Cách liên hệ trong nghị luận xã hội

Văn nghị luận xã hội không khó như bạn vẫn nghĩ nếu có phương pháp học tập đúng và biết cách làm bài. Bài viết này bật mí những bí quyết đạt điểm tối đa trong bài văn nghị luận xã hội.

Văn nghị luận xã hội là bài văn bàn về các vấn đề xã hội. Nghị luận xã hội bao gồm: nghị luận về vấn đề xã hội (tệ nạn, cách sống, môi trường, thiên nhiên,...) và nghị luận về tư tưởng đạo lý (danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, thành ngữ,...). Mỗi bài văn nghị luận đều bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Học sinh hoàn toàn có thể áp dụng “công thức” viết bài dưới đây:

1, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

Phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ riêng của người viết, đây là chìa khóa cho toàn bộ bài văn. Phần mở bài gồm có 3 phần theo công thức gợi - đưa - báo, trong đó:

  • Gợi: gợi ý và dẫn dắt vấn đề

Học sinh có thể dẫn dắt theo cách đưa ra một vấn đề tương tự hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề muốn trình bày; dựa vào thông tin xuất xứ, đại ý đề đưa ra vấn đề (thường dùng cho tác phẩm, tác giả nổi tiếng); diễn dịch hoặc quy nạp.

  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận

  • Báo: Thể hiện vấn đề mình viết

2, Thân bài: Giải quyết vấn đề nghị luận

- Thân bài là tập hợp các đoạn văn nhằm giải quyết vấn đề chung, học sinh có thể tham khảo và trả lời các ý sau đây để hình thành các luận điểm cho thân bài:

  • Đối với bài văn giải thích: Học sinh tìm cách giải đáp câu hỏi Cái gì? Ở đâu? Thế nào? Nguyên nhân? Tại sao? Hậu quả.

  • Đối với bài văn chứng minh: Khai thác các mặt của vấn đề? Không gian xảy ra vấn đề? Giai đoạn của vấn đề? Thời gian vấn đề?

- Sau khi giải thích vấn đề, chúng ta cần phải có các dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề chúng ta vừa giải thích, đưa ra nguyên nhân, hậu quả,... Ở đây, chúng ta có thể sử dụng các dẫn chứng nổi bật trong nước, trên thế giới hoặc các dẫn chứng ở trong đời sống thực tại xung quanh. Dù là dẫn chứng nào cũng cần phải cụ thể và xác thực, không nên lấy dẫn chứng có tính chung chung. 

- Kết thúc phần chứng minh, bài văn nghị luận cần có phần bình luận để vấn đề nghị luận được nhìn nhận ở mức độ sâu sắc hơn. Học sinh có thể bình luận bằng việc mở rộng vấn đề, đưa ra đánh giá của cá nhân về vấn đề nghị luận, tuy nhiên sự đánh giá phải được nhìn nhận một cách xác đáng.

- Cuối cùng là phần liên hệ vấn đề nghị luận ở nhiều góc độ, có thể liên hệ đến nhận thức và hành động của cá nhân học sinh để bài văn nghị luận trở nên gần gũi và chân thực, gắn liền với hoạt động học tập cũng như đời sống hàng ngày. 

Cứ như vậy, các luận điểm và luận cứ sẽ được hình thành. Bám theo những câu hỏi và lưu ý này, học sinh sẽ không bị bỏ sót hay thiếu ý.

3, Kết bài

  • Tóm tắt vấn đề nghị luận

  • Rút ra kết luận và bài học

Ngoài ra, để bài văn có sức sáng tạo và nét riêng biệt, các em hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Hãy luôn cố gắng phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân trước bất kỳ sự việc hay câu nói của một ai đó. Đồng thời, cập nhập thông tin một cách thường xuyên, theo dõi tin tức nóng hổi để có những dẫn chứng xác thực. Đọc sách tham khảo cũng là một cách tích lũy kiến thức, khơi gợi sức sáng tạo, có sự so sánh, rèn luyện cách hành văn và phương pháp làm bài.

*Đối với bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

  • Giải thích ý nghĩa của câu nói bằng cách cắt nghĩa các từ khóa, từ then chốt theo ý hiểu của bạn.

  • Khẳng định tính đúng/sai bằng lời lẽ và soi xét vấn đề trên nhiều khía cạnh.

  • Lấy ví dụ, phân tích, chứng minh ý nghĩa của câu nói.

  • Liên hệ bản thân

  • Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

*Đối với bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống.

  • Nếu thực trạng hiện tượng.

  • Phân tích hiện tượng trong đời sống thực tế, chỉ ra nguyên nhân và hậu quả.

  • Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

  • Liên hệ với bản thân

  • Rút ra bài học cho bản thân và mọi người (phê phán và đưa ra lời khuyên)

Đề bài: Cách viết bài văn nghị luận xã hội

Mục Lục bài viết:
1. Dạng bài thường gặp
2. Các bước làm bài
3. Phương pháp làm bài

Cách viết bài văn nghị luận xã hội


Dạng bài nghị luận xã hội nhằm kiểm tra hiểu biết, vốn sống và những suy nghĩ của người học trước những vấn đề xã hội nổi bật. Văn nghị luận xã hội thường tập trung vào những vấn đề xã hội đang được quan tâm, những vấn đề mang giá trị giáo dục, hình thành, phát triển nhân cách cho con người. Qua việc nhận định, đánh giá những vấn đề xã hội, người học sẽ có thêm những nhận thức đúng đắn cũng như những kinh nghiệm sống cần thiết.


I. Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp

Có 2 dạng đề nghị luận xã hội thường gặp là:+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Là những hiện tượng xã hội nổi bật, đang được xã hội quan tâm.

Ví dụ: Hiện tượng hút thuốc lá, bạo lực học đường, mê tín dị đoan

+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:Là việc bàn luận, đánh giá về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, quan điểm nhân sinh.

Ví dụ: Lòng khoan dung, tình đoàn kết, nghị lực sống...


II. Các bước làm bài văn nghị luận xã hội

- Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biết được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.

- Bước 2: Lập dàn ýMục đích:+ Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.+ Giúp trình bày khoa học, mạch lạc với nội dung thống nhất.

+ Chủ động trong việc triển khai các ý chính/luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh được tình trạng lan man, dài dòng ở những nội dung chưa thực sự quan trọng.

- Bước 3: Viết bàiDựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:+ Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.+ Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.+ Lập luận chặt chẽ, cô đọng+ Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán...)

+ Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.


III. Phương pháp làm bài nghị luận với từng dạng đề cụ thể:


1. Nghị luận về tư tưởng đạo lí

a. Mở bài

Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần nghị luận (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc dẫn dắt qua một câu chuyện hay suy nghĩ của người viết).

Ví dụ:Đề bài: Nghị luận xã hội về hạnh phúc- Mở bài trực tiếp: Ai cũng hi vọng cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc, viên mãn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.

- Mở bài gián tiếp: Có những người dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để đi tìm câu trả lời cho sự hạnh phúc, nhưng đến cuối cùng khi gối đã mỏi, lưng đã còng, nhìn lại con đường mình đi qua họ lại chẳng cảm thấy bản thân mình đã đi đúng hướng. Cũng có những người sống đơn giản chỉ là sống và hưởng thụ cuộc đời, họ không quá kén chọn hay khắt khe về khái niệm hạnh phúc, thì đến khi tóc đã bạc, da đã có những vết đồi mồi họ lại mỉm cười thật mãn nguyện. Điều đó khiến chúng ta luôn có một thắc mắc hạnh phúc là gì, làm thế nào để hạnh phúc, hay tôi đã hạnh phúc chưa,... Đó luôn luôn là vấn đề nan giải, giống như khi người ta hỏi về tình yêu vậy, nhưng có lẽ hạnh phúc chỉ đơn giản là cách mà chúng ta nhìn nhận vấn đề và cuộc sống - Hạnh phúc sẽ đến từ tâm hồn của mỗi cá nhân.

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

b. Thân bài- Cắt nghĩa nội dung tư tưởng, đạo lí+ Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí+ Cắt nghĩa các từ ngữ, thuật ngữ, tìm ra nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn (nếu có).

+ Khái quát ý nghĩa chung của của tư tưởng, đạo lí hoặc trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy.

- Phân tích, chứng minh:+ Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí+ Chứng minh bằng những phân tích, dẫn chứng cụ thể

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.

- Bình luận, mở rộng, liên hệ thực tế+ Chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch đang tồn tại trong xã hội.+ Đưa vào những dẫn chứng cụ thể.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động.

c. Kết bài
- Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.


2. Nghị luận về một hiện tượng xã hội

a. Mở bài

Giới thiệu hiện tượng xã hội cần nghị luận

b. Thân bài- Giải thích ngắn gọn về hiện tượng của đời sống- Nêu thực trạng của hiện tượng trong đời sống- Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy đối với cuộc sống của con người.- Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội đang nghị luận (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).

- Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống.

c. Kết bài
- Khái quát về vấn đề đang nghị luận

Củng cố thêm những phương pháp làm bài cho những dạng đề tập làm văn mà các em chưa thực sự tự tin, bên cạnh bài Cách viết bài văn nghị luận xã hội trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Cách viết bài cảm nhận về một tác phẩm thơ, văn, Cách làm bài văn thuyết minh hay, Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao, Cách viết một bài văn miêu tả hay.

Nghị luận là nội dung tập làm văn quan trọng trong chương trình tập làm văn cấp THCS và THPT. Để tự tin khi làm bài văn nghị luận, đặc biệt là trong các bài kiểm tra, bài thi quan trọng, các em hãy cùng tham khảo bài Cách viết bài văn nghị luận xã hội mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu dưới đây nhé.

Cách làm bài văn Nghị Luận xã hội đạt điểm tối đa Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội, Văn 12 Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Nghị luận xã hội về tình bạn Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình

Video liên quan

Chủ đề