Cách loại độc hóa chất trong trái cây năm 2024

- Những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều loại trái cây được bảo quản bằng hóa chất, nên để qua thời gian rất lâu vẫn giữ được vẻ tươi ngon, không bị khô héo, hư hỏng. Tuy nhiên, các loại trái cây này tiềm ẩn nguy cơ độc hại khôn lường cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Là một phụ nữ nội trợ giỏi, thường mua trái cây về cho các thành viên trong gia đình bồi dưỡng, nhưng gần đây, chị Nguyễn Thanh Thúy (Thanh Xuân, Hà Nội) dường như bỏ hẳn thói quen đó, dù vẫn rất muốn chồng, con mình được ăn thêm trái cây tráng miệng để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi được hỏi nguyên nhân, chị Thúy cho biết: Hơn 3 tháng trước, có lần chị mua 3 kg táo ở chợ Phùng Khoang (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho cả nhà ăn. Tuy nhiên, vì mua nhiều hoa quả khác nhau nên có mấy trái táo chưa ăn đến, để khá lâu nhưng vẫn cứ tươi ngon như lúc mới mua, chị bèn cất đi mấy trái xem thử. Chị rất ngạc nhiên bởi để đến nay vẫn thấy các trái táo tươi nguyên như cũ, không hề khô héo chút nào. Đi hỏi một người bạn làm bác sỹ, chị được cho biết đó là táo đã được ngâm tẩm, xử lý bằng các loại hóa chất. Người bác sĩ cũng cho biết, đã là hóa chất thì chắc chắn sẽ độc hại và gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Sau buổi hôm đó, chị Thúy không bao giờ mua táo nữa. Tuy nhiên, khi đọc báo, chị mới biết, không chỉ có táo, các loại hoa quả khác như cam, quýt, lê, nho... thậm chí đến chuối cũng được nhiều người bán xử lý bằng hóa chất. Thế là chị Thúy phát hoảng, không còn dám chọn mua hoa quả cho gia đình bồi dưỡng nữa...Cũng như chị Thúy, bác Trần Thị Tuyết Nhung (ngõ Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) cũng gần như đoạn tuyệt với thói quen mua trái cây. Trao đổi với chúng tôi, bác Nhung cho biết: Nhà bác vốn gần chợ Văn Chương, nơi bán nhiều loại hoa quả. Qua thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như qua trao đổi với bạn bè, cộng với những kiến thức thu nhận được khi đọc báo, xem ti vi, bác biết nhiều loại trái cây hiện nay bị người bán thiếu lương tâm ngâm tẩm, bơm các loại hóa để giữ vẻ ngoài tươi ngon lâu hơn. Nhưng khi người tiêu dùng ăn vào sẽ rất độc hại, thậm chí sinh rất nhiều bệnh tật cho cơ thể. Trong khi đó, để phân biệt hoa quả có bị ngâm, tẩm hóa chất hay không bằng mắt thường rất khó. Vì vậy, khi mà các ngành chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để hiện tượng này, tốt nhất là tạm thời không dùng các loại hoa quả nữa để tránh gây hại cho sức khỏe.Trò chuyện với một số người nội trợ tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy khá nhiều người cũng đồng quan điểm với bác Trần Thị Tuyết Nhung. Thực tế là hiện nay đang có rất nhiều loại trái cây ngâm, tẩm hóa chất độc hại được bày bán nhiều nơi, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn có nhiều người “vô tư” mua về để ăn, mà không hề biết đến tác hại của nó. Đây là một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm.

Khó phân biệt hoa quả có bị ngâm, tẩm hóa chất hay không bằng mắt thường. (Ảnh: Hải Yến)

Theo GS.Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tình trạng ngâm, tẩm hóa chất cho các loại hoa quả hiện nay là khá bừa bãi và khó kiểm soát. Trong đó, có nhóm hóa chất Auxin rất nguy hiểm, thường được dùng trong thành phần thuốc diệt cỏ, mà nhiều người bán hoa quả, trái cây pha với tỷ lệ khoảng 10 phần triệu, rồi cho ngâm hoặc phun vào hoa quả để giữ được tươi rất lâu. Nếu ăn các loại hoa quả này, người tiêu dùng sau một thời gian có thể bị mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có cả bệnh ung thư.

Không chỉ bảo quản, người ta còn dùng hóa chất để kích thích cho các loại hoa quả chín nhanh. Trong một đợt khảo sát về an toàn thực phẩm đầu năm 2015, các nhà chuyên môn thuộc Đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện nhiều người buôn bán dùng các loại hóa chất như Etherel, Flodimex, Ethephon để tiêm vào các loại hoa quả như mít, sầu riêng... nhằm làm cho hoa quả chín nhanh. Qua phân tích cho thấy, nếu bị kích thích chín nhanh, hoa quả sẽ bị suy giảm về mặt chất lượng, đặc biệt là nhiễm các loại vi khuẩn độc hại.Hoa quả được bảo quản, thúc chín nhanh bằng hóa chất, tuy độc hại với người tiêu dùng, nhưng như đã nói, lại rất khó phân biệt với loại không dùng hóa chất, vì vậy khiến người tiêu dùng khi đi chọn mua, cứ như bị lọt vào “ma trận”. Theo Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, giảng viên Khoa Công nghệ hóa học và Thực phẩm, Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, nếu chỉ nhìn bề ngoài, sẽ rất khó phân biệt trái cây có bị tẩm hóa chất hay không, chỉ khi bổ ra xem bên trong mới biết. Thạc sỹ Bùi Thị Minh Thủy cũng nhấn mạnh: Việc sử dụng hóa chất để bảo quản, thúc nhanh chín trái cây là vô cùng nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.Đồng quan điểm này, GS. Phạm Quang Thạch cho rằng: Nếu được dùng hóa chất bón thúc chín nhanh hoặc bảo quản, trái cây cũng đều giữ được màu vỏ tươi ngon, và rất khó phân biệt chúng có được bảo quản bằng hóa chất hay không. Cũng theo GS. Phạm Quang Thạch, khó có thể khuyến cáo người dân mua loại hoa quả nào, bởi không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chúng có được tẩm hóa chất hay không. Vì vậy, chỉ có thể khuyên người dân không nên mua các loại trái cây không rõ nguồn gốc. Điều quan trọng hơn cả là các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng các loại hóa chất bảo quản, thúc tăng trưởng trái cây, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.Có thể nói rằng, hiện nay, thực trạng hoa quả, trái cây bị ngâm tẩm, bảo quản bằng các loại hóa chất được bán khắp nơi đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, có cả các loại trái cây nhập lậu và trái cây trong nước. Thực trạng này gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội. Trong khi người buôn bán hoa quả hưởng lợi thì người tiêu dùng hoang mang, không dám tin dùng nhiều loại trái cây. Còn nhà nông - những người trồng trọt thì khó bán sản phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội...Các cơ quan chức năng cần kịp thời vào cuộc, có những chế tài, biện pháp xử lý nghiêm khắc, đủ mạnh nhằm hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng trên. Đồng thời, cần nhanh chóng kiểm tra, phát hiện và tuyệt đối cấm nhập lậu các loại trái cây không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được phép nhập, qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng./.