Lễ hội trong trang ở Campuchia có món ăn nổi tiếng là gì

Đa số những lễ hội truyền thống của Campuchia thường có liên quan đến các nghi lễ Phật giáo Nam tông. Chúng đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân. Ngay cả cuộc chiến tranh đẫm máu thời Khmer Đỏ cũng không thể tiêu diệt được những ngày lễ này. Nếu đi du lịch Campuchia vào thời điểm diễn ra lễ hội, du khách sẽ thấy được nhiều phong tục tập quán và tôn giáo đặc sắc của người dân địa phương.

1. Ngày Quốc khánh Campuchia (09/11)

Đây là ngày kỷ niệm độc lập của đất nước Campuchia sau khi bị thực dân Pháp đô hộ. Tượng đài độc lập nằm tại trung tâm Phnom Penh được thắp sáng ngọn lửa chiến thắng dưới sự chứng kiến của toàn thể người dân Campuchia. Ngoài ra thì cũng có một vài hoạt động văn hoá, diễu hành trên đại lộ Norodom và đốt pháo hoa vào buổi tối. Du khách có thể ghé tham quan tượng đài Độc lập trong chuyến du lịch Campuchia của mình.

2. Ngày chiến thắng chế độ Diệt chủng (07/01)

Đây là ngày lễ rất đặc biệt đối với người dân Campuchia vì nó đánh dấu sự kiện đất nước thoát khỏi nạn diệt chủng của thời Khmer Đỏ. Vào ngày này, các cuộc diễu hành thường được chính phủ Campuchia tổ chức để tưởng nhớ các nạn nhân đã mất.

3. Tết cổ truyền Chaul Chnam Thmey

Tết cổ truyền của người Khmer cũng tương tự như lễ hội Songkran ở Thái Lan và Pi Mai Lao ở Lào. Lễ hội được kéo dài 3 ngày từ 13/04 - 15/04. Trong những ngày này người Campuchia thường đổ ra đường hòa mình với không khí tưng bừng, rộn ràng và tổ chức các hoạt động đang chờ đợi bạn khám phá. Có thể du khách đã biết đến tôn giáo chính của người Khmer là Phật giáo và ngoài ra họ còn có đức tin với vị thần Tevoda. Vị Thần từ trên trời xuống hạ giới chăm lo cuộc sống ấm no của người dân ở đây.

Ngày đầu tiên (Moha Songkran): Người dân chuẩn bị cho mình bộ áo quần đẹp nhất đến thắp hương và làm lễ ở chùa. Họ quỳ lạy và khấn cầu may mắn, hạnh phúc.

Ngày thứ hai (Virak Wanabat): Người Khmer tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người vô gia cư, những gia cảnh nghèo khó để giúp họ cuộc sống tốt hơn cũng như tin tưởng vào cuộc sống ngày mai tươi đẹp.

Ngày thứ ba (Virak loeurng Sak): Người dân tiếp tục đến chùa nghe thuyết pháp, đốt đèn nhang, đưa nước ướp hương để tắm Phật. Điều này thể hiện sự tôn kính, niềm tin đối với Đức Phật đồng thời họ tin rằng sau khi gột rửa những điều không may họ sẽ chào đón một năm mới đong đầy hạnh phúc và may mắn.

Ngoài ra, vào những ngày lễ này mọi người đi thăm hỏi chúc tết lẫn nhau và nấu những món ăn truyền thống như bánh tét, bánh ngọt, hoa quả… để dâng lễ và đãi khách. 

Hòa mình vào cuộc sống của người Khmer, nếu tinh tế các du khách sẽ khám phá được một nét độc đáo về con người nơi đây. Từ những đứa bé cho đến cụ già ai cũng thích ca hát, nhảy múa trong tiết tấu, giai điệu rộn ràng, vui tươi (như múa Răm Vông, hát Dù Kê, diễn tuồng Rô Băm…). 

4. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam

Lễ hội té nước ở Campuchia có tên là Bom Chaul Chnam diễn ra vào các ngày 13-15/4 dương lịch, tổ chức cùng lúc với những ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey. Lễ hội té nước được hình thành từ xa xưa mừng một mùa lúa thu hoạch thành bội thu, người ta té nước vào nhau để hy vọng một mùa vụ mới thành công.

Vào những ngày này người dân Campuchia mang hoa tươi và lễ vật dâng lên chùa, nghe giảng kinh, thực hiện nghi thức tắm Phật, cắm cờ hoa lên bảo tháp được đắp bằng cát và đổ ra đường lấy nước tạt vào nhau như một lời chúc mừng năm mới.

