Brc Food là gì

Tiêu chuẩn BRC là tiêu chuẩn về thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh đề xuất ra. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình cung cấp sản phẩm từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu doanh nghiệp phải cập nhật các quy định về luật định, công nghệ sản phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận BRC, người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được sản phẩm đang sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Đây chính là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này. Thay vì bạn chỉ có thể yên tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC, doanh nghiệp phải kiểm soát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.

Một số câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn BRC:

Câu 1: Ai có thể đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC ?

Chứng nhận BRC được dành cho bất kỳ doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc đóng gói thực phẩm ( bao gồm có các mặt hàng chính như các loại sản phẩm động vật).

Câu 2: Những yêu cầu về chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC toàn cầu ?

Công ty của bạn phải có một hệ thống phân tích kiểm soát mối nguy và điểm tới hạn ( HACCP). Ngoài ra bạn cần:

- Một hệ thống quản lý chất lượng dã được chứng minh

- Kiểm tra vệ sinh thường xuyên về sản phẩm, quy trình và nhân viên.

Câu 3: Các ưu điểm của chứng nhận BRC là gì ?

Những lợi ích của chứng chỉ an toàn thực phẩm BRC bao gồm nhiều thứ ví dụ như:

  • Làm tăng chất lượng sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn thực phẩm
  • giúp Doanh Nghiệp mở rộng được ra các thị trường tiềm năng mới
  • Đáp ứng được các yêu cầu của các đối tác thương mại của bạn
  • Xây dựng được niềm tin cho khách hàng của bạn và đối tác kinh doanh.
  • Giúp hạn chế được các yêu cầu bảo hành và giảm thiểu rủi ro.
  • Thực hiện các yêu cầu về an toàn thực phẩm
  • Tối ưu hóa được chất lượng và quy trình sản xuất.

Câu 4: 7 thành phần trong tiêu chuẩn BRC bao gồm những gì ?

1: Cam kết:

  • Cam kết mạnh mẽ để phát triển liên tục từ quản lý cấp cao.

2: Hệ thống HACCP.

  • Có áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP dựa trên Codex Alimentarius

3: Hệ thống quản lý chất lượng.

  • Có hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001

4: Tiêu chuẩn nhà xưởng:

  • Một kì vọng cho môi trường sản xuất bao gồm có cách bố trí, bảo trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và quản lý nguồn chất thải một cách có hệ thống.

5: Kiểm soát sản phẩm:

  • Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm.

6: Quy trình kiểm soát:

  • Cần thiết lập một quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ.

7: Nhân viên:

  • Tiêu chuẩn cho nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo hộ, vệ sinh cá nhân và được huấn luyện thường xuyên.

Câu 5: BRC có phải là phải là tiêu chuẩn của hiệp hội bán lẻ Anh ?

Đúng. BRC đặc biệt phổ biến trong thị trường Châu Âu, Châu Á, Hoa Kì các quốc gia nói tiếng anh. Một chứng nhận được công nhận ở hầu hết các nhà bán lẻ Anh. Tiêu chuẩn này được phát triển bởi Hiệp hội bán lẻ Anh ( BRC) và đã được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI), một tổ chức phi lợi nhuận phục vụ nhà bán lẻ / nhà sản xuất.

Câu 6: Chứng nhận BRC bao gồm những loại giấy chứng nhận nào ?

Chứng nhận BRC food là chứng nhận về an toàn thực phẩm của bạn trong khi đó chứng nhận BRC IOP là chứng nhận về bao bì sản phẩm.

Câu 7: Để đạt được chứng nhận BRC, cần đạt được các yêu cầu cơ bản như nào ? 

  • Lãnh đạo doanh nghiệp phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC.
  • Doanh nghiệp có kế hoạch an toàn thực phẩm xây dựng trên nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện. Phân tích mối nguy hại và kế hoạch kiểm soát.
  • Có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn
  • Doanh nghiệp có hành động khắc phục và phòng ngừa những ảnh hưởng then chốt tính hợp pháp, chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Phải có một hệ thống theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng từ nguyên vật liệu đầu vào, qua quá trình sản xuất, đến khi thành phẩm được phân phối đến tay khách hàng. Hệ thống này được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin trong khoảng thời gian hợp lý.
  • Cơ sở và trang thiết bị được thiết kế và xây dựng để ngăn ngừa sự xâm nhập ô nhiễm của sản phẩm, cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan
  • Doanh nghiệp duy trì các tiêu chuẩn dọn dẹp vệ sinh phù hợp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
  • Cần có quy trình hiện hành kiểm soát các vật liệu chứa chất gây dị ứng, độ an toàn và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
  • Có quy trình để kiểm tra hiệu quả hoạt động các thiết bị và quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, đảm bảo tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm 
  • Doanh nghiệp phải có hệ thống chứng minh nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm

Các Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (BRC - British Retail Consortium) chỉ rõ những gì được các tổ chức yêu cầu cũng như giúp đảm bảo cho khách hàng rằng sản phẩm là an toàn, hợp pháp và có chất lượng cao.

