Cách nhận biết kim cương đen thô

5 cách phân biệt kim cương thật – giả tại nhà

  1. Hơi nước
  2. Nước
  3. Kính lúp
  4. Ánh sáng đen
  5. Kính hiển vi

Để áp dụng 5 cách trên, cách tốt nhất là dùng kim cương viên rời vì kim cương đã đính vào trang sức khiến bạn không thể quan sát một cách toàn diện được. Nếu bạn muốn kiểm định sự thật – giả của một viên kim cương đính vào trang sức. Tốt hơn hết, nên bảo cửa hàng tháo rời chúng ra sau đó gắn lại.

Cách nhận biết kim cương thô tự nhiên thật bằng hơi nước

Để biết kim cương là thật hay giả, hãy đặt trước miệng và hà hơi vào đó. Nếu viên kim cương bị mờ trong vài giây thì đó có lẽ là giả. Một viên kim cương thật sẽ không dễ dàng bị mờ vì bề mặt của nó không dễ bị đọng hơi nước.

Cách nhận biết kim cương đen thô

Cách nhận biết kim cương thô tự nhiên bằng nước

Điều này thật dễ dàng: Lấy một cái ly và đổ đầy nước vào. Thả kim cương vào ly nước. Do mật độ kim cương cao, khi rơi vào nước, một viên kim cương thật sẽ chìm xuống. Nếu viên kim cương nổi lên trên cùng hoặc ở giữa đó là kim cương giả.

Cách nhận biết kim cương thật với kính lúp

Để xác định xem kim cương của bạn có thật không; hãy cầm kính lúp lên và nhìn vào viên kim cương qua kính. Nếu viên kim cương hoàn hảo không tì vết thì rất có thể đó là giả. Một viên kim cương tự nhiên chắc chắn sẽ lẫn ít nhiều tạp chất trong đó.

Cách nhận biết kim cương đen thô

Cách nhận biết kim cương thật với đèn Black light

Đèn Black light hay còn gọi là đèn phát tia UV; thường ứng dụng trong việc phát hiện ra các khiếm khuyết của sản phẩm, soi tiền giả,…

Bạn bật đèn Black light và soi vào viên kim cương. Hầu hết các viên kim cương thật sẽ phát ra ánh sáng màu xanh lam từ trung bình đến mạnh. Còn nếu bạn không nhìn thấy màu xanh lam mà là màu lục; vàng hoặc xám thì điều này cho thấy đó không phải là kim cương thật. Tuy nhiên; thử nghiệm này chỉ mang tính tương đối vì không phải viên kim cương thật nào cũng phát ra ánh sáng xanh lam.

Cách nhận biết kim cương thật với kính hiển vi

Công cụ này được các thợ kim hoàn sử dụng để soi thấy các chi tiết vô cùng nhỏ ở cự li gần. Sự khác biệt giữa một cái kính lúp và kính hiển vi đơn giản là một cái thì không có tay cầm và khung của nó có dạng hình ống. Bạn có thể mang kim cương đến tiệm kim hoàn để nhờ họ soi giúp.

Kim cương thô tự nhiên thường có những khiếm khuyết nhỏ ví dụ như các vệt khoáng chất hoặc sự thay đổi màu sắc nhẹ. Mặc dù hầu hết các viên kim cương thật thường không hoàn hảo nhưng cũng không nên dựa hoàn toàn vào phương pháp này. Kim cương được sản xuất trong phòng thí nghiệm sẽ hoàn hảo hơn do môi trường xung quanh đã được kiểm soát.

Các phương pháp nêu trên phần lớn chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn biết rõ giá trị của viên đá, bạn vẫn nên thông qua các bài kiểm tra khoa học nghiêm ngặt với các thiết bị chuyên dụng có độ chính xác cao.

Bạn hãy xem thêm:

Hiện tại Jemmia có 3 Showroom để quý khách hàng trải nghiệm trực tiếp kim cương tự nhiên có chứng nhận GIA tại:

Cách nhận biết kim cương thô & kim cương đen đơn giản nhất

Thứ tư, 21/06/2017 - 09:50 AM

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại kim cương khác nhau, chúng phụ thuộc vào vị trí địa lý nơi khai thác được hoặc do con người chế tác.

Bài viết chỉ cho bạn thấy được cách nhận biết và phân biệt các loại kim cương thô & kim cương đen đơn giản nhất bằng mắt thường giúp bạn có kiến thức cơ bản về kim cương.