5. Lễ hội Meak Bochea

Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng của người dân Campuchia. Lễ hội lớn này được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài. Thường diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm, các phật tử ăn mừng bằng cách tham gia rước nến ở một ngôi chùa gần đó.

6. Ngày Đức Phật Vesaka Bochea (17/04)

Vesaka Bochea là một ngày tưởng niệm 3 cột mốc quan trọng của Đức Phật: sinh ra, giác ngộ và đi vào cõi Niết Bàn. Các Phật tử sẽ làm lễ tại chùa và tặng thực phẩm, quần áo cho các nhà sư địa phương.

7. Lễ hội lấy ruộng

Vào ngày 6 tháng 5 hàng năm, Campuchia sẽ diễn ra lễ hội lấy ruộng. Ngày xưa lễ hội này được diễn ra tại hoàng cung, được sự quan tâm của nhà vua và tất cả người dân Campuchia, tuy nhiên thành phần quan trọng và quan tâm nhiều nhất về lễ hội này là nông dân. Khi lễ hội lấy ruộng diễn ra, người ta thường lấy con bò làm biểu tượng cho mùa vụ tiếp theo bội thu cho những người trồng lúa.

8. Sinh nhật của Đức vua Campuchia

Đức vua kỷ niệm ngày sinh nhật của mình chỉ đơn giản là cúng dường cho nhà sư và tặng đồ cho người nghèo ở Campuchia. Nhưng Chính phủ sẽ cho người dân nghỉ 3 ngày. Trên đường phố treo rất nhiều biểu ngữ và có các buổi nhảy múa để chúc mừng sinh nhật Đức vua Campuchia.

9. Ngày Tổ tiên Pchum Ben

Pchum Ben là một ngày lễ hết sức thiêng liêng với người dân "xứ chùa Tháp". Vào ngày này, họ thường đến thăm ít nhất 7 ngôi chùa để cúng cầu an cho người thân đã mất và thắp nến dẫn đường cho các linh hồn. Người Khmer cũng rải gạo trên sân xung quanh chùa để những linh hồn tổ tiên có thể ăn được.

10. Lễ hội đua thuyền

Lễ hội đua thuyền diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trên sông Mekong của thủ đô Phnom Penh. Đây là lễ hội để tưởng nhớ đến những người lính biển đã hi sinh để xây dựng thánh đường Angkok.

Trên đây là 10 lễ hội truyền thống lớn nhất của Campuchia, mỗi lễ hội mang một nét riêng, tạo ra nhiều điều thú vị cho các du khách đến đây du lịch. Để hiểu rõ hơn văn hóa của đất nước này, du khách hãy tham gia tour du lịch Campuchia của Viet Viet Tourism để cùng tham gia và trải nghiệm các lễ hội hấp dẫn, thú vị cùng người dân bản xứ nơi đây nhé!

Campuchia là một đất nước có nền văn hóa ẩm thực đặc trưng và tinh túy của phương Đông, chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Hoa và Ấn Độ. Các món ăn của người Khmer nổi tiếng với hương vị đậm đà, nguyên liệu khác lạ, bên cạnh đó cũng không kém phần lạ mắt và độc đáo. Cùng điểm danh top 8 đặc sản Campuchia bạn nhất định phải thử cùng Vntrip.vn nhé.

Đặc sản Campuchia

Cá hấp Amok

Cá hấp Amok là một món ăn truyền thống độc đáo của người Campuchia. Đây là món ăn được chế biến rất công phu và tinh tế. Bên cạnh các thành phần phong phú, nguyên liệu chính dùng để làm nên món này là cá lóc vùng biển hồ Campuchia hoặc cá trê nhưng ngon nhất vẫn là cá quả tươi.

Bên cạnh đó còn có những loại hương vị đặc trưng có 1-0-2 như khượng, nước cốt dừa, trứng, đường thốt nốt, mắm prohock và ít lá chùm ruột (hoặc lá ngót). Cá tươi được nấu với nước cốt dừa và kroeung – một kiểu sốt cà ri của người Kmer, gồm sả, rễ nghệ, tỏi, hẹ tây, gừng. Cá hấp Amok thường được bày trí trong “bát” làm từ lá chuối.

