Các phương trình hóa học phản ứng 8 năm 2024

Các loại phản ứng hóa học lớp 8 là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 8 tham khảo. Các loại phản ứng hóa học lớp 8 thể hiện chi tiết lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Các loại phản ứng hóa học lớp 8 được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.

Các loại phản ứng hóa học lớp 8

I. Phản ứng hóa học là gì?

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng. Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.

Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm.

Lưu ý: Dấu "→" đọc là tạo thành (hay sinh ra)

Dấu " +" phía trước dấu "→" đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với).

Dấu " +" phía sau dấu "→" đọc là: và

Ví dụ: (1) Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxít

(chất tham gia) (sản phẩm )

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Oxi sinh ra lưu huỳnh đioxít

II. Các loại phản ứng hóa học lớp 8

1. Phản ứng hóa hợp

Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

SO3 + H2O → H2SO4

2. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 KCl + O2

CaCO3 CaO + CO2

2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O

3. Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải

4. Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

III. Bài tập các loại phản ứng hóa học

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

  1. Fe2O3+ 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
  1. H2SO4+ K2O → K2SO4 + 2H2O
  1. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
  1. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓

Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

  1. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
  1. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
  1. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2+ 2NO + 4H2O
  1. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag

Câu 3. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?

LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

  1. Định nghĩa

- Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

Quảng cáo

Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:

Khí hiđro + khí oxi → nước

- Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

H2 + O2 ---> H2O

- Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 ---> H2O thì

+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

\=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

- Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:

+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

\=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

- Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O

+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

\=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau

Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\to 2{{H}_{2}}O$

II. Các bước lập phương trình hóa họ

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Chú ý:

- Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai)

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe (đúng), không viết là 2Al, 3Fe

- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit (P2O5)

Hướng dẫn:

Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 ---> P2O5

Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:

P + O2 ---> 2P2O5

Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp

Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

III. Ý nghĩa phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Chủ đề