Những điều cần biết về kim cương thô

Đánh giá độ tinh khiết của đá thô

Trọng lượng là rất quan trọng nhưng không thể không quan tâm đến màu sắc và độ tinh khiết. Nếu một viên đá thô nặng 10 carat nhưng bị bao phủ bởi tạp chất, nó sẽ không có nhiều hy vọng trở thành được một viên kim cương giá trị. Cũng như trong những viên kim cương được đánh bóng, độ tinh khiết là rất quan trọng trong việc xác định giá trị của những viên đá thô.

Lớp vỏ dày

Lớp vỏ dày thường thấy khiến hầu hết đá thô trở nên thách thức hơn để quan sát phía bên trong. Lớp vỏ này có thể dễ dàng được loại bỏ trong quá trình cắt, nhưng người bán không cho phép đánh bóng một phần (hoặc cửa sổ) trước khi mua hàng. Nếu tạp chất có thể nhìn thấy qua vỏ, rất có khả năng viên đá sẽ kết thúc rất không hoàn hảo.

Đánh giá màu sắc của đá thô

Màu sắc cũng có thể dễ dàng đánh lừa như độ tinh khiết khi phân loại. Thường thì lớp vỏ của viên đá thô ẩn ánh màu thực sự của bản thể. Ví dụ, một một viên đá thô với một lớp vỏ xanh rất có thể sẽ trở thành màu vàng trung bình tới sẫm. Ngay cả với một viên với mặt kính, màu sắc có thể kết thúc với 2-3 hạng thấp hơn sau khi hoàn thành. Một người thợ mài cắt có thể có cảm giác về màu sắc cuối cùng, nhưng việc chính xác 100% là không thể.

Hình dạng bất thường

Các hình dạng bất thường là đặc điểm làm cho các đại lý chào giá ưu đãi. Người mua không những cần biết màu sắc và độ tinh khiết thành quả có thể có đạt được, mà còn hình dạng và tỉ lệ của sản phẩm khi hoàn thành. Nếu một viên đá thô quá bất thường, khối lượng lược bỏ sẽ nhiều và lợi nhuận sẽ ít đi. Tuy nhiên người mua có thể nhìn thấy giá trị tiềm năng của đá thô theo cách rất sáng tạo mà có lẽ người bán không thể.

Tinh thể bát diện

Mẫu vật được tìm kiếm nhiều nhất là những tinh thể bát diện với cấu trúc tốt với kích thước lớn (2 - 20 carat mỗi viên) trắng, và phẩm chất sạch khi nhìn bằng mắt thường. Các tinh thể thô bát diện tám mặt này ở hình dạng lý tưởng của nó, sẽ giống như hai kim tự tháp được gắn liền ở đế.

Tinh thể đôi

Điều này giống như cặp song sinh của kim cương thô. Hai tinh thể đã phát triển thành một để tạo thành một tinh thể. Điều này sẽ được tính là một điều bất thường vì tổn thất trọng lượng do mài cắt nói chung là lớn hơn. Việc cắt những viên này có thể là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn do hạt xung đột nơi các tinh thể gặp nhau, vì vậy chi phí lao động sẽ cao hơn.

Kim cương nứt

Kim cương nứt không được coi là một ngoại lệ với quy tắc chung bởi nó không phải là một viên đá hoàn chỉnh mà là một mảnh bị tách rời ra khỏi hình thái ban đầu. Có thể do thiên nhiên, nhiều viên đá bị xẻ (nứt) trước khi chúng được phát hiện. Các mảnh hình tam giác phẳng được chiết khấu tùy thuộc vào độ sâu của chúng. Mảnh dày hơn có thể được sử dụng để cắt theo hình tam giác tầng hoặc tam giác tròn.

Câu chuyện về kim cương đen

Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng kim cương đen là loại đá quý duy nhất không xuất hiện trên trái đất theo cách thông thường như các loại đá quý khác mà là được hình thành từ một vụ nổ sao băng và rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch.

