Các trường hợp f mấy phải cách ly

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm có ý nghĩa quan trọng để khoanh vùng dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Cách xác định và những việc cần làm của F0, F1, F2, F3… liên quan dịch Covid-19 trong tình hình mới hiện nay theo khuyến cáo của Bộ Y tế  được xác định cụ thể như sau:

F0 - Là người được xác định dương tính với Covid-19. Những người này được cách ly, điều trị tại bệnh viện. F0 nên báo cho F1 về tình trạng của mình.

F1 - Là người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính với Covid-19 (F0): Hiện nay COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi), gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh). Dịch tiết này gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn.

Dịch tiết được xuất phát từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Bộ Y tế quy định F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.

Những người là F1 cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2 mét; báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ và đi cách ly tập trung 21 ngày. Những người là F1 tự báo cho F2 về tình trạng của mình.

F2 – Là người tiếp xúc gần với F1 trong vòng 2 mét, trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Những người F2 cần đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2 mét; báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc qua hệ thống hotline đã được Bộ Y tế công bố; chuẩn bị đồ, làm theo hướng dẫn cách ly tại nhà hoặc nơi quy định khác. Những người F2 tự báo cho F3 về tình trạng của mình.

F3 - Là người tiếp xúc với F2:  Cần đeo ngay khẩu trang, báo cho cơ sở y tế gần nhất, tự cách ly, theo dõi tại nhà, tự báo cho F4 về tình trạng của mình.

F4, F5 là người tiếp xúc với F3, F4: Những người này cần tự cách ly, theo dõi ở nhà, báo cho cơ sở y tế gần nhất.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với nhóm cách ly tại nhà, nơi lưu trú, cần lưu ý chấp hành cách ly đúng theo quy định, tốt nhất cách ly ở phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người bệnh được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. Phòng cách ly nên bảo đảm thông thoáng khí, thường xuyên vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.

Thường xuyên đo nhiệt độ ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác. Tự theo dõi sức khoẻ, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Hằng ngày, thông báo cho các bộ y tế  xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.

Báo ngay cho các bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công theo dõi khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

Những người cách ly tại nhà không được tự ý ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Người cách lý phải thu gom khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng, bỏ vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

Các chuyên gia y tế cũng lưu ý, người đang cách ly không ăn cùng với người khác trong gia đình, nơi lưu trú.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân khi có triệu chứng như sốt, ho, khó thở; có tiếp xúc gần với trường hợp mắc Covid-19 hoặc phải cách ly để theo dõi, hãy đến bệnh viện tuyến quận, huyện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời./.

Sưu tầm- Khuyến cáo của Bộ Y tế

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đang gia tăng. Đặc biệt, trong các trường hợp nhiễm mới có những trường hợp khi phát hiện đã có tình trạng lây nhiễm giữa người làm việc chung tại các công ty, tòa nhà văn phòng. Trước tình hình này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đã ban hành Công văn số 2490/TTKSBT-BTN ngày 11/6/2021 về việc hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc có ca bệnh COVID-19.

Khi gặp tình huống có ca bệnh COVID-19 (F0) xuất hiện tại công ty, tòa nhà văn phòng thì phải điều tra xác định người tiếp xúc với ca bệnh qua khai thác thông tin lịch trình làm việc của ca bệnh; lập danh sách người tiếp xúc qua truy xuất camera và các biện pháp điều tra dịch tễ khác. Đồng thời, phải phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ tòa nhà. Người lao động sẽ được trở lại làm việc khi cách ly đủ thời gian quy định và phải có xét nghiệm âm tính. 

Trường hợp tiếp xúc gần (F1 gần) là người cùng làm với F0 hoặc có tiếp xúc dưới 2 mét với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào ngày 1,5,10,15,20. 

Trường hợp tiếp xúc xa/nguy cơ thấp (F1 xa), người làm cùng tòa nhà văn phòng cùng thời gian với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần:  1,5,14

Người tiếp xúc với các F1 nguy cơ cao (F2) sẽ phải cách ly tại nhà kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần: ngày 1 và ngày 5

Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tại các tòa nhà, HCDC đề nghị các công ty, văn phòng thực hiện các biện pháp sau: Tăng cường lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào và sử dụng quạt tại phòng làm việc, phòng họp; Không tập trung quá 10 người trong 1 phòng làm việc; Luôn mang khẩu trang trong quá trình làm việc, hội họp; Tăng cường công tác vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc; Thực hiện khai báo y tế theo quy định, lập sẵn danh sách tất cả nhân viên, người lao động để thuận lợi trong truy vết phòng chống dịch. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch đến tất cả nhân viên tại nơi làm việc như quản lý, nhân viên, nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo trì. Bố trí xen kẽ các ca làm việc, thời gian bắt đầu và thời gian nghỉ để giảm số lượng nhân viên trong các khu vực chung. Đẩy mạnh họp trực tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết. 

