Ca sĩ bông mai sinh năm bao nhiêu

VOV.VN - Chấp nhận bị nói là điên rồ, Bông Mai đã nghỉ việc tại VTV để chuyên tâm thực hiện giấc mơ nhạc thiếu nhi dang dở của cha cô - cố nhạc sĩ An Thuyên.

Chính thức nghỉ việc tại VTV (Đài Truyền hình Việt Nam) sau 12 năm gắn bó, nhưng Bông Mai không hề cảm thấy nuối tiếc.

Kể từ khi cha cô – cố nhạc sĩ An Thuyên qua đời, Bông Mai luôn nhớ cha và cảm thấy có trách nhiệm với những dự án âm nhạc còn dang dở của cha mình. Thậm chí, cô chấp nhận bị mọi người nói là điên rồ, là viển vông để thực hiện bằng được những ước mơ đó của cha.

Sinh thời, cố nhạc sĩ An Thuyên luôn day dứt và đặt nhiều tâm huyết với dự án nhạc thiếu nhi. Thị trường nhạc thiếu nhi bây giờ ít những sáng tác mới, thiếu sự đầu tư tâm huyết và cảm xúc. Nhiều nhà sản xuất vì sức ép thị trường mà thực hiện những sản phẩm dễ làm, ít bị kiểm duyệt mà vẫn nắm chắc về doanh thu. Các bài hát nổi tiếng một thời dành cho thiếu nhi dường như chìm vào quên lãng, mờ nhạt dần…

Ca sĩ bông mai sinh năm bao nhiêu
Nhạc sĩ An Thuyên.

Cố nhạc sĩ An Thuyên từng nói rằng: “Chúng tôi lo thay khi chưa có một công trình khoa học nào, một lộ trình chiến lược nào gióng lên tiếng nói rộng rãi về một thực trạng trẻ em hôm nay, thiếu trầm trọng “chất dinh dưỡng” về tinh thần".

Năm 2012, cố nhạc sĩ An Thuyên cùng nhóm các nhạc sĩ của Hội Âm nhạc Hà Nội như Lân Cường, Văn Dung, Hoàng Long, Hoàng Lân… thực hiện xuất bản tổng tập các ca khúc thiếu nhi mang tên “Giai điệu tuổi thần tiên” gồm 4 tập. Tập 1 là tác phẩm của các nhạc sĩ sinh từ năm 1910 đến năm 1930, tập 2 từ 1930 đến 1940... Nhưng dự án đã phải tạm dừng khi nhạc sĩ An Thuyên đột ngột qua đời vào năm 2015.

Để nối tiếp bước đường của cha, để những ca khúc thiếu nhi không bị mai một, ca sĩ Bông Mai và anh trai – nhạc sĩ An Hiếu đã triển khai dự án Sing Channel - kênh chuyên biệt đầu tiên về âm nhạc dành cho thiếu nhi.

Ca sĩ bông mai sinh năm bao nhiêu
Nhạc sĩ An Hiếu và ca sĩ Bông Mai.

“Sing Channel” được phát triển trên nền tảng gần 3.000 bài hát thiếu nhi của nhiều nhạc sĩ, đã được biên tập và xuất bản dưới tên Tổng tập các bài hát thiếu nhi Việt Nam “Giai điệu tuổi thần tiên” do cố nhạc sĩ, Thiếu tướng An Thuyên làm chủ biên. Trong đó có nhiều ca khúc thực hiện dưới dạng MV, audio… được làm mới theo phong cách như Acapella, Acoustic với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Bảo Trâm, Nguyễn Trần Trung Quân, Nhật Minh The Voice Kids…

Ca sĩ Bông Mai chia sẻ, sau 2 năm thực hiện, Sing Channel đã có hơn 20 sản phẩm phát trên kênh này: “Thực tế, những chương trình âm nhạc thiếu nhi hiện nay thường dựng lại các bài hát cũ, dễ gây nhàm chán. Việc làm mới các ca khúc cũ, phổ biến các ca khúc mới là rất cần thiết để đưa nhạc thiếu nhi trở lại với đúng vị trí của nó. Các sản phẩm âm nhạc trên Sing Channel không chạy theo thị hiếu, phát triển trên môi trường kỹ thuật số sẽ giúp mọi người tiếp cận gần và dễ dàng hơn với nhạc thiếu nhi”.

