Các cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội

Chương trình có tính nhân văn cao

10 năm qua, những người bệnh, y bác sĩ tại cơ sở điều trị Methadone của TTYT quận Hai Bà Trưng là những người cảm nhận rõ nhất về hiệu quả của mô hình điều trị thay thế bằng Methadone. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trưởng cơ sở điều trị Methadone, TTYT quận Hai Bà Trưng cho biết, việc điều trị bằng thuốc Methadone đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt, tưởng chừng như không thể rũ bỏ bóng đen của ma túy, không thể vượt qua sự mặc cảm, lỗi lầm để hoàn lương, nhưng, bằng niềm tin, sự quyết tâm, họ đã vượt qua chính mình, cai nghiện bằng Methadone thành công.

“Thật khâm phục ý chí vượt qua sự mặc cảm, lỗi lầm để hoàn lương của nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân V.A.T. (39 tuổi) ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, người đã duy trì điều trị bằng Methadone từ năm 2012 đến nay. Từ một người lệ thuộc vào ma túy, cuộc sống rơi vào những vòng xoáy tiêu cực, hiện nay, cuộc sống của T. trở nên có ý nghĩa hơn khi T. có công ăn việc làm ổn định” - bác sĩ Mai chia sẻ.

Theo bác sĩ Mai, cơ sở điều trị Methadone của TTYT quận Hai Bà Trưng được triển khai từ tháng 10/2011, đến nay đã có những thành công nhất định. Những ngày đầu, cán bộ y tế cơ sở phải nhờ đến cơ quan chức năng địa phương đến từng nhà vận động người nghiện tham gia chương trình điều trị Methadone miễn phí vì họ chưa thực sự hiểu những quyền lợi rõ rệt về mặt kinh tế, sức khỏe, an ninh… cho gia đình và toàn xã hội. Đến nay, sau 10 năm, chương trình điều trị Methadone đã có những kết quả ngoài mong đợi khi con số tham gia lên tới 650 lượt bệnh nhân. Việc điều trị bằng thuốc Methadone đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân trong những ngày đầu khởi liều họ đã giảm và ngừng sử dụng heroin.

Cải thiện chất lượng cuộc sống người nghiện ma túy

Theo số liệu từ CDC Hà Nội, những năm gần đây, hơn 90% số người điều trị bằng Methadone tự đánh giá chất lượng cuộc sống của họ ở mức tốt hơn sau khoảng thời gian điều trị từ 12 tháng trở lên, trong đó có hơn 70% số người có việc làm, thu nhập. Đặc biệt, mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm do người nghiện ma túy gây ra, từ 60,8% số người phạm tội trước khi điều trị, xuống còn 3,9% sau 1 tháng điều trị, tiếp tục giảm xuống còn 0,5% sau 6 tháng và 0,2% sau 1 năm điều trị. Để điều trị Methadone đạt hiệu quả cao, Sở Y tế Hà Nội đề nghị 18 cơ sở điều trị Methadone tiếp tục thu dung bệnh nhân tham gia điều trị Methadone, đồng thời, duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị, đảm bảo thực hiện quy trình điều trị đúng quy định.

Đặc biệt, để bảo đảm an toàn, 18/18 cơ sở điều trị Methadone tiếp tục duy trì phần mềm hàng ngày, thực hiện cập nhật bệnh nhân trên phần mềm; kết hợp cấp phát thuốc sử dụng phần mềm có quét mã vạch. Với các đơn vị không có cơ sở điều trị Methadone thực hiện công tác tuyên truyền đến người nghiện và người nhà về hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

 Có thể thấy, sau 3 - 6 tháng điều trị, bệnh nhân tăng 1 kg, sau 1 năm tăng 3 kg và từ năm thứ 3 trở đi, bệnh nhân tăng ổn định từ 5 - 6 kg và giữ thể trạng đều đều vì những độc tố của heroin được đào thải… Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ dùng heroin giảm khoảng 70%, sau 2 năm chỉ còn 3%. Đặc biệt, sau 3 - 6 tháng điều trị, có tới 41% bệnh nhân bắt đầu có việc làm. Sau 1 năm con số này lên tới 65% và sau 3 - 6 năm có đến 87% bệnh nhân có việc làm và thu nhập ổn định, 20% bệnh nhân đã lấy vợ sinh con.

NDĐT- Theo kế hoạch, các trung tâm này sẽ khai trương trước ngày 1-2, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, chiến thắng bản thân, hòa nhập cộng đồng và trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, đang khẩn trương lập kế hoạch thành lập 10 trung tâm điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone trên địa bàn Thành phố, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015, đưa số người nghiện được điều trị bằng Methadone là 8.500 người.

Từ tháng 9-2009, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm 6 cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone tại các quận, huyện, thị xã như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây.

Đến nay, các cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone trên địa bàn Thành phố mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý, nhu cầu về điều trị còn rất lớn.

Mới đây, ngày 5-1, với việc khai trương cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5, đây là cơ sở thứ 7 của Thành phố chính thức được đưa vào hoạt động.

