Cách đi buôn gà

Cách đi buôn gà
Nhờ nuôi gà, anh Trí đã vươn lên làm giàu - Ảnh: Tâm Ngọc

Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, anh Trí (31 tuổi, ở thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, H.Phù Mỹ, Bình Định) không khỏi chạnh lòng bởi có quá nhiều khó khăn: “Khi mới cưới ra riêng, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã. Tôi phải bươn chải đủ thứ nghề từ làm thợ hồ, đi biển, bán tạp hóa trước trường học để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Năm 2009, thấy nhiều trang trại nuôi gà cho thu nhập cao nên tôi quyết định thử sức”.

Anh Trí đi vay 25 triệu đồng rồi bắt đầu đầu tư chuồng trại, lặn lội lên trại gà giống Minh Dư (H.Tuy Phước, Bình Định) mua 200 con gà giống (5.000 đồng/con) về nuôi. Do mới nuôi, chưa nắm được quy trình, cách chăm sóc và phòng dịch, lứa gà đầu tiên anh Trí bị thua lỗ nặng. Nhưng anh không nản chí vì nghĩ người ta làm được thì mình cũng phải làm được. Bên cạnh việc xem lại quy trình nuôi, anh Trí bỏ nhiều thời gian đến các cơ sở khác tham quan và học hỏi kinh nghiệm.

Anh xây dựng chuồng nuôi gà giống theo kiểu chuồng sàn, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa mưa. Đồng thời, lắp đặt thêm hệ thống phun sương bằng nước sạch để làm mát cho gà vào những ngày nắng nóng. Nhờ vậy mà chất lượng con giống của cơ sở anh luôn đảm bảo, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, anh cũng đã tự mày mò trong 4 tháng tạo ra lồng ấp tự động có khả năng ấp khoảng 21.000 trứng/lần để nâng cao hiệu quả và công suất của việc ấp trứng (lúc trước anh dùng lồng ấp thủ công, công suất khoảng 5.000 trứng/lần ấp). Ngoài ra, anh còn thử mở nhạc cho gà nghe nên đàn gà nhà anh rất dạn dĩ, ít khi bay lộn xộn khi gặp người lạ.

Năm 2013, anh đầu tư 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại. Anh còn ra tận Hà Nội mua 500 con gà ta lai giống tốt để về nhân giống. “So với nuôi gà thịt thì nuôi gà giống tuy vất vả hơn ở khâu theo dõi và chăm sóc nhưng giá cả ổn định, độ rủi ro thấp, thu nhập lại cao hơn”, anh nói.

Mới chỉ 2 năm gầy dựng nhưng đến nay thương hiệu gà giống Minh Trí đã có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều người chăn nuôi “chọn mặt gửi vàng” đến mua con giống về nuôi.

Cơ sở của anh Trí hiện có 2 chuồng nuôi tổng diện tích trên 5.000 m2 với hơn 7.000 con gà thịt và 3.000 gà nhân giống, chủ yếu là giống gà ta lai. Mỗi năm anh xuất chuồng khoảng 15.000 con gà thịt; hơn 140.000 con gà giống cho các bạn hàng ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, các tỉnh Tây nguyên. Hằng năm, anh Trí có thu nhập trên 150 triệu đồng từ việc nuôi gà.

Tin liên quan

TTH - Dù kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm gì cũng phải hướng đến chất lượng, phụng sự khách hàng là tâm sự của Nguyễn Văn Lộc- Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Quốc Trung-về chặng đường khởi nghiệp cam go...

Cách đi buôn gà

Chăm chút từng chú gà VietGAP

Từ những thất bại

Thuở còn học cấp 1, Lộc được mẹ cho con gà mái, anh chăm chút nuôi. Sau những giờ đến trường, thời gian còn lại anh chỉ quanh quẩn với con gà. Đến thời kỳ sinh sản, anh lót ổ cho gà, những quả trứng trắng hồng dần đầy ổ rồi những chú gà con lần lượt ra đời. Chàng trai trở thành chủ nhân của đàn gà ấy, cho đến khi chúng lần lượt ra đi vì dịch bệnh. Đó cũng là lý do anh quyết định chọn theo học bác sĩ thú y.