Tin tưởng vào sự lan tỏa của dự án, ca sĩ Bông Mai mong muốn truyền tải các ca khúc Việt Nam ra thế giới. Các bài hát không chỉ hát bằng tiếng Việt mà sẽ dịch ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật. Dự án không chỉ mang thông điệp cho trẻ em được hát bài hát Việt Nam mà còn giúp các bạn ở nước ngoài biết đến Việt Nam.

Clip: Bông Mai hát ca khúc "Chỉ có một mà thôi"

Nhạc sĩ Hoàng Lân, một trong những người cố vấn của dự án, chia sẻ: “Muốn phổ cập bài hát Việt Nam ra thế giới thì cần có dịch thuật để khi truyền tải sang một ngôn ngữ khác nhưng vẫn giữ nguyên được ý của tác giả. Rất đáng mừng là dự án đã có những thử nghiệm mới. Tôi tin tưởng dự án sẽ quảng bá âm nhạc thiếu nhi Việt Nam và tuyển tập “Giai điệu tuổi thần tiên” rộng rãi và hiệu quả”.

Âm nhạc thiếu nhi từ trước đến nay vốn dĩ không thu được nhiều lợi nhuận, các nhạc sĩ sáng tác rất thiệt thòi. Dự án là động lực giúp các nhạc sĩ có niềm tin vào những tác phẩm của mình không chỉ mang lại giá trị tinh thần mà còn cả giá trị vật chất. Các tác giả có bài hát trong dự án này được tặng 1 tài khoản trên Youtube có thể truy cập để biết bài hát của họ được phổ biến như thế nào và đến đối tượng công chúng là ai.

Bên cạnh đó, dự án còn muốn hướng tới cách dạy nhạc trong nhà trường. Ca sĩ Bông Mai đang ấp ủ thử nghiệm soạn đề án sách giáo khoa âm nhạc điện tử cho thiếu nhi để góp phần giáo dục nhân cách và tâm hồn cho các em, hướng các em đến những giá trị nhân văn của cuộc sống./.

Lao Động có cuộc trò chuyện với Bông Mai khi chị đang rong ruổi trong chuyến đi phượt một mình 99 ngày ở cung đường Tây Bắc và Đông Bắc. Bông Mai chia sẻ, thứ đáng sợ nhất không phải là nỗi buồn, mà là sự trống rỗng.

Ca sĩ bông mai sinh năm bao nhiêu
Ca sĩ Bông Mai quyết định thực hiện chuyến đi một mình kéo dài 99 ngày ở các cung đường Tây Bắc và Đông Bắc. Ảnh: NVCC

Khi quyết định gác lại tất cả mọi việc của cuộc sống bộn bề để thực hiện chuyến đi dài một mình, thường vào lúc đó, người ta vừa trải qua một cú sốc, hoặc cảm thấy cô đơn, trống rỗng. Chị thì sao?

- Mỗi người chúng ta đều có những bộn bề của cuộc sống với đủ thứ xung quanh từ những cái chung đến riêng, từ xã hội đến gia đình. Nhưng một lúc nào đó, vào một thời điểm trong cuộc sống, chúng ta nhận ra tất cả bộn bề ấy có vẻ vô nghĩa khi ta không tìm thấy mình ở đâu trong thứ mà ta gọi là cuộc đời.

Trong những cảm giác về sự tiêu cực thì có lẽ cái đáng sợ nhất không phải là nỗi buồn hay sự cô đơn mà là sự trống rỗng. Tôi vốn là một người khép kín, sống hơi tách biệt với mọi người xung quanh. Thậm chí đã có người nói tôi có xu hướng bị tự kỷ.

Tôi dừng việc đi hát, biểu diễn trên sân khấu vì tôi chưa bao giờ thấy mình thuộc về nó. Tôi không thấy mình hạnh phúc vì những khoảnh khắc khi sân khấu sáng đèn. Ngay kể cả việc đơn giản với nghệ sĩ, với phụ nữ là trang điểm tôi cũng không thấy mình tự tin hơn.

Vì sao?

- Có lẽ chất “cố hữu” đôi khi hơi cực đoan của người con gái xứ Nghệ như tôi đã ăn sâu trong máu. Bởi vậy, điều gì khiến tôi không được là mình ở trong đó, chắc chắn tôi thà thu hẹp để chiêm nghiệm về mình hơn là cố sống với nó cho qua ngày.