Bởi thế cho nên bản thân kim cương đen đã mang trong nó những giá trị thần bí và được người đời suy tôn là báu vật của Chúa trời, là kiệt tác đến từ vũ trụ với tuổi đời lên tới 3,8 tỷ năm. Chính bởi là loại đá quý duy nhất không tuân theo qui luật hình thành khoáng sản tự nhiên nên kim cương đen hầu như không bao giờ được tìm thấy trên các cánh đồng mỏ của thế giới hay những khu vực chứa nhiều loại khoáng sản giá trị. Kim cương đen chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ (Brazil) và Cộng hoà Trung Phi bởi khi đó 2 lục địa này vẫn là một dải thống nhất chưa bị tách rời như bây giờ.

Tuy nhiên hơn cả những giá trị quý hiếm hay sang trọng, kim cương đen còn sở hữu một giá trị vô giá khác mà không một loại đá quý nào có được: đó là khả năng hòa hợp. Truyền thuyết Ấn Độ kể lại rằng: mỗi khi xảy ra mâu thuẫn hay chiến tranh giữa các bộ tộc người ta chỉ cần chạm vào viên đá đen màu nhiệm là mọi mâu thuẫn dường như được hoá giải. Bởi thế người Ấn Độ cổ luôn có một niềm tin mãnh liệt vào quyền lực của sắc đen thăm thẳm từ viên đá đen kì diệu bởi nó chứa đựng những sức mạnh đặc biệt có thể hoá giải mọi mâu thuẫn và dung hoà những mặt đối lập giữa vạn vật của tạo hóa.

Thuật phong thủy lại tin rằng, sở hữu kim cương đen là bạn đang sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ và vĩnh cửu của đất và nước (trong ngũ hành màu đen thuộc hành thủy) - nguồn năng lượng được coi là sẽ đem lại tiền tài, danh vọng và quyền uy cho người sở hữu. Bởi thế từ lâu kim cương đen đã trở thành món trang sức biểu trưng cho vị thế hoàng tộc, là niềm kiêu hãnh của các bậc vương tôn và là viên đá màu nhiệm giúp đem lại may mắn trong kinh doanh của các thương gia.

Riêng trong lĩnh vực thời trang, các thương hiệu cao cấp hay các nhà thiết kế nổi tiếng đều coi kim cương đen như một cứu cánh để cho ra đời những sản phẩm xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu - những món đồ được sản xuất với số lượng vô cùng giới hạn để trở thành những tuyệt phẩm. Từ chiếc túi Cleopatra của Lana Marks đính 1.500 viên kim cương đen và trắng có giá 100.000$, hay chiếc áo ngực trị giá 5.000.000$ của Victoria Secret được kết từ 3.900 viên đá quý trong đó chủ yếu là kim cương đen với điểm nhấn là cặp kim cương đen nặng 100 carat cho đến những chiếc điện thoại của Goldvist hay Vertu cũng phải nhờ tới sức cuốn hút huyền bí và mạnh mẽ của kim cương đen để đưa sản phẩm của mình lên vị trí độc tôn trong lãnh địa những tuyệt phẩm xa xỉ nhất…

Khoác lên mình màu đen – màu của màn đêm huyền bí, của vũ trụ bao la hay biển sâu thăm thẳm... kim cương đen mang đến cho người ta cảm nhận về một phong thái lịch lãm, sang cả, quyền uy và rất thời thượng cùng một chiều sâu và sức lôi cuốn rất khó diễn tả - một vẻ đẹp tổng hòa của tất cả mọi vẻ đẹp. Hàng ngàn năm qua niềm say mê ấy vẫn không hề thay đổi, kim cương đen đang ngày càng trở nên quý hiếm và vẫn luôn là một trong những món trang sức huyền bí tượng trưng cho quyền uy và sự giàu sang

Hãy đọc và suy ngẫm để bạn thấy được cách nhận biết kim cương thô & kim cương đen đúng nhất và rất đơn giản. Nó giúp bạn phân biệt khá rõ ràng về loại phụ kiện trang sức vô cùng trị giá này.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Thực hiện các phép thử đơn giản tại nhà

  1. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    1

    Nhìn viên đá từ trên xuống và đếm các cạnh. Kim cương có cấu trúc tinh thể lập phương, trong khi các viên đá tương tự như thạch anh có hình lục giác. Hãy nhìn xuống phần đỉnh của viên đá và đếm số cạnh. Nếu bạn đếm được 4 cạnh thì có khả năng viên đá đó là kim cương. Nếu có 6 cạnh, nó có thể là thạch anh.[1]

    • Quan sát bằng mắt là một cách nhanh chóng để loại trừ các loại đá quý khác nhưng không phải là phương pháp thử chính xác.
    • Nếu bạn nhìn thấy 4 cạnh của tinh thể, hãy sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định chắn chắn nó là kim cương.

