Các mẹo trong nguyên lý kế toán cần nắm năm 2024

Lý thuyết nguyên lý kế toán là nền tảng quan trọng của ngành kế toán. Tuy nhiên, việc nắm vững kiến thức về nguyên lý kế toán không phải là điều dễ dàng. Hôm nay, Izumi.Edu.VN sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo giúp bạn hiểu và nhớ lý thuyết nguyên lý kế toán một cách dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Izumi.Edu.VN – Sách giáo khoa Giải tích 12: Tra cứu nhanh, tiện lợi!
  • Tổng Hợp Công Thức Toán Hình 12 Đầy Đủ Dễ Nhớ Nhất
  • Xác Suất Của Biến Cố: Lý Thuyết Và Bài Tập (Có Lời Giải)
  • Giúp bé phát triển tư duy thông qua Toán IQ lớp 3
  • Bảng phân phối xác suất – Lập bảng và bài tập có giải

1. Bản chất và đối tượng của kế toán

  • Đối tượng kế toán là tài sản của doanh nghiệp và sự vận động, thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động.
  • Nguồn hình thành tài sản bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
  • Các khái niệm và nguyên tắc kế toán được thừa nhận.

2. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Bảng cân đối kế toán tổng hợp phản ánh tài sản theo 2 cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp tình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Tài khoản và ghi sổ kép

  • Kết cấu tài khoản và nguyên tắc phản ánh từng loại tài khoản.
  • Cách ghi sổ cho tài sản và tài khoản nguồn vốn.

4. Tính giá các đối tượng kế toán

  • Tính giá trị còn lại của tài sản cố định.
  • Phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
  • Tính giá trị thực tế của vật liệu nhập.

5. Chứng từ kế toán và kiểm kê

  • Chứng từ kế toán là tài liệu quan trọng và có tính chất bằng chứng, pháp lý.
  • Kiểm kê là phương pháp kiểm tra số hiện có của tài sản.

6. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu trong doanh nghiệp

  • Kế toán tài khoản cố định, vật liệu, tiền lương và các khoản trích theo tiền lương, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, CPSXC, quá trình bán hàng, mua bán hàng hóa.

7. Sổ kế toán – kỹ thuật ghi sổ kế toán

  • Sổ kế toán là một công cụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo phương pháp kế toán.
  • Có các loại sổ kế toán như nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.

Để học tốt môn nguyên lý kế toán, bạn cần chú ý những điểm sau đây:

  • Hãy thuộc lòng bảng hệ thống tài khoản kế toán, lưu ý tính chất của các tài khoản.
  • Nhớ nguyên tắc khi định khoản và làm nhiều bài tập liên quan đến môn học.

Tóm tắt lý thuyết nguyên lý kế toán ở các mục chương quan trọng và thực hành bài tập là phương pháp tốt nhất để bạn nắm vững kiến thức này. Chúc bạn thành công trong việc học môn nguyên lý kế toán!

Muốn làm kế toán phải học từ nguyên lý kế toán căn bản tới các nghiệp vụ thực hành tổng hợp. Nguyên lý kế toán là gốc kiến thức nền tảng căn bản mà bất kỳ ai học kế toán cũng phải biết. Nhiều người không học được nguyên lý kế toán vì thấy khó hiểu, không nhớ được cách định khoản, tâm lý chán nản.Trong bài viết này VinaTrain xin gửi tới bạn đọc phương pháp học nguyên lý kế toán hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Kế toán là nghành cần học nhiều nghiệp vụ, đây là công việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích các số liệu về kinh tế tài chính, tình hình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp từ đó ban lãnh đạo sẽ đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai một cách hợp lý.

Học nguyên lý nguyên lý kế toán chính là “linh hồn” của công việc kế toán, được hình thành bởi những hướng dẫn cơ bản giúp tạo ra các quy tắc và chuẩn mực kế toán. Để vận dụng được tốt các thông tin này thì hãy cùng VinaTrain tìm hiểu Phương pháp học nguyên lý kế toán hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Nguyên lý kế toán là gì?