Tôi nói mình cực đoan vì điều tôi đã định sẽ không ai, không điều gì có thể thay đổi. Với chuyến đi này, tôi không trốn chạy nỗi buồn hay sự cô đơn mà tôi đang dành thời gian sống với chính mình.

Và chuyến đi của tôi đúng là để đổ đầy hạnh phúc khi mỗi ngày tôi biết một địa điểm mới, một câu chuyện văn hoá mới, và đáng trân quý hơn đó là gặp gỡ những con người mới. Tất cả những điều ấy khiến tôi muốn đặt tên, đó là văn hoá tình người.

Có câu nói tôi rất thích: Hạnh phúc là hành trình chứ không phải đích đến. Và “99 ngày xuyên Việt cùng Mai” chính là hành trình hạnh phúc.

Cuộc sống thường nhật với chuỗi công việc lo toan, mưu sinh, kiếm tiền, gặp gỡ... thường rất khó thu xếp để dừng lại. Điều gì thúc đẩy để chị có thể thu xếp cho một chuyến đi dài 99 ngày một mình?

- Tôi vẫn hay nói với bạn bè, hai năm vừa qua, khi tất cả chúng ta đều đang sống trong rất nhiều khó khăn đến từ sự ảnh hưởng của đại dịch thì tôi đã rất may mắn khi chọn cách “hạ cánh” sớm cho mình.

Tôi rời tất cả công việc trước đây một năm, về sống ở ngoại thành để có sự yên lành, trong sạch cả về không gian và nội tâm của mình. Tôi bỏ lại công việc ở thành thị để về quê sống cùng con trai khi con tôi đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì, là lúc cần tôi nhất. Chính những khó khăn trong đời sống của con mà tôi đã thấy những thứ rất giản đơn trở nên quan trọng, đó là khi nắm tay con trai đi bộ trong vườn và ngồi xem vài bộ phim để tán gẫu cùng nhau.

Nói như vậy để chia sẻ rằng, để đi được chuyến đi này tôi đã có cả năm để sắp xếp cuộc sống cá nhân, dàn xếp những bộn bề thật ổn thoả.

Chị dừng ca hát, nghỉ việc ở VTV, trải qua đổ vỡ hôn nhân... Nhưng, tôi có cảm giác, sự ra đi của nhạc sĩ An Thuyên mới là cú sốc lớn nhất với chị. Sau cú sốc này, dường như chị trở thành một con người khác?

- Khi ba tôi ra đi, tôi mới thực sự hiểu thế nào là biến cố. Ba ra đi quá đột ngột nên tôi không hề có sự chuẩn bị nào. Đôi khi tôi nghĩ nếu ba có bệnh trước sẽ giống như được thông báo có thể đỡ sốc hơn không?

Đến giờ là 7 năm rồi mà tôi vẫn nhớ như in cảm giác lần cuối ôm ba vào lòng. Tôi vẫn thèm cảm giác ăn bữa cơm chiều cùng ba và gia đình. Từng đó năm trôi qua, tôi vẫn chảy nước mắt mỗi lần nhắc đến chuyện này.

Tôi đã rất kiên cường trước mặt mọi người nhưng đã có rất nhiều lần tôi đã khóc nức nở như một đứa trẻ chạy về mách ba khi tôi gặp chuyện buồn... Nhưng điều tôi nhận ra là càng ngày tôi càng giống ba, giống tính cách của ông.

Nhiều người nói chắc ba tôi để lại nhiều tài sản lắm. Nhưng nhiều người đến thăm ông sẽ nhớ ngôi nhà tập thể 60m2 mà ba mẹ tôi vẫn sống mấy chục năm qua. “Gia sản” ba để lại cho tôi lớn nhất đó là nhân cách của một con người đáng kính trong xã hội.

Trong chuyến đi của mình, khi nhiều đồng bào biết tôi là con gái của nhạc sĩ An Thuyên ai cũng hết lời ngợi khen ông. Và tôi đùa vui “tên tuổi ba đã như tấm visa để tôi đến được nhiều nơi, gần gũi được hơn với nhiều người”.

Khi ba mất tôi thấy bài học lớn về sự vô thường mà tôi đã được học từ các bậc thầy. Ba tôi có mọi thứ. Mọi thứ đáng để tự hào, để là mơ ước của nhiều người.