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC)

Chi tiết cách thức phân loại các đối tượng cách ly (bắt buộc tập trung tại cơ sở y tế hay tại nhà) để ngừa lây nhiễm dịch Covid-19.

Chỉ cách ly với người nhiễm Covid-19 và người tiếp xúc gần

Chỉ cách ly tập trung với người nhiễm Covid-19 và người tiếp xúc gần

Thông tin mạng xã hội chia sẻ cách thức nhận diện, phân loại người có nguy cơ nhiễm Covid-19 từ F0 đến F4 để cách ly đang lan rộng khiến nhiều người hoang mang.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS.BS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết: "Mấy ngày nay rộ lên tình trạng mỗi nơi làm/áp dụng một kiểu xác định F1, F2, F3, F4... tìm người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị Covid-19 để đưa đi cách ly.

Nhiều trường hợp không xử lý đúng dẫn tới hiện tượng cách ly tràn lan làm người dân hoang mang, lo sợ bị chính quyền/cơ quan tới bắt đi bệnh viện hoặc cho nghỉ việc ở nhà....

Chẳng hạn phải cách ly ở nhà vì đến chơi căn hộ ở tầng 17 của một chung cư X mà nơi này tầng 23 có người Y đi cùng chuyến bay với ông Z bị nhiễm..!?!.

Rồi lo sợ phải khai báo những thông tin nhạy cảm như khai chi tiết lịch trình đi đâu, với ai, làm gì... Điều này có thể dẫn tới việc gia tăng sự sợ hãi, kỳ thị.

Hậu quả người dân có thể che giấu dịch, không khai báo với cơ quan chức năng, cử người khác đi cách ly thay (!)...".

Theo BS. Cường, trong văn bản cách ly và theo dõi sức khỏe phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế đã ghi rất rõ:

- Những người có tiếp xúc gần (nói chuyện, bắt tay, ăn uống cùng, đi cùng chuyến xe,...) với người nhiễm Covid-19 sẽ phải cách ly tại cơ sở y tế trong 14 ngày; Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.

- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày và thông báo cho chính quyền địa phương, phải giám sát chặt chẽ sức khỏe hàng ngày. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở lập tức thông báo tới đường dây nóng, đi khám và cách ly tại cơ sở y tế để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

- Những người có liên quan khác ngoài các trường hợp trên thì lập danh sách và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, thấy có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, hoặc khó thở thì chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Lưu ý những trường hợp nghi nhiễm có tiếp xúc gần, khi có dấu hiệu cần thông báo cho BV trước khi đến khám theo đường dây nóng và đến các BV có cơ sở cách ly đã được Bộ Y tế công bố để tránh lây lan ra cộng đồng (theo bảng dưới đây).

Danh sách các bệnh viện kèm số điện thoại, người nghi nhiễm cần liên hệ trước khi đi khám

Xét nghiệm âm tính lần 1, nếu xuất hiện triệu chứng ho sốt vẫn phải xét nghiệm lại

Theo bác sĩ Cường, những người đã có xét nghiệm Covid-19 (RT-PCR) âm tính lần 1 trong thời gian cách ly cũng chưa thật sự an toàn vì có thể đang trong thời gian ủ bệnh. Do đó, nếu sau đó xuất hiện triệu chứng, vẫn phải xét nghiệm lại.

Xét nghiệm Covid-19 không phải dạng test nhanh, không làm đại trà nên không phải ai muốn là cũng có thể xét nghiệm được. Bác sĩ sẽ chỉ định các trường hợp cần xét nghiệm.

Hà Nội tổ chức cách ly ra sao?

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tập trung điều tra dịch tễ để xác định các đối tượng tiếp xúc F1, F2, F3 với những ca bệnh Covid-19 đã được phát hiện, đồng thời tổ chức cách ly theo hướng nâng lên một cấp.

Quy trình phân loại cách ly với các ca nhiễm Covid-19 của Hà Nội

Cụ thể, đối với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh (F1) sẽ cách ly tại các cơ sở y tế;

Đối tượng tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) cách ly tại nhà có sự giám sát

Người liên quan (F3) khuyến cáo nếu xuất hiện biểu hiện ho sốt phải đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp, đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19 thì toàn bộ F2 phải chuyển lên F1 và cách ly tại cơ sở y tế, để tránh bỏ sót và ngăn ngừa việc lây lan trong cộng đồng.

Còn theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã và đang áp dụng cơ chế cách ly 4 vòng để phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, gồm:

Quy trình 4 vòng cách ly của Việt Nam

Vòng 1: Cách ly tại cơ sở y tế với các trường hợp nhiễm bệnh và người nhà đã tiếp xúc gần với bệnh nhân (cũng coi như là bệnh nhân).

Vòng 2: Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung dành cho người tiếp xúc gần với người nhà bệnh nhân hoặc bệnh nhân.

Vòng 3: Cách ly tại cộng đồng (tại nhà) đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, y tế.

Vòng 4: Cách ly cả một cộng đồng nếu có nhiều ca bệnh.

Video liên quan

Chủ đề