Phạm vi tiêu chuẩn BRC nhằm vào các lĩnh vực khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm và hàng tiêu dùng và tất cả các tiêu chuẩn này kết hợp cam kết quản lý cấp cao, đánh giá rủi ro, phân tích mối nguy, quản lý chất lượng và các thực hành sản xuất tốt.

Nếu anh chị đang tìm hiểu về BRC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

BRC Bao gồm:

  • BRC Food (BRC Issue 8): Áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp như: các cơ sở. công ty/ nhà máy sản xuất konh doanh trong lĩnh vực thực phẩm như: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia rượi, dầu ăn,…
  • BRC lop (BRC Issue 6): Áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất bao bì và vật liệu bao gói cho tất cả các loại sản phẩm từ thực phẩm đến các sản phẩm tiêu dùng ở tất cả các cấp độ: sơ cấp, thứ cấp và cao cấp.

Ở bài viết này, KNA sẽ giới thiệu về dịch vụ chứng nhận BRC Food (BRC Issue 8)

Xem thêm về BRC Iop (BRC Issue 6) TẠI ĐÂY

TIÊU CHUẨN BRC LÀ GÌ ?

  • Tiêu chuẩn BRC/ifs food được Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) ban hành vào năm 1998. Đây là bộ tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm sử dụng cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ Anh quốc.
  • Cụm từ BRC được viết tắt của BRC Gobal Standard for Food Safety và đến nay phiên bản mới nhất là phiên bản 8. Từ khi ra đời cho đến nay BRC được sử dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp về sản xuất ATTP khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn BRC, tổ chức có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan an toàn thực phẩm. Những sản phẩm được tạo ra áp dụng theo BRC sẽ có chất lượng và an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp
  • Tiêu chuẩn BRC về an toàn thực phẩm cung cấp phương phức chung nhằm đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn, hợp pháp và chất lượng cho thực phẩm cũng như quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và thành phần thực phẩm. BRC là tiêu chuẩn đầu tiên được Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI - Global Food Safety Initiative) công nhận.


TIÊU CHUẨN BRC PHIÊN BẢN MỚI NHẤT

Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm BRC phiên bản 8 được xuất bản vào tháng 8/2018 được xem là phiên bản mới nhất hiện nay. Các cuộc đánh giá chứng nhận theo phiên bản này bắt đầu từ tháng 2/2019. Tiêu chuẩn BRC phiên bản 8 tập trung vào việc:

  • Phát triển văn hóa an toàn sản phẩm
  • Mở rộng các yêu cầu đối với quan trắc môi trường
  • Khuyến khích các địa điểm phát triển hơn nữa các hệ thống an ninh và phòng thủ lương thực
  • Làm rõ các yêu cầu đối với các vùng rủi ro sản xuất chăm sóc cao, chăm sóc cao và môi trường xung quanh
  • Cung cấp sự rõ ràng hơn cho các trang web sản xuất thức ăn cho vật nuôi
  • Đảm bảo khả năng áp dụng toàn cầu và điểm chuẩn cho Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI)

Nếu anh chị đang tìm hiểu về BRC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN BRC FOOD

  • Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu-BRC thiết lập các yêu cầu về chế biến thực phẩm, được áp dụng cho các tổ chức bao gồm: các cơ sở / công ty / nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung (ví dụ: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia, rượu, dầu ăn,…)
  • Tiêu chuẩn không áp dụng cho các hoat động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty
  • Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu BRC được hơn 20.000 doanh nghiệp ở 130 quốc gia áp dụng. Có 70% trong số 10 nhà bán lẻ hàng đầu toàn cầu, 60% trong số 10 nhà hàng phục vụ nhanh hàng đầu và 50% trong số 25 nhà sản xuất hàng đầu sử dụng BRC trong hệ thống của mình. Điều này xuất phát từ những lợi ích mà chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm đem lại. Chứng nhận BRC dành cho thực phẩm giúp doanh nghiệp. 

KNA Cert xin liệt kê ra những lợi ích chính mà tiêu chuẩn BRC Food mang lại cho doanh nghiệp của bạn

  • Tuân thủ yêu cầu pháp lý trong ngành thực phẩm quốc tế
  • Chứng minh sản phẩm, hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh và có chất lượng tốt
  • Chứng minh năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Củng cố niềm tin của khách hàng và đối tác với sản phẩm thực phẩm
  • Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp
  • Giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn
  • Giảm thiểu những rào cản thương mại và đưa sản phẩm vào các thị trường nước ngoài
  • Mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển

TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRC

Việc áp dụng theo chuẩn BRC/IFS/FOOD đến từ phía khách hàng, đặc biệt là khách hàng từ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Ngoài ra còn do xu thế toàn cầu hóa chung nên việc áp dụng BRC có thể được coi như một xu hướng phát triển của kinh tế xã hội; có thể có động lực là lợi ích kinh tế và định hướng của ban lãnh đạo công ty hay sự khẳng định thương hiệu doanh nghiệp.