Tốt nghiệp đại học năm 2004, anh được nhận vào làm tại Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam phụ trách kinh doanh thức ăn chăn nuôi khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định. Sau 3 năm làm việc, đi nhiều, gặp gỡ nhiều hộ chăn nuôi, Lộc nhận thấy giá gà thịt tại các tỉnh khác như Bình Định, Khánh Hòa thấp hơn nhiều so với thị trường Huế. Anh từ bỏ công việc chuyển sang ... buôn gà.

Lộc tìm đến những trang trại gà lớn tại Bình Định kết nối và đưa gà về Huế bán. Chuyến đầu tiên thử nghiệm anh chỉ lấy với số lượng ít về bỏ mối khá suôn sẻ nhưng tính toán chi phí lại chẳng lãi được là bao. Chuyến kế tiếp, anh nhập hàng nhiều hơn nhưng do không có địa điểm chăn thả trong thời gian phân phối lại thêm dịch bệnh, gà chết hơn phần nửa. Vốn liếng dành dụm trong suốt 3 năm đi làm vì thế mà "đổ xuống sông xuống biển".

Đi buôn bất thành, anh lại đầu quân cho Tập đoàn Japfa Comfeed với chức danh Giám đốc vùng từ Khánh Hòa đến Huế, rồi Giám đốc kinh doanh Công ty Lifesfood. Sau 4 năm làm việc tại Lifesfood, một lần nữa anh lại quyết định từ bỏ công việc theo nghề buôn gà. Lần này anh đầu tư hẳn khu nuôi nhốt, phương tiện vận chuyển, những chuyến đầu tiên tiền lãi thu được kha khá nhưng đến chuyến thứ 5 anh lại "bỏ của chạy lấy người" khi bị cạnh tranh không lành mạnh, vốn liếng dần cạn kiệt.

Nguyễn Văn Lộc trải lòng: Sau 2 lần buôn bán thất bại, nợ nần chồng chất, tôi nhận ra một điều “buôn có bạn, bán có phường”, buôn bán phải có tổ chức, có những người bạn tin cậy và có nơi, có chốn. Kinh doanh là một bài toán tập thể, không ai thành công khi đi một mình. Và một lần nữa anh chọn đầu quân cho Công ty 3F Việt, vừa lấy kinh nghiệm vừa có cơ hội tiếp cận với các đối tác mới.

Đến chuỗi sản xuất khép kín

"Sau thất bại, tôi tạm thời gác tất cả những ý tưởng kinh doanh, tập trung “cày” trả nợ. Cũng trong thời gian này, tôi nhận ra khu vực miền Trung có tiềm năng rất lớn trong chăn nuôi gà, đầu ra sản phẩm tại Huế cũng cao hơn từ 5-10 ngàn đồng/kg gà so với các địa phương lân cận. Nhưng nguồn cung con giống tại chỗ lại hoàn toàn không có, chủ yếu là các cơ sở nhỏ, gà con nhập từ các địa phương khác về có giá cao do tốn thêm chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng con giống. Cùng lúc 3F Việt đang có nhu cầu mở rộng thị trường, tôi mạnh dạn đề xuất hợp tác đưa 3F Việt ra thị trường Huế", Lộc nói.

Lộc liên hệ với nhiều địa phương xin thuê đất làm mặt bằng mở nhà máy. Nhờ sự hỗ trợ của huyện Quảng Điền, anh được thuê đất tại vùng cát Quảng Lợi mở nhà máy, đầu tư máy móc, nhân sự. Đến đầu năm 2017, sản phẩm gà giống 3F Việt chính thức hoạt động với dây chuyền gồm 12 máy ấp, 4 máy nở với công suất hơn 300.000 con gà giống các loại/tháng.