Kế toán là một trong những vị trí công việc quan trọng trong hoạt động thương mại. Đó là quy trình hệ thống hóa các dữ liệu kinh tế tài chính đã được thu thập, ghi nhận, trình bày và phân tích. Lĩnh vực hoạt động này được giám sát và điều chỉnh thông qua một tập hợp các quy tắc, gọi là các nguyên lý kế toán.

II, Các nguyên lý kế toán

Có rất nhiều nguyên tắc quan trọng, nhưng phổ biến và thường sử dụng nhất là 12 nguyên tắc kế toán sau đây:

  1. Nguyên tắc khách quan
  2. Nguyên tắc phù hợp
  3. Nguyên tắc nhất quán
  4. Nguyên tắc thận trọng
  5. Nguyên tắc trọng yếu
  6. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
  7. Nguyên tắc hoạt động liên tục
  8. Nguyên tắc giá gốc
  9. Nguyên tắc công khai
  10. Thực thể kinh doanh
  11. Thước đo tiền tệ
  12. Kỳ kế toán

III, Phương pháp học nguyên lý kế toán hiệu quả cho người mới bắt đầu

1, Học thuộc bảng hệ thống kế toán

Để học thuộc bảng hệ thống kế toán không đơn giản là chúng ta học thuộc lòng mà phải hiểu bản chất các tài khoản kế toán. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nhiều bất lợi khi đi làm thực tế. Sau đây là một số tips giúp việc ghi nhớ đơn giản hơn:

Ghi nhớ tài khoản theo các đầu số tài khoản:

  • Tài khoản đầu số 1: Tài khoản tài sản ngắn hạn
  • Tài khoản đầu số 2: Tài khoản tài sản dài hạn
  • Tài khoản đầu số 3: Tài khoản nợ phải trả
  • Tài khoản đầu số 4: Tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu
  • Tài khoản đầu số 5: Tài khoản doanh thu
  • Tài khoản đầu số 6: Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh
  • Tài khoản đầu số 7: 711 là tài khoản thu nhập khác
  • Tài khoản đầu số 8: 811 là tài khoản chi phí khác
  • Tài khoản đầu số 9: 911 là tài khoản xác định kết quả kinh doanh
  • Tài khoản đầu số 0: Từ 001 đến 007 là tài khoản ngoài bảng.

Chú trọng vào 4 loại tài khoản chính:

  • Tài khoản tài sản có đầu là 1 và 2: PS tăng ghi “Nợ”, PS giảm ghi “Có”
  • Tài khoản nguồn vốn có đầu là 3 và 4: PS giảm ghi “Nợ”, PS tăng ghi “Có”
  • Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: PS giảm ghi “Nợ”, PS tăng ghi “Có”
  • Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: PS tăng ghi “Nợ”, PS giảm ghi “Có”

2, Tự học nguyên lý kế toán bằng cách thực hành

Để ghi nhớ và nắm được cách định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn cần học đi đôi với việc tìm các ví dụ liên quan để thực hành, vận dụng hoặc có thể làm các bài tập về định khoản, điều này giúp bạn nhớ rất lâu

Các bước khi định khoản nghiệp vụ kế toán gồm:

  • Xác định các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh
  • Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (có thể tăng hoặc giảm)
  • Xác định tài khoản ghi “Nợ”, tài khoản ghi “Có”
  • Xác định khoản tiền cụ thể vào từng tài khoản

Các nguyên tắc định khoản

  • Ghi “Nợ” trước – ghi “Có” sau
  • Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên, nghiệp vụ giảm ghi 1 bên
  • Tổng giá trị ghi “Nợ” bằng tổng giá trị ghi “Có”
  • Tổng tài sản luôn bằng tổng số vốn, tài sản tăng thì số vốn cũng tăng và ngược lại, số vốn tăng thì tài sản cũng phải tăng
  • Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – phát sinh giảm trong kỳ

3, Một số mẹo giúp việc học nguyên lý kế toán đơn giản và hiệu quả hơn

Cần hiểu bản chất các khái niệm, chức năng, đối tượng, nguyên lý kế toán: Phân biệt hạch toán kế toán với các loại hạch toán khác, nắm được chức năng, nhiệm vụ của kế toán, đối tượng nghiên cứu là gì? Mối quan hệ giữa tài sản và số vốn, nội dung của các nguyên lý kế toán.

