Đánh trống khai trường như thế nào là đúng năm 2024

Nhưng trang trọng nhất vẫn là nhịp ba hồi chín tiếng trống được đánh lên trong thời khắc khai trường. Ba hồi chín tiếng trống khai trường như một mốc đánh dấu chuyển giao giữa những ngày hè sân trường vắng vẻ với một năm học mới, với tiếng giảng bài của thầy của cô, tiếng nô đùa náo động khắp sân mỗi giờ ra chơi.

.jpg)

Tiếng trống khai trường đánh dấu một năm học mới bắt đầu

Trở lại với lễ khai trường, khi chiếc trống yên lặng suốt ba tháng hè nay được trang trí nào hoa, nào cờ, những dải băng đỏ trang trọng. Chiếc trống trường như được khoác lên mình tấm áo mới, đươc trân trọng trong ngày trọng đại. Sau những nghi lễ tổ chức, phát biểu của thầy và trò. Thầy hiệu trưởng sẽ dùng dùi trống đánh lên hồi trống khai trường. Hồi trống khai trường ba hồi chín tiếng. Khi thầy hiệu trưởng đánh hồi trống khai trường, là thời khắc tiếng trống trường đã điểm toàn bộ thầy cô, học trò cùng vỗ tay theo nhịp trống. Những tràng vỗ tay theo nhịp ba hồi chín tiếng dần dồn dập và kết thúc trong niềm hân hoan, lòng phấn khởi của thầy cô, nhà trường và các em học sinh.

Hồi trống khai trường như tiếp thêm sự tự tin và lòng quyết tâm cho học sinh trước khi bước vào năm học mới

Hồi trống khai trường luôn mang một ý nghĩa sâu sắc với toàn bộ thầy và trò trong lễ khai giảng. Ý nghĩa của hồi trống khai trường là đánh dấu một năm học mới, tiếp thêm sự tự tin, lòng quyết tâm cho các em học sinh trước khi bước vào năm học mới.

Kích thước trống trường

Nói thêm về chiếc trống trường. Trống trường học có mặt trống bằng da trâu. Da trâu rất dai, có độ đàn hồi lớn nên dùng làm mặt trống đánh tạo ra tiếng trống trầm vang, khí thế. Thân trống bằng gỗ mít không bị cong vênh do thời tiết, gõ dùi trống vào thân trống sẽ thấy được tiếng "gỗ mít gõ ít kêu nhiều". Tùy theo mỗi trường học mà người ta chọn mua trống trường khác nhau. Thường là phân cấp theo kích thước trống trường hoặc theo giá bán tống trường.

Cửa hàng bán trống trường TÂN VIỆT

Kích thước trống trường rất phong phú, trống trường thường dùng từ đường kính trống 40cm đến đường kính trống 90cm đã là rất to. Trống trường kích thước trống 40cm, đường kính mặt trống 44cm, kích thước mặt trống 48cm là dùng cho trường tiểu học diện tích trung bình. Trống trường cho trung học thì lớn hơn. Trống trường trung học hay dùng những chiếc trống có kích thước mặt trống là 48cm chiều cao tương ứng là 60cm. Trống kích thước 52cm chiều cao thân trống sẽ là 70cm. Trống trường kích thước 60cm thì chiều cao trống là 80cm. Các loại trống lớn hơn sẽ tùy vào khách hàng yêu cầu mà chọn kích thước phù hợp.

Khai giảng là thời khắc thiêng liêng. Đánh trống khai trường là khoảnh khắc gây nhiều xúc động. Chỉ những ai đã trực tiếp làm giáo dục, trực tiếp đứng lớp hay trực tiếp điều hành hoạt động của một nhà trường, thì mới cảm và thấm được ý nghĩa của tiếng trống khai trường.

Chính vì sự thiêng liêng đó mà nhiều thầy cô hiệu trưởng, dù năm nào cũng đánh trống khai trường, thì trước ngày khai giảng, vẫn dành thời gian để luyện tập lại, với mong muốn tiếng trống khai giảng sẽ thật ấm, thật vang, thật khí thế để khởi động một năm học mới.

Một số trường còn có thêm mục bình trống. Khi hiệu trưởng đánh trống khai trường, hiệu phó sẽ đọc một bài thơ bình trống, để hòa cùng tiếng trống đang giục giã, và gửi gắm những ước nguyện tốt lành cho một năm học mới.

Đó là một hình ảnh rất đẹp, như biểu tượng của một sự cộng tác, sự hỗ trợ và ghi nhận lẫn nhau giữa các thành viên ban giám hiệu khi năm học mới bắt đầu.

