, dẻo dai như loài trăn , rắn mẹ sẽ phải tự nứt toạc thêm  hậu môn cho rộng ra để con nó được chào đời. Vì hành động cao cả đó mà sản phụ lục đuôi đỏ cũng chết sau khi sinh. Đối với các chị em phụ nữ lục đuôi đỏ thì thời gian sinh con cũng là thời gian cuối cùng trong cuộc đời.

Một lần sinh con thì rắn lục đuôi đỏ cho ra từ 7 đến khoảng 16, 17 con. Mỗi đứa con dài trung bình 12 – 18 cm và bị già trước tuổi ( ý là giống hệt rắn đã trưởng thành ấy mà ).  Trộm vía chúng cũng rất khỏe mạnh, có thể tự phá màng ối bao bọc để trườn ra ngoài.

Còn gọi là “ Trăn siết mồi ”, một loại rắn lớn sống ở châu Mỹ.  Chúng mang thai bằng túi noãn hoàng và truyền trực tiếp chất dinh dưỡng vào túi noãn.

Cách nhận biết, trứng rắn

Đây là một trong 3 nhóm rắn tôi đã nêu ở trên. Loài này khác thường hơn một chút. Chúng mang thai bằng trứng nhưng khi rắn con chui ra lại bằng cơ thể nguyên vẹn, còn vỏ trứng thì vẫn nằm trong cơ thể rắn mẹ.

Điều này đã được các nhà khoa học lí giải rằng : thông thường những loài rắn đẻ trứng hay sống ở vùng khí hậu ấm áp, với điều kiện nhiệt độ, mặt đất thuận lợi cho trứng nở. Nhưng có một số loài lại sinh sống ở vùng khí hậu lạnh, thật sự rất khó để dưỡng trứng nên chúng sinh con bằng cách đẻ trứng thai ( hay còn gọi là noãn thai sinh – một hình thức sinh sản mà phôi thai phát triển từ trong trứng tồn tại trong cơ thể mẹ. Sau khi thụ tinh, trứng nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con và ra đời ).

Rất đa dạng :  đẻn chì, đẻn kim, đẻn khoanh ( một loại rắn biển ), rắn hai đầu đỏ, rắn bù lịch, rắn bông súng, rắn bông chì, rắn bông Trung Quốc, rắn râu, rắn ri voi, rắn lục mép trắng, rắn lục đuôi đỏ, các loài thuộc giống rầm ri...

Riêng rắn đẻn kim thực hiện rất tốt kế hoạch hóa gia đình mà Nhà nước ta đề ra – chỉ đẻ 1 con mỗi lứa. Rắn rầm ri cá đẻ 8 con. Đặc biệt, loài rầm ri cóc ở vùng sông nước Nam Bộ lại chơi lớn thử xem ai có trầm trồ là đẻ tới 32 con.

Funfact: Nếu bạn nghĩ trăn và rắn là hai loài khác nhau thì các bạn đã nhầm. Theo Wikipedia thì trăn chỉ là cách gọi của người Việt nam, và trăn là loài rắn có kích thước lớn. Tuy nhiên trăn không có nọc độc và răng nanh. Chúng săn mồi bằng cách sử dụng cơ thân cực khỏe để siết con mồi đến chết.

Nói chung dù rắn đẻ con hay đẻ trứng thì tôi vẫn sợ chúng. Và thật sự kính nể những ai coi nó như thú cưng mà nuôi trong nhà. Theo như tôi biết thì chỉ có 3 nơi trên thế giới là không hề có rắn : Ireland, New Zealand và châu Nam Cực.

Còn Việt Nam lại rất nhiều rắn… Buồn ơi là buồn !.

Tác giả: Phương Thụ

Cách nhận biết, trứng rắn
report this ad