    Kim cương có thể có nhiều hình dạng, nhưng phổ biến nhất là khối 12 mặt như hình kim tự tháp có các tầng được xếp chồng lên nhau.

    Cách nhận biết kim cương đen thô

    Kennon Young

    Chuyên gia giám định đá quý

    Kennon Young là chuyên gia giám định đá quý tốt nghiệp từ GIA và là kỹ thuật viên trang sức bậc JA. Ông nhận được chứng chỉ cao nhất trong ngành thẩm định trang sức, Chuyên gia Thẩm định Đá quý ASA vào năm 2016.

    Cách nhận biết kim cương đen thô

    Kennon Young
    Chuyên gia giám định đá quý

  2. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    2

    Chà viên đá vào một mẩu đá corundum. Corundum là một loại đá khác có độ cứng kém hơn kim cương một chút. Bạn có thể mua một mẩu đá corundum giá rẻ hoặc mua bộ thử khoáng chất có corundum trong đó. Giữ chắc mẩu đá corundum trên mặt bàn và chà viên đá nghi là kim cương vào đá corundum. Nếu có vết trầy xước hiện trên đá corundum thì viên đá đang thử là kim cương. Nếu không có vết nào thì viên đá đó là một khoáng chất khác.[2]

    • Thang độ cứng Mohs xếp hạng các loại khoáng chất dựa vào độ cứng của chúng. Kim cương được xếp vào hạng 10 trên thang độ cứng, và corundum nằm ở hạng 9. Điều này giải thích vì sao nó tạo ra vết trầy khi bạn chà hai loại đá vào nhau.

  3. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    3

    Sử dụng bút thử kim cương thay cho phép thử trầy xước. Bạn có thể mua bút thử kim cương trên mạng. Kiểm tra đèn màu xanh lá để đảm bảo thiết bị đầy pin. Ấn đầu bút thử vào viên đá nghi là kim cương. Nếu bút thử phát ra tiếng kêu và đèn sáng lên thì viên đá đó là kim cương. Nếu không, nó có thể là một loại đá quý khác.[3]

    • Bút thử kim cương sử dụng tính dẫn điện và dẫn nhiệt để xác định một viên đá quý liệu có phải là kim cương không.
    • Bút thử kim cương loại rẻ có thể không chính xác bằng các model đắt tiền hơn.
    • Đọc nhận xét của khách hàng trước khi bạn mua bút thử kim cương.

Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 3:Thực hiện phép thử tỷ trọng

  1. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    1

    Cân viên đá bằng cân điện tử và ghi lại trọng lượng của nó. Bạn có thể mua cân điện tử trên mạng. Đặt viên đá lên mặt cân và ghi lại trong lượng cân được vào một mảnh giấy.[4]

    • Một số loại cân điện tử chính xác hơn các loại khác. Bạn nên tìm loại cân có ít nhất 2-3 vạch thập phân sau một số nguyên.

  2. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    2

    Rót nước vào một chiếc cốc và chỉnh cân về số 0. Rót nước vào cốc giấy hoặc cốc nhựa sao cho đủ ngập viên đá. Sau đó, bạn đặt chiếc cốc đựng nước lên cân và ấn nút “tare” (trừ bì) để trả màn hình về số 0.[5]

    • Đưa cân về lại số 0 là để xác định tỷ trọng của viên kim cương mà không tính trọng lượng của cốc và nước.
    • Nếu không có cốc nhựa, bạn cũng có thể dùng hộp Tupperware nhẹ hoặc bát nhựa.
    • Đảm bảo vật đựng không thò ra ngoài mép cân.

  3. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    3

    Quấn một chiếc kẹp giấy quanh viên đá để bạn có thể giữ được trên không. Để xác định tỷ trọng của viên đá, bạn phải giữ viên đá lơ lửng trong nước mà không chìm dưới đáy hoặc chạm vào thành cốc. Bẻ thẳng một chiếc kẹp giấy và quấn một đầu xung quanh phần rộng nhất của viên đá cho chắc. Cầm đầu kia nhấc lên để viên đá lơ lửng trong nước.[6]

  4. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    4

    Dìm viên đá cho ngập hẳn trong nước và ghi lại trọng lượng. Cầm đầu kia của chiếc kẹp giấy dìm viên đá vào cốc nước, đảm bảo viên đá không chạm vào thành cốc hoặc đáy cốc. Ghi lại trong lượng cân được vào cùng tờ giấy bạn đã ghi trọng lượng của viên đá trước đó.[7]

    • Nếu bạn để viên đá chạm vào đáy cốc hoặc thành cốc, chiếc cân sẽ cho ra số đo không chính xác.
    • Trọng lượng của đầu kẹp giấy không đáng kể.

