Binclin tơn xin lỗi vụ thảm sát mỹ lai

Lời xin lỗi của ông William Calley (nói với giọng nhẹ và đôi khi đứt quãng) đã được đăng tải trên tờ Columbus Ledger-Enquirer tại Columbus, bang Georgia, Mỹ khi cựu Trung uý William Calley có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Kiwanis ở Georgia hôm 19/8 vừa qua (theo giờ địa phương).

Ông William Calley, 66 tuổi, từng bị kết án vì tội giết hại 22 người trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai năm 1968. Được biết, có 504 dân thường, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã bị giết hại dã man trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai cách đây 41 năm.

Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Bà Đỗ Thị Tuyết vẫn chưa hết bàng hoàng, kinh sợ khi kể về vụ thảm sát mà mình chứng kiến tận mắt - tất cả mọi người trong gia đình tôi đều bị giết hại trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Khi đó bà Tuyết mới 8 tuổi và bị ném vào một cái hào đầy xác người chết.

Theo giới truyền thông, năm 1971, cựu Trung uý William Calley đã bị kết án tù chung thân và là người duy nhất bị đưa ra xét xử trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai năm 1968. Nhưng sau đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã giảm án và cho ông William Calley được giam tại gia trong 3 năm.

Sau khi được thả, ông William Calley sống tại Columbus và làm việc trong một cửa hàng trang sức của bố vợ trước khi chuyển tới Atlanta cách đây mấy năm.

Ông William Calley ít xuất hiện trước công chúng và thường xuyên từ chối tiếp xúc với giới truyền thông mỗi khi họ đề cập tới "sự kiện Mỹ Lai". Tuy nhiên, sau 41 năm giữ im lặng, cuối cùng ông William Calley cũng lên tiếng xin lỗi các nạn nhân trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai.

Bức ảnh gây sốc cả thế giới.

Mặc dù không phủ nhận đã tham gia vụ thảm sát tại Mỹ Lai, nhưng ông William Calley, nguyên Trung uý thuộc Đại đội Charlie của Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ vẫn luôn cho rằng, chỉ làm theo lệnh của Đại uý Ernest Medina, cấp trên trực tiếp của mình.

"Tất cả đều ngỡ ngàng khi nghe điều này từ ông ấy lần đầu tiên trong 40 năm", Al Flemming, bạn của William Calley, người đã mời cựu Trung uý phát biểu, cho biết.

Al Fleming và Lennie Pease, Chủ tịch Câu lạc bộ Kiwanis cho biết, ông William Calley xin lỗi ngay đầu bài phát biểu ngắn trước khi trả lời các câu hỏi. Ông William George Eckhardt, nguyên công tố viên chính trong "vụ án Mỹ Lai" cho biết, chưa bao giờ nghe William Calley xin lỗi về việc này.

Được biết, ngày 17/3/1970, toà án Mỹ đã buộc tội 14 sĩ quan, bao gồm cả Thiếu tướng Samuel W. Koster, sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 23 về việc che giấu thông tin liên quan tới "sự kiện Mỹ Lai". Nhưng phần lớn các lời buộc tội sau đó đã bị hủy bỏ. Và chỉ có một mình cựu Trung uý William Calley bị kết án tại phiên toà hôm 10/9/1971 với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng bừa bãi.

Sau khi "sự kiện Mỹ Lai" được phơi bày hơn một năm sau đó, vụ việc đã trở thành một vết nhơ đối với hình ảnh của quân đội Mỹ. Hành động của quân đội Mỹ ở Mỹ Lai không những khiến người dân Mỹ bị sốc, mà còn làm thay đổi thái độ của họ đối với cuộc chiến phi nghĩa này.

"Sự kiện Mỹ Lai" cũng mở ra một bước ngoặt lớn trong suy nghĩ của người dân trên khắp thế giới về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam.

Thế giới cũng công nhận vụ thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ đã gây ra trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam. Phóng viên nổi tiếng thế giới Seymour Hersh là người đưa tin về vụ thảm sát Mỹ Lai sau khi có nhiều cuộc nói chuyện với William Calley

Lần đầu tiên sau hàng chục năm im lặng, tuần qua, cựu trung uý Mỹ William Calley – người duy nhất bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai, đã công khai nói lời xin lỗi...

Cựu trung uý Mỹ William Calley(ảnh Internet)

Lần đầu tiên sau hàng chục năm im lặng, tuần qua, cựu trung uý Mỹ William Calley – người duy nhất bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai, đã công khai nói lời xin lỗi.

"Không có ngày nào qua đi mà tôi không cảm thấy ân hận về những gì xảy ra hôm đó ở Mỹ Lai" - Calley phát biểu trong cuộc nói chuyện ở Columbus, bang Georgia. Giọng ông ta bắt đầu vỡ vụn khi nói thêm: "Tôi cảm thấy thương xót cho những người Việt đã bị giết, cho gia đình họ, cho những lính Mỹ liên quan và người thân của họ. Tôi rất xin lỗi".

Cuộc nói chuyện diễn ra hôm 19.8, nhưng do số người nghe bị hạn chế nên đến hôm 22.8 những lời này mới được công bố.

Lâu nay, Calley từ chối mọi cuộc phỏng vấn về đề tài này. Nhưng tại Columbus, sau vài lời nói ngắn gọn về sự kiện, ông ta đã đồng ý trả lời một số câu hỏi. Calley vẫn nhắc đi, nhắc lại rằng những gì ông ta làm là theo lệnh của cấp trên. Lúc đó, người ta nói, nếu để cho người dân làng nào sống sót, lính của Calley có thể bị phục kích. Khi được hỏi về thương vong của lính Mỹ hôm đó, Calley cho biết có 2 lính Mỹ bị thương, nhưng không phải do đối phương. "Họ không kịp làm gì" - Calley nói.

Sau vụ Mỹ Lai (mà theo số liệu của phía Mỹ, có khoảng 304 đến 547 dân thường không vũ trang bị thảm sát), quân đội Mỹ phủ nhận sự việc, còn sau đó thì làm giảm nhẹ sự kinh hoàng của nó và nói rằng hầu hết những người bị giết là Việt cộng. Nhưng tháng 11.1969, nhà báo Mỹ Seymour Hersh phát giác những gì đã thật sự xảy ra, Calley bị đưa ra xét xử trước toà án binh và bị kết tội giết người.

Calley bị kết án tù chung thân, nhưng chỉ sau 3 năm được trả tự do và chịu lệnh quản thúc tại gia nhờ sự can thiệp của đích thân Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Chủ đề