Nhưng khi ba ra đi, tất thảy đều trở nên hư không, chẳng thể mang được gì. Vậy, nếu tôi vẫn tiếp tục bám theo hư danh, vật chất... liệu có khiến tôi hạnh phúc hơn không? Có khiến tôi tạo nên khối tài sản khổng lồ mang theo được không? Chắc chắn không.

Ba ra đi tôi hiểu thế nào biến cố. Hiểu thế nào là vô thường. Từ đó tôi sống chậm hơn, mỉm cười với mọi điều đến với mình dù đó là những vết thương hay đau khổ. Tôi nhận ra những hạnh phúc đến từ những điều cực kì nhỏ bé mà tôi gặp.

Thật khó hình dung ở những cung đường vời vợi như Tây Bắc, Đông Bắc, chị chỉ có một mình. Sau hơn 40 ngày đã đi, chị có được những gì?

- Tôi nhớ hình ảnh của một người phụ nữ Thái ở Yên Châu (Sơn La) hái lá, đun nước, múc từng gáo gội đầu cho tôi. Tôi nhớ mãi cái mùi lá thơm thơm bên bếp củi chiều hôm ấy.

Tôi nhớ khoảnh khắc nước mắt tôi muốn trào ra khi vợ chồng cô chú ấy đặt cái thố bằng mây đựng cơm và đĩa gạo muối, ớt lên mâm và nói đấy là cách chủ nhà họ muốn giữ chân người khách mình yêu mến.

Tôi nhớ những đứa trẻ người Kháng và tôi tíu tít bên chân cầu Pá Uôn khi chờ đến giờ cơm chiều. Tôi nhớ cô bạn mới quen dúi vào tay tôi xách bánh chưng chay mà cô ấy tự tay gói để tôi mang theo dọc đường.

Tôi nhớ cụ bà người Kháng - Bà Phớ - nhắn tin mong được làm cánh chim để bay theo phù hộ cho tôi. Tôi nhớ những người lính biên phòng A Pa Chải, Nậm Kè đã chăm chút cho tôi những bữa ăn chay rất ngon từ rất nhiều loại rau sẵn trong vườn.

Ai đó đã ví hành trình của một chuyến đi cũng giống như hành trình của một cuộc đời. Tự chúng ta sẽ phải đối mặt, xử lý với những khó khăn, nguy hiểm, đối diện với nỗi sợ từ bên trong, và tự chữa lành những nỗi đau của mình. Trên suốt hành trình 99 ngày, hẳn chị sẽ không thể khỏa lấp khoảng trống bằng âm nhạc, camera... mà còn có cả ký ức, cả những điều cần phải ở một mình để nhớ và để đối diện?

- Trong quan điểm của Phật giáo đã nói về vô thường. Sự vô thường đển từ thân tâm cảnh, từ chính những gì mình có thể nhìn thấy, cảm nhận được. Mỗi kí ức đã qua nếu có dịp gặp lại sẽ mang cho mình những xúc cảm rất khác nhau.

ôi đã khóc khá nhiều khi đến cầu Pá Uôn - Quỳnh Nhai. Nơi đó gợi lại cho tôi rất nhiều ký ức đã có ở đây. Đó không phải kí ức buồn mà có lẽ là sự luyến tiếc về những gì đẹp nhất đã trôi qua. Hay có những khi tôi vô tình nghe lại những câu chuyện về ba từ những người nghệ nhân đã khiến tôi xúc động và nhớ ba vô cùng.

Ở tuổi của mình, chị có nghĩ chị đã phải trải qua quá nhiều biến cố so với chiều dài cuộc đời đã sống?

- Biến cố lớn nhất của tôi đó chính là sự ra đi của ba tôi. Sự ra đi đó không chỉ đơn thuần là mất mát. Đó là sự tiếc nuối của những điều mình mong muốn làm mà không bao giờ còn cơ hội nữa. Còn tất cả những chuyện khác chỉ là những sự trả vay của đời người mà thôi, bởi tôi luôn nhìn cuộc sống của mình dưới lăng kính của một Phật tử. Hoan hỉ với mọi điều đến và đi.

Tôi thích một câu trong cuốn sách của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Bạn không cần phải có lý do để hạnh phúc bởi hạnh phúc chính là bản chất của bạn. Hạnh phúc không phải thứ để chúng ta theo đuổi hay đánh đổi. Đừng đóng hộp hạnh phúc và dán nhãn “chỉ dùng trong những dịp đặc biệt”.