  5. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    5

    Chia trọng lượng của viên đá cho trọng lượng của chính nó trong nước. Khi chia trọng lượng của viên đá cho trọng lượng của nó lơ lửng trong nước, bạn sẽ có tỷ trọng của viên đá. Kim cương có tỷ trọng 3,5 – 3,53 g/cm3. Nếu kết quả của phép tính nhỏ hơn con số này thì viên đá đó là một loại đá quý khác. Nếu kết quả tính được gần với con số này thì rất có thể viên đá của bạn là kim cương.[8]

    • Ví dụ, nếu viên đá nặng 12,6 g và trọng lượng của nó trong nước là 4,8 g, kết quả phép tính sẽ là 2,625, xấp xỉ với tỷ trọng của thạch anh, không phải kim cương.[9]

  6. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    6

    Xác định xem tỷ trọng của viên đá có nằm trong khoảng 3,5 – 3,53 g/cm3 không. Có thể bạn đang có trong tay viên kim cương nếu phép tính cho ra con số nằm trong khoảng 3,5 – 3,53g/cm3. Ví dụ, nếu viên đá của bạn nặng 16,84 g và trọng lượng đá trong nước là 4,8 g, bạn sẽ làm phép tính 16,84 g/4,8 g =3.51 g/cm3. Kết quả này chứng tỏ viên đá của bạn có tỷ trọng khớp với tỷ trọng của kim cương.

    • Nếu bạn xác định rằng mình thực sự có viên kim cương, hãy đem nó đến chuyên gia giám định đá quý.

Phương pháp 3 Phương pháp 3 của 3:Thực hiện các phương pháp kiểm tra khác

  1. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    1

    Xác định xem viên kim cương đó có nguồn gốc ở gần các ống kimberlite không. Ống kimberlite là loại đá núi lửa, hình thành từ đá magma nóng chảy và có thể được tìm thấy bên dưới mặt đất. Kim cương tự nhiên phần lớn được phát hiện ở những ống kimberlite. Nếu viên kim cương của bạn có xuất xứ từ một ống kimberlite thì khả năng cao nó là kim cương mà không phải là loại đá khác.[10]

    Cách nhận biết kim cương đen thô

    Kennon Young

    Chuyên gia giám định đá quý

    Kennon Young là chuyên gia giám định đá quý tốt nghiệp từ GIA và là kỹ thuật viên trang sức bậc JA. Ông nhận được chứng chỉ cao nhất trong ngành thẩm định trang sức, Chuyên gia Thẩm định Đá quý ASA vào năm 2016.

    Cách nhận biết kim cương đen thô

    Kennon Young
    Chuyên gia giám định đá quý

    Kim cương cũng có thể được tìm thấy trong nước. Kim cương được phát hiện trong các craton, phần nền cổ xưa nhất của vỏ trái đất. Kim cương cũng có thể trồi lên từ các craton và trôi theo các dòng nước, do đó chúng cũng được tìm thấy trong các dòng nước hoặc trong đại dương ở cuối dòng nước.

  2. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    2

    Dùng kính hiển vi hoặc kính lúp có độ phóng đại 10x để quan sát viên đá gần hơn. Kính lúp là một loại kính phóng đại đặc biệt của thợ kim hoàn. Đặt viên kim cương dưới kính lúp hoặc kính hiển vi để tìm các cạnh tròn có các hình tam giác lõm nhỏ li ti. Mặt khác, kim cương hình khối có các hình bình hành hoặc các hình vuông xoay. Kim cương thật trông như có một lớp sáp vaseline bao bọc bên ngoài.[11]

    • Kim cương đã được cắt gọt sẽ có các cạnh sắc sảo.