10 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN BRC

1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: 

Để áp dụng thành công BRC thì ban lãnh đạo cấp cao cần phải chứng minh cam kết doanh nghiệp của mình đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến. Đội ngũ ban lãnh đạo cần có tư duy muốn áp dụng hệ thống BRC. 

2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – Phân tích mối nguy và kiểm soát:

Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.

3. Cần đánh giá nội bộ:

Để thành công thì bên trong hệ thống cần phải hoạt động chuẩn. Hệ thống nội bộ cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.

4. Hành động khắc phục và phòng ngừa:

Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.

5 .Truy tìm nguồn gốc:

Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.

6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt:

Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.

7. Dọn dẹp và vệ sinh:

Vấn đề đảm bảo sạch sẽ không gian văn phòng, nhà xưởng cần được duy trì thường xuyên để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.

8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt – vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng:

Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.

9. Kiểm soát hoạt động:

Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, và an toàn của sản phẩm.

10. Đào tạo:

Một hệ thống không thể chạy trơn chu nếu như con người bên trong đó không am hiểu cặn kẽ bộ tiêu chuẩn BRC. Chính vì thế cần định kì đào tạo để nhân viên có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN BRC FOOD 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm hợp lệ, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận BRC. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp cần điền các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận BRC cho thực phẩm

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá BRC về an toàn thực phẩm

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận BRC của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống của doanh nghiệp đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn BRC hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp có liên quan tới BRC theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp BRC của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ BRC về an toàn thực phẩm

Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn BRC được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết

Bước 6: Cấp chứng chỉ BRC về an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng

Căn cứ vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận BRC sẽ cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp. Chứng nhận BRC về an toàn thực phẩm chia thành 5 cấp độ AA (cấp cao nhất), A, B, C, D - Tùy thuộc vào số lượng và mức độ nghiêm trọng của các lỗi không phù hợp được tìm thấy trong quá trình đánh giá. Đối với các cuộc kiểm tra không báo trước, biểu tượng + được thêm vào bên cạnh xếp loại đánh giá. Chứng chỉ AA, A và B có hiệu lực trong vòng 12 tháng, chứng chỉ loại C chỉ có hiệu lực 6 tháng. Nếu đánh giá chứng nhận loại D thì không được cấp chứng nhận.

Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận sau 6 tháng hoặc 12 tháng

Sau 6 tháng hoặc 12 tháng hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 6 tháng hoặc 12 tháng tùy thuộc vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.

DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRONG NGÀY ĐÁNH GIÁ BRC

Thông báo về lịch đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ chứng nhận theo lịch đã hẹn.

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận. Ý kiến của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên của mình đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

Đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận BRC sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn BRC của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần hoàn thiện và chuẩn bị sẵn sàng tất cả những tài liệu sau:

  • Báo cáo phân tích bối cảnh tổ chức, rủi ro liên quan
  • Chính sách, mục tiêu BRC
  • Kế hoạch thực hiện mục tiêu
  • Sơ đồ tổ chức đi kèm chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan tới BRC
  • Sổ tay BRC
  • Hệ thống các quy trình liên quan tới BRC
  • Các biểu mẫu cần thiết
  • Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
  • Mô tả và hướng dẫn công việc
  • ......

Ngoài việc rà soát hệ thống tài liệu BRC, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ BRC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM?

Để hoàn thành chứng nhận BRC, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá BRC phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận BRC trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận

Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp:

  • Quy mô: Tổng số nhân sự bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
  • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ
  • Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
  • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

Như vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau, phí chứng nhận BRC sẽ khác nhau

TẠI SAO NÊN CHỌN KNA CERT 

  • Miễn phí một số dịch vụ đi kèm 
    • Đào tạo ATLĐ các nhóm
    • 01 khóa học Public về ISO 9001, ISO 14001…trong Danh sách khóa hoc Public tại KNA
    • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thứ
    • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
    • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của KNA
  • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia của KNA CERT có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp, thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho với nhu cầu của doanh nghiệp.

  • Mạng lưới đánh giá rộng lớn: KNA Cert với 2 văn phòng chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của KNA Cert có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

  • Dịch vụ Chứng Nhận hàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc các khiếu nại của khách hàng luôn được lắng nghe với cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của KNA Cert.

  • Được thừa nhận & công nhận quốc tế

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chuẩn BRC an toàn thực phẩm: TẠI ĐÂY 

  • Thông tin liên hệ: Công ty TNHH Chứng Nhận KNA
  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Chi Nhánh: Tầng 2, tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
  • Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
  • Email:   Website: www.knacert.com.vn

Video liên quan

Chủ đề