Bước khởi đầu thành công, gà giống xuất lò bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, thậm chí khách hàng phải đặt hàng trước nửa tháng đến 1 tháng mới có con giống cung cấp. Từ thành công này, Lộc lại bắt tay phát triển mô hình trang trại gà theo chuẩn VietGAP với mong ước khép kín quy trình "từ con giống đến bàn ăn".

Từ hệ thống trang trại sẵn có với quy mô 3ha tại Quảng Vinh, anh tiến hành cải tạo toàn bộ. Trang trại được phân theo 5 khu, ngay trục đường chính vào trang trại là khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm với diện tích gần 30m2. Tại đây, khách hàng và các đối tác có thể trực tiếp tham quan từ khâu chăn thả, giết mổ, đóng gói và chế biến sản phẩm. Để đảm bảo an toàn cho khu vực nuôi, hệ thống phun sát khuẩn, khử trùng được xây dựng. Khách muốn vào trang trại phải khử trùng toàn bộ, thay đồ bảo hộ, hạn chế mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào.

Và cái tâm trong từng sản phẩm

 "Muốn có sản phẩm sạch, phải có môi trường sạch, con giống sạch, thức ăn sạch, giết mổ và khâu phân phối phải đảm bảo sạch. Vì thế, chúng tôi tập trung xây dựng sản phẩm gà theo quy trình chuỗi khép kín từ con giống đến bàn ăn, cung cấp đến người tiêu dùng một sản phẩm đạt chuẩn ngay từ khâu nhỏ nhất", Lộc nói.

Hiện, mỗi con gà VietGAP của Quốc Trung khi xuất ra thị trường, người tiêu dùng đều có thể nắm được các thông tin từ trại bố mẹ, địa điểm ấp nở đến ngày xuất, úm, quá trình nuôi gà sử dụng thức ăn, những loại thuốc gì. Nhờ nuôi theo chuẩn VietGAP nên chất lượng thịt và các tiêu chí luôn đảm bảo.

Theo Lộc, trong kinh doanh, không thể cứ đi một mình trên một con đường, mà cần phải có những người đồng hành. Sự giúp đỡ qua lại giữa các cá nhân, đơn vị đối tác sẽ giúp DN đứng vững hơn. Tôn trọng đối tác cũng là tôn trọng chính mình. Và quá trình đưa sản phẩm gà VietGAP ra thị trường là minh chứng. Chúng tôi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng DN, những cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, đến những người bạn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

Cách đi buôn gà

Mỗi khi có xe chở vịt thịt vào chợ, các khách hàng, thợ buôn mổ lại tấp nập chạy đến chọn mua những con vịt đẹp nhất, ngon nhất.

Ông Lê Hùng Quang - Phó Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ cho biết, so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, những ngày này lượng gia cầm về chợ đầu mối giảm nhẹ, ở mức trên dưới 40 tấn/ngày. Trong đó, mặt hàng vịt thương phẩm chiếm nhiều nhất, đạt khoảng 15 - 20 tấn mỗi ngày, còn lại là gà và ngan.

Theo ông Quang, vào thời điểm này, mặt hàng gà thịt được giao dịch tại chợ sôi động nhất khoảng từ 18h đến 22h, còn các hàng vịt hoạt động sớm và đông khách mua nhất khoảng từ 14h đến 17h.

Ông Quang cho biết, hiện gà Mía Sơn Tây đang là một trong những loại gà có giá cao nhất, dao động từ 90.000 đồng đến trên dưới 100.000 đồng/kg, tùy loại trống, mái; gà ta lai có giá trên dưới 50.000 đồng/kg; gà công nghiệp đang bán với giá từ 24.000 đồng đến 28.000 đồng/kg.

Giá vịt thịt vẫn không có thay đổi nhiều mà vẫn giữ ở mức từ 28.000 đồng đến trên dưới 30.000 đồng, tùy loại giống; giá ngan dao động ở ngưỡng trên dưới 50.000 đồng/kg...