Vì thế, tiếng trống khai trường bao giờ cũng là điểm nhấn của buổi lễ, thăng hoa thành thời khắc thiêng liêng, trở thành biểu tượng của một năm học mới.

Tiếng trống khai trường chính là lời tuyên bố năm học mới chính thức bắt đầu.

Vấn đề là ai đánh trống?

Nếu như trước đây, việc đánh trống khai trường đương nhiên là của hiệu trưởng, vì đó là hiệu lệnh khởi đầu của một năm học mới, thì mấy năm gần đây, bỗng dưng có trào lưu lãnh đạo địa phương, ban ngành đánh trống.

Thoạt tiên, việc này xảy ra có lẽ chỉ là một sự xã giao. Khoảnh khắc thiêng liêng nhất của buổi lễ sẽ dành cho người lãnh đạo có mặt tại trường.

Nhưng lãnh đạo chỉ xuất hiện và đánh trống. Việc dạy, việc học, việc quản lý vận hành, việc cổ vũ cho cả một năm học mới đến, là chuyện của thầy trò.

Vì thế, tiếng trống của các lãnh đạo vẫn là tiếng trống của người ngoài cuộc, thiếu sự kết nối thiêng liêng của thầy - trò, trong một khoảnh khắc thăng hoa đáng nhớ.

Điều này cũng giống như trong các hội thảo khoa học, các lãnh đạo thường xuất hiện và cho ý kiến chỉ đạo hội thảo.

Nhưng chỉ đạo gì trong một hội thảo khoa học chuyên sâu? Quả thực là một tình huống đau đầu cho cả lãnh đạo lẫn các nhà khoa học.

Nguyên nhân của cả hai hiện tượng này, đều là do sự cả nể và xã giao dành cho lãnh đạo, chứ không xuất phát từ lợi ích và sự nghiêm cẩn của chính các hoạt động chuyên môn đang diễn ra.

Ai cũng biết, nhưng không ai dám làm khác đi. Vì làm khác đi, biết đâu lại có những phiền phức không đáng có.

Nay ngày khai giảng lại đến. Câu hỏi "Ai đánh trống khai giảng?" lại trở thành mối quan tâm và chủ đề thảo luận chung của cả xã hội.

Một số địa phương đã có văn bản chỉ đạo, nêu rõ rằng lãnh đạo chỉ tham dự lễ khai giảng, không tham gia đánh trống khai trường.

Đó là một chỉ đạo đúng và hợp lòng xã hội.

Lãnh đạo có công việc của lãnh đạo. Hiệu trưởng có công việc của hiệu trưởng. Mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm của riêng mình, không nên chồng chéo, không nên lẫn vai nhau.

Vào ngày khai trường, các lãnh đạo đến dự lễ khai giảng như một sự chứng kiến và cổ vũ, chứ không làm thay công việc của nhà trưởng.

Bao nhiêu năm nay, tiếng trống là của nhà trường. Tiếng trống khai giảng thiêng liêng và háo hức lại càng là của nhà trường.

Vì thế hãy trả tiếng trống khai trường về cho hiệu trưởng, người có thẩm quyền và nhiệm vụ đánh trống khai trường, để tiếng trống có được sự chính danh, vang lên giòn giã, trang nghiêm mà ấm áp, vào thời khắc thiêng liêng của một năm học mới.

Đánh trống khai giảng như thế nào cho đúng?

Dưới đây là cách đánh trống thông dụng được nhiều người dùng: Đánh trống khai giảng được đánh theo 3 hồi trống như sau: - Hồi 1: 3 tiếng đầu đánh mạnh, đều và chậm; loạt trống phía sau đánh nhẹ dần và nhanh dần, không hạn định số lần đánh thường đánh thêm khoảng 9 đến 10 tiếng. - Hồi 2 và hồi 3 đánh tương tự như hồi 1.

Ai đánh trống khai giảng 2023?

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh trống khai giảng năm học mới 2023-2024.

Ai đánh trống khai giảng?

Chiếc trống trường như được khoác lên mình tấm áo mới, đươc trân trọng trong ngày trọng đại. Sau những nghi lễ tổ chức, phát biểu của thầy và trò. Thầy hiệu trưởng sẽ dùng dùi trống đánh lên hồi trống khai trường.

Năm nay ai đánh trống khai giảng năm học mới?

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày khai trường, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đánh hồi trống, chính thức khai giảng năm học mới.

Chủ đề