Bố nguyễn xuân phúc là ai

 

   1. Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC

   2. Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1954

   3. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

   4. Nơi đăng ký thường trú: phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

   5. Dân tộc: Kinh

   6. Tôn giáo: không

   7. Trình độ hiện nay:

   - Giáo dục phổ thông: 10/10;

   - Chuyên môn, nghiệp vụ: là cử nhân kinh tế Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978);

   - Ngoại ngữ: Anh văn B, Nga văn B;

   8. Nơi làm việc: Văn phòng Chính phủ

   9. Ngày vào Đảng: 12/05/1982; ngày chính thức: 12/11/1983;

   10. Là Ủy viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII; Là Ủy viên Bộ Chính trị các khoá XI và XII

   11. Là đại biểu Quốc hội khoá XI và XIII

   12. Là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2011

   TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

   1966 - 1968: Lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền bắc đào tạo.

   1968 - 1972: Học phổ thông; Bí thư Đoàn trường cấp III.

   1973 - 1978: Sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn.

   1978 - 1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

   1979 - 1993: Chuyên viên; Phó Văn phòng; Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Đảng ủy cơ quan; Đảng ủy viên Đảng ủy khối dân chính đảng Quảng Nam - Đà Nẵng khoá 1 và khoá 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính quốc gia.

   1993 - 1996: Giám đốc Sở Du lịch, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng khoá 15 và khoá 16. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

   1997 - 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 17 và khoá 18; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 6; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.

   2001 - 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 18; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá 6; Đại biểu Quốc hội khoá XI; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI. Kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

   2004 - 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 19; Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam khoá 7; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 7; Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI.

   3/2006 - 5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

   6/2006 - 8/2007: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khoá XI.

   8/2007 - 01/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X); Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

   01/2011 - 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị (khoá XI); Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

   8/2011 - đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị (khoá XI và khoá XII); Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…

   Ngày 07/4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII, được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ. 

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Bố tập kết ra Bắc, mẹ bị địch sát hại khi mới 12 tuổi, ông Nguyễn Xuân Phúc lớn lên cùng chị gái trong sự đùm bọc của xóm giềng. 

Tìm về quê hương của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lắng nghe câu chuyện "'tuổi thơ dữ dội" của ông mới hiểu được phần nào về vị lãnh đạo có vẻ ngoài chân chất ấy. Ông Nguyễn Xuân Phúc quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Khi còn nhỏ, ông sống cùng mẹ và các anh, chị em, theo học tại trường làng ở quê nhà. 

Trong ký ức của những người bạn học thuở ấy, ông Nguyễn Xuân Phúc là một người thông minh, hiền lành, dễ mến và sống hòa đồng cùng mọi người.

Ông Võ Ngọc Hoàng chia sẻ những kỷ niệm với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Kể về người bạn thuở thiếu thời, ông Võ Ngọc Hoàng (SN 1953, thôn Hương Quế Tây, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, ông là bạn học của ông Nguyễn Xuân Phúc thời lớp 1, lớp 2 ở trường làng. Những năm 1965 – 1966 ông Hoàng cùng ông Phúc tham gia đội Thanh thiếu niên tiền phong tại quê nhà.Trong trí nhớ của ông Hoàng thì khi còn nhỏ, ông Nguyễn Xuân Phúc là một người có hoàn cảnh khá đặc biệt, từ nhỏ đã phải sống xa bố (bố ông Phúc được tập kết ra Bắc từ những năm 1954), ở nhà chỉ có mẹ và các anh chị em khác.Ông Nguyễn Xuân Phúc là con út nên mọi người vẫn hay gọi là Bảy (người Quảng Nam gọi người đầu là thứ 2 chứ không gọi là thứ nhất). Năm 1965, sau trận càn của địch hòng chiếm lại vùng giải phóng, chị gái tên Nguyễn Thị Phụng của ông Phúc tham gia du kích và hi sinh tại núi Hồn Cát. Mẹ ông Nguyễn Xuân Phúc sau đó cũng bị địch sát hại vào năm 1966 khi chúng phát hiện bà lập căn cứ nuôi dưỡng các cán bộ cách mạng nằm vùng, khi ấy ông Nguyễn Xuân Phúc mới 12 tuổi. 

Sau khi mẹ mất, ông Nguyễn Xuân Phúc sống cùng chị gái, đồng thời được bà con xóm làng cưu mang đùm bọc đến khi tập kết ra Bắc vào khoảng những năm 1967 - 1968. 

Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại xã Quế Phú có ghi danh mẹ và chị gái của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Chia sẻ về ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Ngọc Hoàng nói: “Thủa nhỏ khi học cùng lớp và sinh hoạt tại đội Thanh thiếu niên tiền phong, tôi thấy ông Phúc là người thông minh, hiền lành và sống hòa đồng với mọi người. Nói chung là một người rất tuyệt vời. 

Ngay cả sau này khi trở thành cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước khi về quê ông Phúc vẫn thể hiện là một người sống có tình có nghĩa. Điều này khiến nhân dân địa phương rất khâm phục và quý mến”. 

Ông Hoàng nhớ nhất là dịp 30/4/2011, khi ấy ông Nguyễn Xuân Phúc vừa được bầu làm Phó Thủ tướng Chính Phủ và có về thăm lại quê hương, dâng hương lên các anh hùng liệt sĩ và tham gia buổi gặp mặt anh em kháng chiến tại địa phương.Khi về đến quê, ông Nguyễn Xuân Phúc có gặp đám tang một người dân nên đã lấy một phần quà vào phúng, điếu người đã khuất trước khi đi thắp hương tại nhà bia tưởng niệm liệt sĩ. Tại buổi gặp mặt anh em kháng chiến ở địa phương, ông Nguyễn Xuân Phúc không quên dặn dò: “Anh em đồng chí gặp mặt là vui nhưng không nên ca hát kẻo ảnh hưởng đến đám tang”.

“Hành động này của đồng chí Phúc khiến bản thân tôi và nhân dân rất nể phục. Dù là lãnh đạo cấp cao, sống xa quê đã lâu nhưng ông vẫn không quên tình làng nghĩa xóm.

Ông Võ Ngọc Hoàng chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Xuân Phúc trong một dịp gặp mặt.

Sau này, dù tập kết ra Bắc từ rất sớm, nhưng ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn thường xuyên về thăm quê hương khi có cơ hội, người dân xã Quế Phú nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung vẫn luôn nhớ về ông như một người lãnh đạo chất phác, một người bà con giản dị của đồng bào Quảng Nam”, ông Võ Ngọc Hoàng bày tỏ.

Theo VTC News

Video liên quan

Chủ đề