  3. Cách nhận biết kim cương đen thô
    Cách nhận biết kim cương đen thô

    3

    Đem kim cương đến chuyên gia để đánh giá nếu bạn vẫn không chắc. Nếu bạn đã thực hiện các phép thử và cho rằng viên đá mà bạn có trong tay là kim cương, hãy đem nó đi giám định để đảm bảo nó là thật. Nếu ở Mỹ, bạn cũng có thể được cấp gấy chứng nhận xác thực và số báo cáo cụ thể thông qua GIA (Viện ngọc học Mỹ) hoặc một tổ chức thẩm định kim cương khác.[12]

    • Đem kim cương đi giám định là cách chắc chắn nhất để xác định một viên đá có phải là kim cương không.

Tìm hiểu về kim cương đen

Kim cương đen là một dạng hình thù cứng nhất và không tinh khiết của kim cương bao gồm cả than chì, carbon và kim cương.

Do đặc thù cấu tạo từ nhiều chất nên kim cương đen tự nhiên thường có màu mờ đục, bề mặt rỗ, xốp và rất khó để chế tác, đánh bóng. Loại kim cương này được hình thành ở vụ nổ sao bằng và rơi xuống trái đất theo các cơn mưa thiên thạch và có ý nghĩa như báu vật của chúa trời. Cũng bởi vì vậy mà loại kim cương này rất khó để chế tác và đánh bóng.

Sau khi chế tác kim cương đen vẫn chứa rất nhiều khiếm khuyết trên bề mặt, đồng thời nó có màu đen mở đục mà hầu như ánh sáng không xuyên qua được. Chính vì vậy mà người ta đã tạo ra loại kim cương trong suốt bằng cách chiếu xạ những viên kim cương màu khác để làm cho chúng có màu thật tối mà khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy chúng có màu đen.

Ở cả hai loại kim cương này sẽ có giá trị cao và rất quý hiếm. Theo đó người sử dụng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của bản thân. Đối với những người yêu thích vẻ đẹp huyền bí, tin vào những giá trị tâm linh của kim cương đen thì sẽ lựa chọn một viên kim cương đen tự nhiên để làm vật may mắn cho mình. Còn những người muốn món trang sức quý giá, đắt tiền và sở hữu một vẻ đẹp kì diệu, sẽ đem đến cho người ta cảm giác đặc biệt, quý phái, quyền uy và sang trọng thì sẽ phù hợp với những viên kim cương đen chiếu xạ.

Kim cương đen và kim cương không màu có chung cấu trúc cơ bản. Tuy nhiên, Kim cương đen thể hiện một điểm kỳ dị đặc biệt, màu đen là kết quả của sự bao gồm than chì cảm ứng trong quá trình hình thành kim cương dưới bề mặt Trái đất.

Kim cương đen tự nhiên sẽ thể hiện được cấu trúc đa tinh thể, điều này tạo ra màu đen mờ mà hầu như sẽ không có sự phản chiếu. Chính sự kết cấu thành phần bao gồm than chì là khía cạnh duy nhất phân biệt Kim cương đen với bất kỳ kim cương nào khác.

1. Cách nhận biết kim cương thô

1.1. Kim cương thô là gì?

Kim cương thô là loại kim cương tự nhiên chưa qua xử lý cắt gọt, đánh bóng. Nó đã phải trải qua quá trình hàng tỷ năm dưới lòng đất mới đủ điều kiện để thay đổi cấu trúc phân tử. Với độ cứng 10/10 (thang đo Mohs) nên nó thường được sử dụng trong việc chế tác trang sức, máy móc (làm mũi khoan/mài).

Our Light (khối lượng 1.109 carat) hiện là viên kim cương thô lớn nhất thế giới còn tồn tại. Trước đó, đã từng có viên kim cương lớn hơn. Chính là Cullinan (Cullinan Diamond) nặng 3,106.75 carat (621,35g) được tìm thấy ở Nam Phi vào năm 1905. Nhưng sau này đã bị cắt thành 105 viên kim cương khác nhau. Trong số đó đã được đính lên vương miện của Nữ hoàng Anh.

1.2. Hình dạng kim cương thô

Cách nhận biết kim cương đen thô

Kim cương thô hầu hết đều khá nguyên sơ khi vừa khai thác. Chúng có hình tam giác hoặc các khối lập phương với nhiều kích cỡ khác nhau. Nhưng điểm chung là còn lẫn nhiều tạp chất, chưa mang lại vẻ sáng bóng, rực rỡ như những món trang sức ngoài cửa hàng.