Phải hiểu được ý nghĩa của các chứng từ kế toán, nội dung các yếu tố cơ bản trong một chứng từ kế toán, trình tự xử lý luân chuyển chứng từ kế toán, những quy định của pháp luật liên quan đến chứng từ kế toán (học nguyên lý kế toán)

Hiểu rõ các chứng từ kế toán

Nắm được nội dung, kết cấu chung của các loại tài khoản kế toán, các cách phân loại tài khoản kế toán, các quan hệ đối ứng tài khoản. Nắm bắt được quy trình kiểm tra việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết.

Nắm được nội dung, kết cấu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, cơ sở số liệu và phương pháp lập các báo cáo đó. Biết vận dụng cơ sở dữ liệu để lập một báo cáo cụ thể (dưới dạng đơn giản).

Nắm được nội dung, các nghiệp vụ chính trong các quy trình kế toán: mua hàng, sản xuất, bán hàng…

Nắm được nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, các hình thức sổ kế toán.

Ngoài ra, việc tham gia khóa học kế toán tại các trung tâm đào tạo Nghiệp vụ thực tế cũng là một lựa chọn đúng đắn. Với lộ trình học đúng đắn, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề và điều kiện thực hành tốt sẽ giúp cho các bạn được trang bị những trải nghiệm thực tế, dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học.

Một trong số những trung tâm đào tạo Nghiệp vụ thực tế được nhiều học viên đánh giá cao đó là VinaTrain. Đến với VinaTrain, các bạn không chỉ được học những bài giảng chất lượng mà còn có những buổi thực hành, vì đặc thù của ngành kế toán là tính ứng dụng cao nên điều này sẽ giúp các bạn hiểu rõ bản chất môn học. Các bạn sinh viên cũng không cần quá lo lắng về khoản chi phí vì luôn có những chương trình ưu đãi khi đăng ký khóa học tại đây.

Khóa học kế toán tại VinaTrain

4, Lời Khuyên Của Chuyên Gia Đào Tạo Nguyên Lý Kế Toán

Thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kế toán, Nguyên lý kế toán được ví như môn học vỡ lòng, bởi muốn tham gia được kế toán tổng hơp thì bắt buộc cần bắt đầu học từ Nguyên lý.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, khi được hỏi về cách làm thế nào để học tốt Nguyên lý kế toán, Cô Cao Ninh Trang – Giáo viên chính của trung tâm tại chi nhánh Hà Nội có những chia sẻ hữu ích như sau: “Theo chị, khi chúng ta xác định theo ngành nghề nào đó đều cần nghiêm túc tham gia và chăm chỉ làm bài tập. Việc hiểu đc bản chất, cách thức vận hành của mỗi tài khoản kế toán là vấn đề vô cùng quan trọng”.

Thầy Nguyễn Huỳnh Nhân – Giáo viên chính của trung tâm tại chi nhánh Hồ Chí minh chia sẻ: “Việc đầu tiên các bạn cần học đó chính là thuộc các tài khoản kế toán. Nếu không thuộc lòng bạn sẽ không thể làm được bài tập của mình một cách hiệu quả nhất, hơn nữa bạn sẽ gặp nhiều bất lợi khi đi làm việc”.

Tạm kết: Việc nắm và vận dụng thuần thục các nguyên lý kế toán là một kỹ năng nghiệp vụ cần thiết không những với kế toán viên mà còn với những người lãnh đạo để đưa ra những định hướng đúng đắn cho công ty, doanh nghiệp. Nhưng đây cũng là một phần được người trong ngành đánh giá là “khó nhằn” nên qua bài viết này VinaTrain xin được chia sẻ phương pháp học nguyên lý kế toán hiệu quả cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc.

Nội dung đào tạo nguyên lý kế toán đã được đưa vào giảng dạy tại các khóa học nghiệp vụ kế toán tổng hợp và hành chính nhân sự tại VinaTrain.

Ngoài ra, Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain cũng là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín.

Bạn đọc cần tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0931.705.774 – 0985.387.745 / Mrs Nguyễn Mai

Chủ đề