Được biết, Methadone là một trong những dạng chất gây nghiện nhẹ, thay thế cho heroin và thuốc phiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hành vi của người nghiện. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường.

Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm được cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Các cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone sẽ tiếp nhận hồ sơ của người nghiện cư ngụ trên địa bàn. Khi đến điều trị cai nghiện tại các cơ sở nói trên sẽ được khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm và cấp thuốc miễn phí.

THIÊN HƯƠNG

Hà Nội lập thêm Cơ sở điều trị Methadone

Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định thành lập Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone (gọi tắt là Cơ sở điều trị Methadone) thuộc Trung tâm y tế (TTYT) huyện Hoài Đức trực thuộc Sở Y tế.

Các cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội
Ảnh minh họa

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phê duyệt Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý tài chính và văn bản quản lý khác của Cơ sở Điều trị Methadone theo đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và chỉ đạo TTYT huyện Hoài Đức đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn thuốc Methadone, tổ chức bộ máy, nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Biên chế của Cơ sở điều trị Methadone năm trong biên chế của TTYT huyện Hoài Đức đã được UBND Thành phố giao Sở Y tế.

Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone thuộc TTYT huyện Hoài Đức được thành lập sẽ là cơ sở điều trị cho các đối tượng cai nghiện tự nguyện trên địa bàn huyện và các huyện lân cận như huyện Quốc Oai, Thạch Thất... Qua đó, sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp các đối tượng cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập với cộng đồng.

H.Anh

Cơ sở điều trị Methadone - Trung tâm y tế quận Tây Hồ là cơ sở điều trị cho các đối tượng cai nghiện tự nguyện trên địa bàn và khu lân cận thuộc quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm. Dự kiến có khoảng 350 bệnh nhân điều trị trong năm 2015. Cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone sẽ giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Ngoài ra, việc điều trị này sẽ giúp giảm hẳn được tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy.

Danh sách các chuyên khoa.

Các dịch vụ tại cơ sở y tế của chúng tôi.

1 Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục
2 Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV
3 Khám sàng lọc lao
4 Điều trị cho đối tượng nghiện bằng chất thay thế Methadone
5 Xét nghiệm tự nguyện HIV
6 Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

(Cinet - PCMT)- Hà Nội sẽ mở mới 4 cơ sở điều trị và cấp phép cho 3 cơ sở thay thế các dạng thuốc phiện bằng methadone tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung Ương (BV Bạch Mai), Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội. Theo Bộ Y Tế, nếu muốn đạt mục tiêu 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone đến năm 2015 (theo Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mai dâm) thì từ cấp huyện, những huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy trên địa bàn thì đều phải mở các cơ sở điều trị. Hà Nội sẽ mở mới 4 cơ sở điều trị và cấp phép cho 3 cơ sở thay thế các dạng thuốc phiện bằng methadone tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung Ương (BV Bạch Mai), Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội. Tới thời điểm hiện tại, Hà Nội đang duy trì 6 cơ sở điều trị bằng Methadone tại quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây với tổng số hơn 1.500 bệnh nhân đan được điều trị theo phác đồ tiếp nhận, bảo quản, cấp phát thuốc điều trị theo đúng quy định Bộ Y Tế ban hành. Mỗi cơ sở điều trị tối đa được 300 bệnh nhân. Tuy nhiên, so với tổng số người nghiện ma túy tại Hà Nội được thống kê hiện nay (với hơn 20.000 trường hợp), số lượng các cơ sở điều trị Methadone vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Ciệc mở mới 4 cơ sở điều trị Methadone và cấp phép cho 3 cơ sở điều trị tại  Viện Sức khỏe Tâm thần Trung Ương (BV Bạch Mai), Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone mà Ủy ban Quốc gia Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mai dâm đưa ra, ông Nguyễn Văn Dung, phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết. Theo đó, 4 cơ sở điều trị mới, mỗi cơ sở điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân sẽ được TP Hà Nội khảo sát, lựa chọn địa điểm phù hợp, đáp ứng các tiêu chí như: là quận/huyện có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy cao; xa trường học, gần bệnh viện để kịp thời chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có các tai biến trong điều trị, có sự kết nối tốt với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác… Đối với 3 cơ sở điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần TƯ (BV Bạch Mai), Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội, các đơn vị sẽ xây dựng cơ phế phối hợp với 3 cơ sở điều trị Methadone để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị. Được biết, mới đây, vào ngày 5/6/2014, Hội nghị điều trị bằng Methadone đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 20 tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS. Tới thời điểm hiện tại, chương trình đã triển khai tại 32 tỉnh thành phố với 92 cơ sở với tổng số 17.500 bệnh nhân được điều trị. Cả nước còn 31 tỉnh chưa triển khai chương trình. Tỷ lệ bảo phủ tại các tỉnh, thành phố còn rất thấp sơ với nhu cầu đề ra, đơn cử như tại Hà Nội chỉ đạt 8% nhu cầu./.

TH