Cơm thịt heo (Bai sach chrouk)

Bai sach chrouk hay còn gọi là cơm thịt heo là món ăn rất đơn giản nhưng ngon tuyệt, phổ biến và là đặc sản Campuchia. Món cơm thịt heo gồm có đĩa cơm dẻo thơm, nóng hổi, bên trên có thịt heo thái mỏng ướp nước cốt dừa và tỏi, nướng từ từ trên than hồng để giữ được vị ngọt tự nhiên. Kèm theo đó là dưa chuột và củ cải, gừng và một bát nước dùng gà với hành tươi và hành khô phi thơm nức mũi.

Cà ri đỏ Khmer

Cà ri đỏ Khmer là món ăn khá cay trong nền ẩm thực của xứ sở chùa tháp Campuchia. Thường được dùng trong các dịp lễ đặc biệt như cưới hỏi, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo hoặc ngày tổ tiên… Món ăn này thường được làm từ thịt bò, thịt gà hoặc cá, với cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và ớt kroeung. Cà ri đỏ thường được ăn kèm bánh mì.

Bún cà ri (Nom banh chok)

Bún cà ri (Nom banh chok) được xem là món ngon đặc sản Campuchia, chứa đựng quốc hồn quốc túy của đất nước chùa tháp. Du lịch Campuchia bạn dễ bắt gặp những gánh hàng Nom banh chok đang nghi ngút khói, một đầu là rổ đựng rau tươi, gồm hoa chuối, đu đủ, ngó sen, đậu đũa, cần ta, một ít rau thơm, lá bạc hà, chanh và ớt. Tất cả được đậy lại bằng lá sen lớn, đầu kia là vại nước sốt cà ri cá trắng, bùi béo, ngọt đậm đà, tỏa mùi thơm rất hấp dẫn.

Cua rán tiêu đen (Kdam chaa)

Theo kinh nghiệm du lịch Campuchia thì bạn nhất định phải thử món cua rán – đặc sản Campuchia ở thị trấn Kep. Chợ cua nổi tiếng nơi đây được biết đến với món cua rán cùng tiêu đen Kampot. Tỉnh Kampot ở miền Nam Campuchia nổi tiếng với hải sản và những trang trại trồng tiêu đen bạt ngàn. Cua tươi được rán cùng các nhánh tiêu tươi, tạo ra hương vị đặc biệt thơm ngon.

Lạp Khmer

Món Lạp Khmer là tên gọi của món gỏi bò Khmer, đây là món ăn được yêu thích bởi hương vị chua cay hấp dẫn, dễ làm đồ nhấm nháp cùng bạn bè. Lạp Khmer được chế biến bằng cách thái lát mỏng thịt bò hoặc ướp thịt bò tái với nước cốt chanh, trộn cùng với sả, hành khô, tỏi, nước mắm và các loại rau thơm.

Mực nướng (Ang dtray meuk)

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món mực nướng Ang dtray meuk thơm ngon và tươi sống tại các thành phố ven biển như Sihanouk hay Kep. Mực tươi được bắt từ sớm sau đó được tẩm ướp với nước chanh hoặc nước mắm, sau đó nướng trên xiên que tre. Món mực nướng ăn kèm cùng nước tương với tiêu Kampot, một loại nước chấm đặc trưng của Campuchia, làm từ tỏi, ớt tươi, nước mắm, nước cốt chanh và đường.

Kiến cây đỏ xào thịt bò

Khi đi du lịch ở Campuchia, chắc chắn bạn sẽ thấy những món ăn côn trùng được chế biến khá nhiều và độc đáo ở đất nước này. Các món ngon đặc sản Campuchia làm từ côn trùng từ đó cũng nổi danh trên thế giới. Nhưng độc đáo nhất phải kể đến món Kiến cây đỏ xào thịt bò và rau húng quế.

Kiến cây đỏ có nhiều kích cỡ từ khoảng 2-3cm, sẽ được xào chung với gừng, sả, tỏi, hẹ tây và thịt bò xắt lát mỏng. Món ăn mang một hương vị độc đáo bởi vị chua tinh tế do kiến tiết ra và thấm vào thịt bò. Món ăn này thêm phần ngon miệng khi dùng kèm với cơm.

Trên đây là tổng hợp top 8 món ăn đặc sản Campuchia bạn nhất định phải thử theo kinh nghiệm du lịch Campuchia của Vntrip.vn chia sẻ.

Tin liên quan

Đảo Koh Rong – “Thiên đường biển nơi hạ giới” ở Campuchia

Đảo Song Saa – Thiên đường “Maldives Campuchia” ngay sát Việt Nam

Khám phá đền Angkor Wat – Kỳ quan thế giới ở Campuchia và những điều độc đáo có thể bạn chưa biết

Video liên quan

Chủ đề