1.3. Kim cương thô giá bao nhiêu?

“Ngọc không mài không sáng” và kim cương thô cũng vậy. Sau khi chế tác, gia công tỉ mỉ của những nghệ nhân kim hoàn lành nghề thì mới có được vẻ đẹp hoàn mỹ. Tuy giá thấp hơn kim cương đã tinh chế nhưng kim cương thô vẫn vô cùng quý hiếm và đắt đỏ. Bởi phải khai thác 250 tấn đất đá, mới tìm thấy được 1 carat kim cương.

Ví dụ như viên kim cương thô Our Light có giá trị tới 53 triệu USD. Tức là 47.777 USD cho mỗi carat. Thực tế, tùy từng công ty thu mua sẽ có mức giá khác nhau. Và việc định giá chính xác cần những người có kinh nghiệm lâu năm. Cũng như công nghệ giám định độ quang học, độ tinh khiết,…

Thông thường, mỗi một viên kim cương thô sẽ có giá thấp hơn 30 – 40% kim cương đã được chế tác. Bởi sau mỗi lần cắt, khối lượng của chúng lại hao hụt đi khá nhiều.

Kim cương thô, tự nhiên là gì?

Quá trình hình thành nên kim cương được bắt đầu tại khu vực bên trong lòng đất với độ sâu từ 90-140m bên dưới bề mặt của trái đất. Thành phần chính của kim cương được hình thành trong tự nhiên chỉ có một chất duy nhất đó chính là carbon hay còn gọi là than đá.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nói than đá làm nên kim cương thay vào đó là nhiệt độ cực cao và áp suất sâu trong lòng đất khiến các nguyên tử carbon kết hợp với nhau trong một cấu trúc hữu cơ rất đặc biệt sau đó được nguội đi nhanh chóng tạo ra thành phẩm là cái tinh thể được gọi là kim cương tự nhiên.

Kim cương thô là kim cương không bị mài mòn hay đánh bóng, nhìn chung là phải không bị thay đổi bất kỳ tính chất nào sau khi được khai thác. Hiện nay, kim cương thô ít được bày bán trong các cửa hàng trang sức tại Việt Nam, đa số chúng ta chỉ có thể tìm được những mẫu đã được cắt để làm cho chúng lấp lánh nhiều mặt và có một hình dạng nhất định để dễ dàng trong việc định giá.

Kim cương thô, tự nhiên có màu gì?

Chính những nguyên tố vi lượng đã tạo cho kim cương thô từ tự nhiên có nhiều màu sắc đặc biệt, chúng có thể được chia làm hai loại màu kim cương có trong bảng màu D-Z mà màu kim cương không có trong bảng màu D-Z.

Cách nhận biết kim cương đen thô
Cách phân biệt kim cương thô và tự nhiên

Trong tự nhiên kim cương thường có màu trắng hoặc không màu, tuy nhiên trên thực tế những viên kim cương không màu lại cực kỳ hiếm vì chúng có xu hướng bị chuyển sang màu vàng theo cường độ đậm nhạt khác nhau, được phân theo cấp độ bảng màu D-Z D trong đó những viên kim cương thô có màu trắng nhất dường như là không màu được xem là hiếm nhất và có giá trị đắt nhất so với những viên kim cương khác có sắc vàng, sắc vàng càng đậm thì giá trị càng giảm và thấp nhất trong bảng là Z khi viên kim cương vàng đậm nhất vì nó tạo nên cảm giác kim cương bị đục và kém đi độ tinh khiết.

Ngoài ra những viên kim cương có màu sắc đặc biệt do một vài nguyên tố vi lượng hiếm gặp tạo thành không thuộc bảng màu D-Z được gọi là kim cương có màu đặc biệt- Fancy Color, khác với màu vàng của kim cương thì những màu sắc khác thường càng đậm thì lại tạo nên giá trị càng cao cho kim cương vì chúng vô cùng hiếm gặp đó có thể là màu hồng, xanh dương, xanh lá cây,…

Kim cương thô, tự nhiên có trong suốt không?