Cách đi buôn gà

Vào giờ giao dịch vịt thịt cao điểm khoảng 14h đến 17h, các chủ gian hàng, lái buôn hoạt động hết công suất để bán vịt cho khách. Các khách hàng được thoải mái lựa chọn vịt thịt với giá từ 27.000 đồng đến trên dưới 30.000 đồng/kg, tùy loại, trong đó có loại vịt bầu cánh trắng có giá cao nhất khoảng từ 30.000 đồng đến 32.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Cách đi buôn gà

Số lượng, mã cân, loại hàng... đều được các chủ gian hàng vào sổ, tính toán cẩn thận. 

Cách đi buôn gà

Có thời điểm hàng về nhiều quá tải các ki ốt, ban quản lý chợ phải phân luồng đưa các hàng vịt vào giao dịch tại các khu bán gà, ngan.

Cách đi buôn gà

Các con vịt super có giá bán trung bình từ 27.000 đồng đến 29.000 đồng/kg.

Cách đi buôn gà

 Vào giờ cao điểm, lối ra vào khu D (khu chuyên bán vịt, ngan) nêm chật kín người đi lại giao dịch và các xe hàng. 

Cách đi buôn gà

Vừa bán vịt tại gian hàng của gia đình, anh Lê Văn Tiến ở Thường Tín (Hà Nội) còn kiêm luôn cả vận chuyển hàng cho khách khi có nhu cầu. "Giá gia cầm hôm nay vẫn ở mức thấp, có thời điểm còn tiêu thụ chậm nhưng chúng tôi vẫn bán được trên 1 tấn vịt/ngày", anh Tiến nói.

Cách đi buôn gà

Các xe chở vịt thương phẩm vào ra liên tục tại chợ Hà Vỹ.

Cách đi buôn gà

 Riêng mặt hàng ngan có giá khoảng từ 45.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, tùy loại non, già.

Cách đi buôn gà

Bà Phạm Thị Hiền, một lái buôn nhỏ tại chợ dân sinh ở Thường Tín (Hà Nội) vui mừng vì mua được nhiều hàng gà, vịt với giá rẻ.

Cách đi buôn gà

Tại các gian hàng bày bán gà ở khu A, B trong chợ Hà Vỹ khá vắng khách mua hàng vào giờ cao điểm khoảng từ 17h đến 20h.

Cách đi buôn gà

Do gà bán khá chậm với giá thấp nên thay vì mua từ các thương lái trung gian, các chủ gian hàng ở chợ Hà Vỹ đã chủ động thuê xe đi các tỉnh thu mua gà. "Trực tiếp đi tìm mua chúng tôi chọn được hàng đẹp với trọng lượng gà ưng ý, về sẽ dễ bán hơn", bà Liên, chủ một gian hàng ở khu A chia sẻ.

Cách đi buôn gà

 Vào thời điểm này các loại gà Dabaco, gà mía Sơn Tây, gà Minh Dư... có trọng lượng dưới 3kg dễ tiêu thụ hơn.

Cách đi buôn gà

Trung bình mỗi ngày, chủ gian hàng gà lông trắng Lê Thị Oanh tiêu thụ khoảng trên dưới 1,6 tấn gà, với giá gà mái 24.000 đồng/kg, gà trống 28.000 đồng/kg. "Dù các bếp ăn, trường học nghỉ nhưng người mua gà lông trắng của tôi vẫn khá nhiều và chủ yếu là các thợ mổ bán nhỏ, lẻ, người dân thu nhập thấp và công nhân lao động chân tay", chị Oanh tiết lộ.

Cách đi buôn gà

 Để đảm bảo an toàn vệ sinh, dịch bệnh, các cán bộ liên ngành luôn túc trực làm nhiệm vụ thống kê, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, sát trùng các xe hàng ra, vào chợ Hà Vỹ.