Độ tinh khiết hay độ trong suốt của kim cương được xem là thước đo giá trị tốt nhất cũng như thước đo về số lượng và kích cỡ của các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương, đó có thể là các tạp chất, vết bẩn, và bọt bong bóng,…

Đối với đa số các viên kim cương thô có các khiếm khuyết này chỉ ở mức hiển vi và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của kim cương, khác với những người mua thông thường các chuyên gia và nhà nghiên cứu khá quan tâm đến vấn đề này nhằm xác định giá trị cho viên kim cương.

Kim cương thô, tự nhiên có hình dạng gì?

Kim cương thô sau khi được khai thác có thể ở nhiều hình dạng khác nhau trong đó tinh thể đôi và tinh thể bát diện là hình dạng phổ biến nhất khi kim cương chưa được mài dũa gia công để có được hình dạng thống nhất.

Ngoài ra sau khi được khai thác kim cương tự nhiên thường có một lớp vỏ giày mờ đục rất khó để quan sát bên trong, đối với những viên kim cương lớn thì hình dạng chưa ổn định rõ ràng, khá thô.

Cách nhận biết kim cương đen thô
Cách phân biệt kim cương thô và tự nhiên

Kim cương đen là gì? Tổng quan và phân loại

Cách nhận biết kim cương đen thô

Kim cương đen

Không giống các loại kim cương khác, kim cương đen được cho là hình thành do thiên thạch va chạm với trái đất, và có thể phân loại như sau:

Nội Dung Bài Viết

    • Kim cương đen tự nhiên
    • Kim cương đen chiếu khúc xạ
    • Kim cương đen được xử lý với nhiệt độ cao
  • Kim cương đen có đắt không?
  • Kim cương đen tượng trưng cho điều gì?
  • Nguồn gốc kim cương đen?
  • Các đặc điểm riêng để đánh giá kim cương đen
    • Độ tinh khiết (Clarity)
    • Độ không màu
    • Tỷ trọng carat:
  • Các câu hỏi thường gặp về kim cương đen
    • Kim cương đen có phải là kim cương thật không?
    • Kim cương đen có đắt không?
    • Làm cách nào để biết viên kim cương đen là thật?

Kim cương đen tự nhiên

Ngoài kim cương trong suốt đã quá nổi tiếng, còn có các loại kim cương màu khác như kim cương đỏ, vàng, xanh, hồng … và màu đen chính là một trong số các loại màu của kim cương màu.

Có những viên kim cương đen tự nhiên không qua khâu xử lý nào. Đây chính là kết quả của nhiều tạp chất tồn tại và dày khít trong viên đá. Tuy nhiên, hầu hết các tạp chất này là than chì. Do chứa nhiều tạp chất tối màu này nên kim cương đen tự nhiên chủ yếu có màu đục. Ngoài ra, đặc điểm này cũng khiến viên kim cương rất dễ bị vỡ và khó cắt nên tiêu tốn rất nhiều công sức để đánh bóng, cắt và hoàn thiện.

Kim cương đen tự nhiên cực kì hiếm gặp, chủ yếu được tìm thấy ở vùng trung tâm Châu Phi và Brazil.

Cách nhận biết kim cương đen thô

Korloff Noir – viên kim cương đen tự nhiên 88 carat độc đáo nhất thế giới – hiện đang được trưng bài ở Thượng Hải, Trung Quốc

Kim cương đen chiếu khúc xạ

Loại kim cương này trải qua quá trình xử lý bức xạ tổng thể để làm cho chúng có màu đen. Tuy nhiên, thực tế loại kim cương này có màu xanh lục đậm. Để quan sát chính xác màu xanh lá này, một sợi quang (ánh sáng) sẽ được đặt gần một cạnh mỏng của viên kim cương (Chẳng hạn như Viền cạnh hoặc Chóp đáy). Điều này giúp tia sáng chiếu xuyên vào bên trong viên đá và phản quang ra bên ngoài. Màu xanh lục đậm thường thấy ở những viên kim cương đen được chiếu khúc xạ chứ chưa từng thấy ở loại tự nhiên.

Kim cương đen được xử lý với nhiệt độ cao

Phần lớn chủ yếu là kim cương trắng, kim cương xám, kim cương nâu với rất nhiều tạp chất bên trong. Những viên kim cương này được đưa vào buồng môi trường có áp suất và nhiệt độ cao, hay còn lại là HPHT (high pressure and high temperature) cùng với carbon đen và được xử lý để biến thành màu đen tuyền tuyệt đối. Sau khoảng 24 giờ, những viên kim cương được lấy ra và làm sạch bằng axit.